» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại


English and French
Tìm kiếm
 Tình hình thời tiết
Hà Nội28°C
Hải Phòng27°C
Huế23°C
TP Hồ Chí Minh31°C
Ðà Nẵng23°C
 Số lượt truy cập

81207932

Tư liệu
▪ Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
▪ Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
▪ VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
▪ Mực nước trạm sông đốc, bờ biển tây và bán dảo Cà Mau.[20/12/21]
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Lại nói về quy trình xả nước của thủy điện.[20/10/16]
Lũ lụt đã làm cho miền Trung không chỉ bị chia cắt, chịu tổn thất mất mát lớn về tài sản mà còn gây thiệt hại to lớn về sinh mạng của người dân

LẠI NÓI VỀ QUY TRÌNH

XẢ NƯỚC CỦA THỦY ĐIỆN

 

Tô Văn Trường

 

Lũ lụt đã làm cho miền Trung không chỉ bị chia cắt, chịu tổn thất mất mát lớn về tài sản mà còn gây thiệt hại to lớn về sinh mạng của người dân. Ở miền Trung sông ngắn, dốc, hầu hết các đập thủy điện không có dung tích phòng lũ cho hạ du, quy trình vận hành liên hồ chứa và công tác dự báo lưu lượng nước đến các hồ còn nhiều bất cập.

Năm nay, miền Trung đặc biệt là Hà Tĩnh, Quảng Bình, người dân phải gồng mình gánh chịu thảm họa do lũ lớn gây ra phá hủy cơ sở hạ tầng, làm nhiều người bị rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”, đặc biệt là cướp đi nhiều sinh mạng của người dân vô tội. Công luận lại sục sôi cho rằng ngoài thiên tai lại có “nhân tai” do việc xả nước cấp tập của thủy điện Hố Hô.

Theo giới chức địa phương thì thủy điện Hố Hô xả lũ không đúng quy trình, khiến người dân hạ lưu chịu cảnh ngập nặng. Trong khi đó, chủ đầu tư cho rằng “Hồ thủy điện dung tích 38 triệu m3  , nước đổ về thời điểm đó khoảng 1.800 m3/s, nếu không xả thì lòng hồ tăng lên 7 triệu m3 nước, nguy cơ mất an toàn đập rất cao?

Quy trình xả lũ của hồ thủy điện thì tùy theo từng loại công trình. Công trình là đập dâng thì nước về đến đâu xả đến đó. Loại công trình có dung tích phòng lũ thì trước khi lũ về, phải đưa hồ về mực nước đón lũ (để tạo dung tích cắt lũ) giảm lũ cho hạ du.

Quy trình xả lũ thủy điện là quy trình được tính toán để quy định mực nước lũ thiết kế (mực nước ứng với lũ thiết kế đảm bảo an toàn đập và hạ du), mực nước lũ kiểm tra thường được tính để đảm bảo an toàn hồ, đập. Dung tích chống lũ cho công trình là dung tích tính từ mực nước dâng bình thường đến mực nước lũ thiết kế.

Trong quy trình sẽ quy định rõ, căn cứ vào mực nước hiện tại trong hồ, mực nước hiện tai hạ du, dự báo diễn biến mực nước hạ du, dự báo lượng nước đến hồ… ở mức độ nào, thì hồ phải đưa mực nước về mực nước trước lũ, trường hợp này là để tạo dung tích cắt giảm lũ cho hạ du. Quy trình cũng chỉ rõ khi mực nước hồ đạt đến mức độ nào đó, mà nước từ thượng lưu tiếp tục về hồ thì phải mở tràn xả lũ để đảm bảo an toàn cho công trình. Trong quy trình cũng phải chỉ rõ các phương án phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong việc cảnh báo, thông báo việc xả lũ bao gồm cả thời gian xả và lượng xả dự kiến. Các phương án xử lý tình huống ở hạ du được quy định trong Quy trình đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ. Quy trình này quy định rõ các phương án phối hợp, thông tin, cảnh báo, thông báo, di dân… đối với từng cấp độ xả lũ của thủy điện.

Đập thủy điện Hố Hô nhỏ nhưng cao, về quy mô đập dài 102m, bề mặt rộng 5m, nhưng lại cao tới 50m. Về địa thế, đập nằm ở phía cuối của sườn núi, trước khi sông đổ xuống đồng bằng, đây là vị trí hứng chịu lượng nước lớn và nhanh từ thượng nguồn sông Ngàn Sâu (trên diện tích lưu vực 278,6 km2). Như vậy, Hố Hô sẽ chịu rất nhiều nguy hiểm khi lũ lớn ở thượng nguồn đổ về.

Đây không phải là lần đầu tiên, hồ thủy điện Hố Hô bị đe dọa đến an toàn công trình. Nhớ lại, năm 2010, trận lũ ngày 3/10 xả ra khi lượng mưa thượng nguồn tương đương với năm nay (2016), cửa van cống thoát nước không mở được do mất điện, dẫn tới mực nước hồ cao hơn 2m so với đỉnh đập (+72m) gây sạt lở nhà máy, ngập lụt diện rộng ở hạ du. Năm 2010, nước lũ về nhanh, tất cả 3 cửa van cung đã được mở hoàn toàn vào lúc 15h ngày 2/10 khi mực nước trong lòng hồ đã đạt cao trình 65,35 m và lưu lượng xả qua tràn là 1.400 m3/s. Do việc xả này nên giữ được an toàn đập và nhà máy, nhưng khiến hàng trăm mét bờ kè bê tông dọc chân đập nhà máy (vừa được xây dựng sau trận lũ lịch sử năm 2010) bị cuốn sập.

Đợt lũ 14/10/2016  vừa qua, lưu lượng về hồ ổn định ở mức 1600 m3/s đến 1800m3/s trong suốt 7 giờ, nếu không xả lũ thì chỉ sau khoảng 1 tiếng tiếp theo, hồ có nguy cơ bị tràn, và sự cố như năm 2010 hoặc nhẹ hơn như năm 2013 là có thể xẩy ra. Nếu không xả kịp mà xảy ra vỡ đập, 32 triệu m3 nước còn lại trong lòng hồ đổ xuống thì sẽ càng gây thêm tai họa cho vùng hạ du.

 

Tuy nhiên, không thể phủ nhận trách nhiệm khiếm khuyết của việc vận hành thủy điện Hố Hô. Trước hết, ở đây là do công tác dự báo quá kém nên đến 17h30 ngày 14/10 khi lũ về 1700m3/s hồ vẫn tích nước, đến 18h30 cùng ngày khi lũ về 1843m3/s (đỉnh lũ) thì hồ đã đầy nên không tích được lũ nữa, bắt buộc họ phải xả (nếu không xả thì không an toàn cho công trình). Nói cho rõ hơn hồ chưa đầy, mực nước hồ mới chỉ 67, 8m còn 2,2m nữa mới đầy mà đã xả nước vội, do sợ đe dọa an toàn công trình.

Vấn đề là hồ đáng lẽ phải tích nước để cắt lũ cho hạ du khi gặp đỉnh lũ thì chuyển sang xả nước. Đây là thời điểm nhạy cảm và phải xem xét hồ đã thực hiện đúng theo Quy trình đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ hay chưa (không phải chỉ riêng quy trình xả lũ).

Vì vậy, ở đây nếu dự báo tốt thì khi gặp đỉnh lũ mà hồ chưa đầy sẽ điều tiết giảm được lũ cho hạ du. Vấn đề là hồ đang tích để cắt lũ cho hạ du thì chuyển sang xả nước. Đây là thời điểm nhạy cảm và phải xem xét hồ đã thực hiện đúng theo Quy trình đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ hay chưa (không phải chỉ riêng quy trình xả lũ).

Mực nước dâng bình thường của hồ là 70m. Trong khi chưa đạt tới mà đã xả, nhất là vào lúc 18 giờ 30 mực nước hồ mới đạt 67 m đã xả khá lớn Q xả = Q đến hồ (từ 18giờ 30 đến 3 giờ ngày 15/10 đúng vào ban đêm, , thông tin xả lũ đến với đại chúng còn chậm nên người dân không kịp trở tay).

Trong khi đó, cộng thêm lưu lượng xả qua máy phát điện, vì tổng lưu lượng xả lớn hơn Q đến hồ nên mực nước thượng lưu hồ từ 76m hạ xuống 64,6m (lúc 3 giờ ngày 15/10). Đây là việc làm gia tăng lũ hạ du. Nếu dự báo tốt lũ đến hồ, chắc chắn hồ sẽ dành được dung tích khoảng 6 triệu m3 để cắt đỉnh lũ hỗ trợ cho hạ du và chỉ xả bằng lũ đến khi hồ đạt mực nước dâng bình thường 70m như trong thiết kế.

Báo chí mới tập trung đánh giá phê phán thủy điện Hố Hô, nhưng chưa nêu trách nhiệm của chính quyền địa phương và những người có trách nhiệm trong công tác phòng chống lụt bão, thiên tai. Ở đây, cần xét đến tính chủ động trong việc phòng chống lũ lụt, có phương án linh hoạt trong việc cảnh báo, trợ giúp người dân trong mọi tình huống bất thường của thiên tai, kể cả “nhân tai” như thủy điện xả lũ. Hồ xả lưu lượng khoảng 1800m3/s chắc chắn phải được tính đến trong phương án đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ (năm 2013 đã xả 1400m3/s, năm 2010 lũ đã qua tràn thì lớn hơn mức này). Còn nếu không được tính đến thì đây là lỗi của người lập và người phê duyệt các phương án này.

Qua các thông tin đại chúng trong những ngày qua, người dân thấy hình ảnh các vị lãnh đạo trung ương và địa phương rất tích cực có mặt tại các điểm nóng để ứng cứu người dân. Nhưng đó là khi nước lũ đã ngập đến lưng chừng hoặc đã đến nóc nhà, còn trước đó, ai đưa người dân đi tránh lũ trước khi lũ về?. Điều này, cho thấy chúng ta chưa chủ động trong dự báo khí tượng, thủy văn, chưa thực sự tính được hết các trường hợp lũ xảy ra để có thể chủ động đảm bảo an toàn cho người dân, và thủy điện cũng chưa tìm ra được phương án tốt hơn mỗi khi ứng phó với lũ. Địa phương chưa xây dựng được phương án di dân khẩn cấp khi mưa lũ lớn.

Thủy điện Hố Hô đã có bài học năm 2010, hồ thì không thể tăng thêm dung tích để không phải xả, nhưng con người, kể cả những người vận hành thủy điện và những người lãnh đạo địa phương, thì hoàn toàn có thể rút kinh nghiệm, không thể để năm nào mưa lũ về “đến hẹn lại lên” cũng đổ tại thiên nhiên, thủy điện.

Biện pháp cấp bách đối với miền Trung là rà soát lại quy hoạch hạ tầng cơ sở theo thứ tự ưu tiên là an toàn công trình, cắt giảm hoặc chống lũ cho hạ du, đảm bảo nhu cầu dùng nước tối thiểu cho hạ du và phát điện. Thông tin đầy đủ,  kịp thời đến người dân về quy trình, thời gian xả lũ. Cần phải tăng cường đẩy mạnh khoa học công nghệ, nâng cao độ chính xác của công tác dự báo để các hồ chứa cần phải duy trì mực nước trước lũ (dung tích phòng lũ) trong một thời kỳ. Tăng cường hệ thống quan trắc và chất lượng dự báo khí tượng thủy văn cho hồ, hoàn thiện quy trình vận hành liên hồ chứa của các lưu vực sông và các giải pháp chủ động ứng phó với thiên tai.

 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Đóng góp ý kiến về bài viết này!
Tên bạn đọc
 
Địa chỉ email phản hồi
 
Tiêu đề
 

Ý kiến bạn đọc   
Tập tin đính kèm
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Quảng cáo










Liên kết
▪ Hội đập lớn thế giới
▪ Các Hội đập lớn trên Thế giới
▪ Một số trang web của hội viên tập thể