» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại


English and French
Tìm kiếm
 Tình hình thời tiết
Hà Nội28°C
Hải Phòng27°C
Huế23°C
TP Hồ Chí Minh31°C
Ðà Nẵng23°C
 Số lượt truy cập

81267507

Tư liệu
▪ Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
▪ Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
▪ VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
▪ Mực nước trạm sông đốc, bờ biển tây và bán dảo Cà Mau.[20/12/21]
Hộp thư
Gửi bài viết này cho bạn bè

Trao đổi tiếp về bài ‘Sai lầm xả lũ mùa mưa bão’.[03/07/21]
Mấy ngày qua tôi liên tục nhận được email các ý kiến liên quan đến bài bài báo "Sai lầm xả lũ mùa mưa bão" xuất hiện trên trang web VNCOLD do tác giả Đặng Đình Cung trình bày và các ý kiến phản hồi của ông Michel Hotakhanh cùng một số chuyên gia khác

Trao đổi tiếp về bài

‘Sai lầm xả lũ mùa mưa bão’


 

* KS. Nguyễn Tri Trinh

Mấy ngày qua tôi liên tục nhận được email các ý kiến liên quan đến bài  bài báo "Sai lầm xả lũ mùa mưa bão" xuất hiện trên trang web VNCOLD do tác giả Đặng Đình Cung trình bày và các ý kiến phản hồi của ông Michel Hotakhanh cùng một số chuyên gia khác. Vì là người hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế công trình Thủy lợi-Thủy điện ở Việt Nam,  nên cũng xin được bày tỏ một số ý kiến cá nhân liên quan việc này. Để tiện theo dõi, tôi xin được lập bảng ý kiến của tác giả Đặng Đình Cung và quan điểm của tôi

TT

Tác giả Đặng Đình Cung

Ý kiến của tôi

1

 

Cứ mỗi khi bão đến là có đập thủy điện xả lũ làm cho người dân sống ở hạ lưu đã khốn khổ vì lũ lại phải chịu đựng thêm nước xả từ đập.

Đặc biệt năm ngoái đã có nhiều người chết và bị thương, thiệt hại vật chất lên đến hơn một tỉ đô la Mỹ.

Cần hiểu rằng khi không có hồ đập nếu có mưa lớn thì 100% lũ sẽ chảy hết về hạ du với lưu lượng lớn Qđến, nhưng nếu có hồ nhất là hồ có dung tích kha khá thì nhờ điều tiết hồ và/hoặc dung tích phòng lũ mà lưu lượng xã lũ về hạ du Qxã luôn nhỏ hơn Qđến. Xem minh họa ở bảng 1 dưới đây là các thông số khi thiết kế các dự án thuỷ điện:

Bảng 1: Thông số lũ khi thiết kế một số dự án thủy điện

TT

Công trình

Lũ đến Qden (m3/s)

Lũ xã về hạ du Qxa (m3/s)

Tỷ lệ giảm lũ cho hạ du

(%)

Nguồn tài liệu

1

Sơn La

47200 (0,01%)

36000 (0,01%)

24%

Báo cáo tóm tắt Lai Châu TKKT

2

Hòa Bình

48400 (0,01%)

35400 (0,01%)

27%

Báo cáo tóm tắt Lai Châu TKKT

3

Lai Châu

25400 (0,01%)

21130 (0,01%)

17%

Báo cáo tóm tắt Lai Châu TKKT

4

Đồng Nai 3

10400 (0,1%)

10188 (0,1%)

29%

QT liên hồ

5

Đồng Nai 4

10000 (0,1%)

10188 (0,1%)

23%

QT liên hồ

6

Nước Trong

9780 (0,1%)

8557 (0,1%)

12%

TKKT

7

Cửa Đạt

18.900 (0,01%)

11594 (0,01%)

39%

TKKT

8

Bản Chát

11090 (0,1%)

6750 (0,1%)

39%

Báo cáo tóm tắt Lai Châu TKKT

Trong trận lũ lịch sử miền Trung tháng 9 năm 2009, số liệu thực đo và tính toán thủy điện A Vương đang vận hành đã minh chứng thêm thực tế nêu trên:

Bảng 2: Kịch bản trận lũ do cơn bão số 9 năm 2009 khi không và có xây dựng hồ A Vương

Kịch bản

Đỉnh lũ

Tổng lượng

Qđến

(m3/s)

Qxả max

(m3/s)

Wđến

106m3

Wxả

106m3

Nếu không có hồ A Vương 

4268

4268

295,44

295,44

Có hồ A Vương

4268

2680

295,44

149,26

Như vậy về lí thuyết và thực tiển đã chứng minh nhờ có hồ nên đã giảm lũ lụt cho hạ du, đó thưa ô Cung. Người dân không biết nhiều về điều tiết lũ, phòng lũ chỉ biết là lũ do thủy điện xả gây ngập, không biết rằng lưu lượng xả này nhỏ hơn nếu không có hồ đập là điều không có gì ngạc nhiên, nhưng với chuyên gia Thủy điện-Thủy lợi có 20 năm kinh nghiệm mà không biết thì thật là đáng tiếc và vô cùng ngạc nhiên!

 

2

Ở bất cứ quốc gia nào, kể cả ở Việt Nam, thì sinh mạng và tài sản của người dân không thể bị đe dọa vì bất cứ lý do gì. Nói rằng phải xả lũ để tránh đập bị vỡ là không thể chấp nhận được.

Xin hỏi ông Cung: vậy người ta thiết kế tràn xả lũ (TXL) để làm gì. Ở các dự án mà ông đã làm (thủy điện, nghe ông tự hào đã có 20 năm kinh nghiệm) có dự án nào mà không xây dựng TXL hay không?

Còn ở Việt Nam và tất cả các nước trên thế giới mà tôi biết chưa có công trình nào mà không xây dựng TXL cả. Đương nhiên khi xây dựng TXL thì  phải lập quy trình vận hành, lập báo cáo EPP và ERP để thực hiện nhằm hạn chế rủi ro tối đa theo quy đinh của pháp luật xây dựng ở Việt Nam

3

 

Để bảo đảm an toàn thì cứ mười năm một lần người ta trút hết nước trong hồ chứa để kiểm tra tính bền vững của đập.

Hiện nay các hồ chứa ở Việt Nam đều phải có bố trí hệ thống quan trắc nền móng, thân đập và vùng phụ cận (thấm, chuyển dich, ứng suất biến dạng, nhiệt độ, độ mở rộng khe… ) để theo dõi tình trạng sức khỏe của hồ đập, không nhất thiết phải hạ mực nươc hồ để kiểm tra trừ trường hợp có vấn đề về hồ đập. Hằng năm chủ hồ đập phải lập báo cáo Kết quả quan trắc, đánh giá tình trạng an toàn đập  gửi cấp thẩm quyền để xem xét. Các dự án lớn đều có hội đồng an toàn cấp quốc gia đánh giá.

Xin hỏi ông Đặng Đình Cung chỉ để kiểm tra mình có bị sỏi thận hay không thì có nhất thiết phải đi mổ thận hay chỉ cần đi siêu âm?

 

 

4

 

Nếu vào mùa mưa mà phải xả lũ thì tất cả nước hứng ở thượng lưu chảy xuống hạ lưu như không có công trình cắt lũ, hòa với nước mưa xuống hạ lưu làm cho nạn lụt trầm trọng hơn. Đây là một đe dọa cho sinh mạng và tài sản của cư dân hạ lưu và là một phí phạm kinh tế

 

Xem giải thích mục TT số 1

5

 

Người ta tính tỷ lệ thỏa mãn chức năng của một công trình thủy lợi bằng thương số dung tích của hồ chứa chia cho tất cả lượng nước mưa chảy xuống thượng lưu của công trình. Nếu vào đầu mùa mưa mà công trình đã phải xả lũ rồi thì có nghĩa là công trình đó vô dụng trong chức năng cắt lũ và chức năng sản xuất điện của nó.

Tốt nhất là tỷ lệ đó bằng 100%, nghĩa là dung tích của công trình đã được thiết kế và xây dựng để chứa tất cả nước ở thượng lưu chảy vào hồ chứa trong suốt mùa mưa. Nhưng thực tế thì thường dung tích đó nhỏ hơn, đó là kết quả của một tính toán tối ưu giữa vốn cần thiết để xây một công trình, giá trị của những thiệt hại cho người dân ở hạ lưu và giá trị của thất thu gây ra vì phải xả lũ

 

Xin ô Cung cho biết trên thế giới và ở các dự án mà ông đã làm (thủy điện, nghe ông tự hào đã có 20 năm kinh nghiệm) có dự án nào thỏa mãn yêu cầu như đề xuất của ông: “Tốt nhất là tỷ lệ đó bằng 100%, nghĩa là dung tích của công trình đã được thiết kế và xây dựng để chứa tất cả nước ở thượng lưu chảy vào hồ chứa trong suốt mùa mưa” trong toàn liệt thủy văn tính toán.



 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Đóng góp ý kiến về bài viết này!
Tên bạn đọc
Địa chỉ email phản hồi
Tiêu đề

Ý kiến bạn đọc 
Tập tin đính kèm
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Quảng cáo










Liên kết
▪ Hội đập lớn thế giới
▪ Các Hội đập lớn trên Thế giới
▪ Một số trang web của hội viên tập thể