» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại


English and French
Tìm kiếm
 Tình hình thời tiết
Hà Nội28°C
Hải Phòng27°C
Huế23°C
TP Hồ Chí Minh31°C
Ðà Nẵng23°C
 Số lượt truy cập

81271495

Tư liệu
▪ Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
▪ Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
▪ VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
▪ Mực nước trạm sông đốc, bờ biển tây và bán dảo Cà Mau.[20/12/21]
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Chuyện trò về thủy điện.[02/05/17]
GS.TSKH.Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam trả lời Phóng viên báo ‘Người Đô Thị’.

Chuyện trò về thủy điện


GS.TSKH.Phạm Hồng Giang,

Chủ tịch Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam

trả lời Phóng viên báo ‘Người Đô Thị’.

Thủy điện Lai Châu

1/. Công trình thủy điện Lai Châu đạt những tiêu chí nào để Tổng hội Xây dựng Việt Nam đề cử với Hội đồng Điều phối Xây dựng châu Á (Asian Civil Engineering Coordinating Council - ACECC) và Công trình thủy điện Lai Châu được trao giải “Dự án Xây dựng” ACECC 2016?

Trả lời: Thủy điện Lai Châu đã được nhận giải thưởng ‘Dự án Xây dựng’ xuất sắc tại Hội nghị khoa học lần thứ 7 (CECAR7) năm 2016 của ACECC tại Hawai (Hoa Kỳ) theo đề cử của Tổng hội Xây dựng Việt Nam. Lý do đề cử có thể tóm tắt là:

·      Dự án Thủy điện lớn với công suất 1200 MW, đập được xây dựng bằng bê tông đầm lăn (RCC) cao nhất tại Việt Nam (142m), góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

·      Tập  thể chuyên gia, kỹ sư, công nhân Việt Nam đã hoàn toàn tự mình làm chủ công nghệ mới ứng dụng trong thiết kế 3D, có tính toán giải pháp kháng chấn đảm bảo an toàn trong vùng động đất mạnh ở nước ta,  xây dựng đập RCC đạt tiến độ lên đập cao (27,3m/ngày),cải tiến hạng mục tràn xả lũ, sử dung trạm phân phối điện GIS, …

2/. Ở góc độ xây dựng, ông hài lòng nhất điều gì ở công trình thủy điện Lai Châu?

Trả lời: Đây là công trình lớn do ta tự thiết kế, thi công với nhiều sáng tạo và áp dụng công nghệ mới, vượt qua những khó khăn do địa hình hiểm trở và giao thông nhiều trở ngại, hoàn thành công trình sớm 1 năm mang lại hiệu quả cao. 

3/. Theo ông, công trình thủy điện Lai Châu đã có đóng góp gì vào thành tựu của ngành xây dựng Việt Nam và phát triển kinh tế?

Thủy diện Lai Châu cung cấp sản lượng điện 4,7GWh mỗi năm. Ngoài việc phát điện, hồ chứa có dung tích 1,2 tỷ m3 góp phần điều hòa tăng sản lượng điện tại các bậc thang thủy điện dưới hạ du như Sơn La, Hòa Bình,…và điều hòa nguồn nước, giảm nhẹ lũ cho vùng đồng bằng dưới hạ du.

Thủy điện Lai Châu được giới thiệu đầy đủ hơn trong chuyên mục ‘Đập ở Việt Nam’ trên website www.vncold.vn.

4/.Bên cạnh những lợi ích hiển nhiên ở nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội do khai thác, sử dụng tài nguyên nước do các thủy điện mang lại, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong quy hoạch phát triển, trong xây dựng hồ chứa, trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng xâm hại môi trường; tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, mất an toàn, gây lũ nhân tạo, gây hạn hán thiếu nước giả tạo, có khi dẫn tới thảm họa do vỡ đập, đã có trường hợp dẫn đến thiệt hại lớn về người và tài sản, hủy hoại tài nguyên và làm suy thoái môi trường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân vùng hạ du nói riêng và nhân dân vùng bị ảnh hưởng nói chung…Quan điểm của ông về xây dựng các công trình thủy điện ở Việt Nam và làm sao khắc phục được những bất cập đó?

Trả lời:Hiện nay người ta đổ lỗi cho thủy điện bởi nhiều lý do khác nhau. Nhưng về bản chất, thủy điện không có lỗi gì. Thế giới đánh giá đây là nguồn năng lượng tái tạo sạch. Ở Việt Nam thủy điện chiếm tới 30 – 35% lượng điện cung cấp. Thử hình dung cứ qua hai ngày thì lại có một ngày bị cắt điện, cuộc sống người dân sẽ bị ảnh hưởng, khổ sở thế nào, rồi phát triển kinh tế xã hội ra sao nữa. Vai trò của thủy điện trong an toàn năng lượng quốc gia ở nước ta là rất cao. Còn ở thế giới, có những nước như Na Uy có tới 98% nguồn điện là từ thủy điện dù họ có nguồn dầu rất phong phú ở ngoài biển. Trước đây, họ chỉ chú ý tới làm thủy điện lớn còn hiện nay làm vừa và nhỏ. Không đâu có nguồn thủy năng mà người ta lại bỏ qua.

Về tác động tới môi trường thì công trình thủy điện cũng như bất cứ các loại công trình hạ tầng khácđều làm thay đổi môi trường, có những thay đổi tich cực, hệ sinh thái có trạng thái cân bằng mới tốt hơn để phục vụ cuộc sống của con người và cũng có nơi có thể có những hậu quả tiêu cực. Phần lớn các  hồ chứa, nhất là ở các nước phát triển, đều được khai thác tổng hợp thành nơi nghỉ dưỡng có cảnh quan đẹp và không khí trong lành. Về ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thì khi chuẩn bị dự án cần phải nghiên cứu kỹ và có biện pháp chủ động khắc phục.

Ở Việt Nam, các thủy điện lớn (công suất lớn hơn 500MW) không có những biểu  hiện đáng ngại. Đó là vì khi thiết kế đã huy động được các chuyên gia giỏi, khi thi công đã lựa chọn các nhà thầu nghiêm túc và có kinh nghiệm, khi quản lý có qui trình được giám sát chặt chẽđể tiến tớisử dụng nguồn nước đạt hiệu quả tổng hợp.

Thế còn thủy điện nhỏ thì sao? Ở các nước, do quản lý tốt nên thủy điện nhỏ không hề gây ra những phiền toái và thiệt hại làm cho người dân ở địa phương phẫn nộ, lên án như ở nước ta. Thực ra, thủy điện nhỏ (mỗi trạm dưới 20MW) có tổng công suất không đáng là bao so với những thủy điện lớn, cũng không đóng góp gì đáng kể cho việc phòng tránh lũ, chỉ có ý nghĩa tận thu thủy năng của các sông suối nhỏ.  Nhưng do quản lý kém, nên có rất nhiều lỗ hổng. Các chủ đầu tư đều là doanh nhân chỉ quan tâm đến khâu thu lợi. Khảo sát, thiết kế qua loa, báo cáo tác động môi trường cốt chiếu lệ, không để ý gì đến đời sống của người dân địa phương,... Nhiều dự án được ký duyệt ào ào rồi xoay vốn ngân hàng.Làm xong thủy điện là chỉ việc ngồi thu tiền. Lỡ rủi ro mà tiền thu về không đủ trả nợthì ngân hàng xếp vào loại nợ xấu, đề nghị Nhà nước trả hộ. Chủ đầu tư thường không biết gì về kỹ thuật xây dựng thủy lợi – thủy điện lại ham rẻ đi thuê, sử dụng những người không đủ kiến thức chuyên môn, thiếukhả năng và trách nhiệm. Năm nào cũng có không ít sự cố về xây dựng thủy điện từ những lỗi kỹ thuật rất sơ đẳng, nhiều khi rất ‘khôi hài’song lại là ‘cười rơi nước mắt (!)’. Cơ quan duyệt dự án và cấp giấy phép xây dựng thủy điện là Sở Công thương nhưng thử hỏi ở đó có bao nhiêu kỹ sư đủ  trình độ về xây  dựng và quản lý thủy điện, trong khi phải thẩm định, kiểm tra, giám sát cả mấy chục nhà máy thủy điện?

Để khắc phục tình trạng này cần phải làm rất nhiều việc. Trước hết là phải xây dựng thể chế với nhữngchặt chẽ, trong đó phân định trách nhiệm rõ ràng và qui định các điều kiện để làm được những trách nhiệm đó. Cần phải làm tốt các khâu từ khảo sát đến quản lý vận hành, có đội ngũ chuyên gia chất lượng giúp đỡ, không cấp phép ồ ạt… Nhu cầu dùng nước là của tất cả mọi người, nên phải hài hòa. Cầnchú trọng học tập kinh nghiệm các nước làm rất tốt, rất nghiêm chỉnh, vừa sản xuất điện vừa điều tiết cho hạ du, môi trường bền vững, lợi ích người dân được tôn trọng.

23/4/2017.

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Đóng góp ý kiến về bài viết này!
Tên bạn đọc
Địa chỉ email phản hồi
Tiêu đề

Ý kiến bạn đọc 
Tập tin đính kèm
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Quảng cáo










Liên kết
▪ Hội đập lớn thế giới
▪ Các Hội đập lớn trên Thế giới
▪ Một số trang web của hội viên tập thể