» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
12 trận động đất liên tiếp tại Kon Tum [13-07-23]
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỘNG ĐẤT THIẾT KẾ VÀ QUY CHUẨN QCVN 04-05:2022/BNNPTN [13-07-23]
Những bất cập trong áp dụng Quy chuẩn Việt Nam [06-07-23]
DỰ ÁN VẬN HÀNH HỒ CHỨA TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ QUẨN LÝ LŨ HIỆU QUA BẢNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THIÊN TAI TOÀN DIỆN [06-07-23]
Hà Nội lý giải việc đặt tên phố Trần Đăng Khoa [04-07-23]
Ý KIẾN VỚI TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13505:2022 VỀ YÊU CẦU THIẾT KẾ MÁY BƠM [01-07-23]
BÀN VỀ VIỆC MẤT ĐIỆN MIỀN BẮC VÀ VẤN ĐỀ THỦY ĐIỆN TÍCH NĂNG TRONG VIỆC ĐẢM BẢO AN NINH HỆ THỐNG ĐIỆN NƯỚC TA [01-07-23]
Hội nghị Ban chấp hành VNCOLD [20-06-23]
Hà Nội sẽ có phố mang tên cố Bộ trưởng Trần Đăng Khoa [20-06-23]
Phương pháp thiết kế xả lũ an toàn cho vùng hạ du đập và Quy trình vận hành xả lũ an toàn cho vùng hạ du đập [09-06-2023]
Tóm lược và Tổng luận về bài toán trị thủy cho Thừa Thiên Huế [09-06-2023]
Trao đổi với TS. Nguyễn Trí Trinh – Chuyên gia PECC3 về bài viết: GÓP Ý VỀ BÀI BÁO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở CÁC HỒ CHỨA NƯỚC [08-06-2023]
Chủ tịch VNCOLD tiếp đoàn JCOLD [06-06-2023]
Giải pháp tăng cường hiệu quả giảm lũ và phát điện ở các hồ chứa trên lưu vực sông Hương [06-06-2023]
Quyết định: Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022 [05-06-2023]
Kênh đào hơn 100 triệu USD nối hai sông ở Nam Định [05-06-2023]
Chống ngập và thoát nước - Bài 4. Tóm lược và Tổng luận [24-05-23]
 Số phiên truy cập

80677414

 
Quan hệ quốc tế
Gửi bài viết này cho bạn bè

Hội thảo Khoa học quốc tế “Thuỷ lợi & Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo ở châu Á” tại Đà Nẵng, 10 – 11/3/2008.
Thông tin về Hội thảo đã được đăng tải trên www.vncold.vn từ hơn 1 năm nay trong quá trình chuẩn bị. Hội thảo sắp khai mạc...

Hội thảo Khoa học quốc tế

Thuỷ lợi & Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo ở châu Á

tại Đà Nẵng, 10 – 11/3/2008.

Thông tin về Hội thảo đã được đăng tải trên www.vncold.vn từ hơn 1 năm nay trong quá trình chuẩn bị. Hội thảo sắp khai mạc. Để bạn đọc tiện theo dõi sự kiện quan trọng này, BBT giới thiệu tổng hợp và tóm tắt về Hội thảo như sau:

Aqua-Media (Vương quốc Anh), là tập đoàn có uy tín lớn trên thế giới về truyền thông và tư vấn thuỷ lợi, thuỷ điện, năng lượng, nguồn nước,.. , Aqua-Media ấn hành Tạp chí quốc tế “Thuỷ điện & Đập” (Int. J. on Hydropower & Dams – H&D)   có hệ thống nhà xuất bản và các phương tiện truyền thông khác. Tập đoàn này thường xuyên phối hợp với các tổ chức khoa học công nghệ, tài chính quốc tế tổ chức những Hội thảo, Hội nghị khoa học tại các châu lục. Những năm trước đây,  H&D chỉ tổ chức các hội nghị ở châu Âu. Gần đây, việc xây dựng và quản lý đập cùng với sự phát triển nguồn nước ở châu Á có những bước tiến lớn nên  đã tổ chức định kỳ Hội thảo quốc tế ASIA dưới chủ đề Thuỷ lợi & Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo ở châu Á”. Hội thảo lần  thứ  nhất “ASIA 2006” được tổ chức thành công tại Bangkok tháng 12/2006 với khoảng hơn 200 đại biểu.

Sau thời gian tìm hiểu và đánh giá cao sự phát triển thuỷ lợi - thuỷ điện Việt Nam,  H&D đã quyết định tổ chức Hội thảo Khoa học quốc  tế ASIA lần thứ 2 tại Đà Nẵng trong 2 ngày 10 – 11/3/2008 “ASIA 2008” cũng dưới chủ đề  “Thuỷ lợi & Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo ở châu Á”. Trong Thông báo gửi đi khắp thế giới,  H&D nêu rõ:

Châu Á đang dẫn đầu thế giới về thuỷ điện và phát triển thuỷ lợi với việc triển khai những chương trình trọng yếu trong hơn 20 nước và những kế hoạch thuỷ điện mới trong hơn 30 nước.

Ÿ     Việt Nam được mô tả như một “Con Hổ mới của châu Á”. Chính Phủ đang nhằm mục tiêu mở rộng điện khí hoá toàn bộ đô thị và 90% nông thôn vào năm 2010, tiếp đó sẽ đạt mức điện khí hoá 100% vào năm 2020. Dự báo nhu cầu điện sẽ tăng 15-16% hàng năm với mức đầu tư cho công nghiệp điện tới 20 tỷ USD.  Thuỷ điện giữ vai trò lớn trong các hoạt động phát triển hiện nay với hàng loạt dự án được triển khai trên toàn quốc và  khoảng 5.000 MW công suất mới.

 Tiềm năng thuỷ lợi nhỏ ở VN ước khoảng 1.000 MW giữ vai trò chính trong điện khí hoá nông thôn. Nhiều hệ thống đa mục tiêu có nhiệm vụ cấp nước, tưới và nghỉ dưỡng.

Ÿ           Gần 700 triệu người trong vùng Châu Á- Thái Bình Dương vẫn chưa có nước uống an toàn và vùng này thường phải chịu rất nhiều thiên tai liên quan đến nước (gây ra tử vong cho khoảng 62.000 người mỗi năm ở thời kỳ 2001 – 2005)

Ÿ         Tiếp theo sự thành công của Hội thảo “ASIA 2006” tại Bangkok (Thái Lan), chúng tôi đang triệu tập cuộc Hội thảo tiếp theo, “ASIA 2008” tại Đà Nẵng (Việt Nam)....”

Để tổ chức Hội thảo ASIA 2008, H&D phối hợp với các tổ chức quốc tế:  Hội Đập lớn Thế giới (ICOLD), Ủy hội sông Mekong (MRC), Hội Tưới tiêu Quốc tế (ICID), Cơ quan Năng lượng Thế giới_Thuỷ điện (IEA_Hydropower),... và các tổ chức tại Việt Nam: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Hội Đập lớn Việt Nam (VNCOLD),...

Đây là Hội thảo Khoa học quốc tế lớn đầu tiên về thuỷ lợi, thuỷ điện, phát triển nguồn nước,... được tổ chức ở nước ta, là dịp trao đổi rộng rãi kinh nghiệm và tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất, đồng thời góp phần giới thiệu thành tựu và quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới. Ban Tổ chức cho biết đã có 103 báo cáo khoa học được gửi tới và hơn 400 đại biểu quốc tế từ 40 nước đăng ký tham dự, trong đó có nhiều vị lãnh đạo các Tổ chức quốc tế, các Tập đoàn lớn, các chuyên gia hàng đầu trên thế giới.

Nội dung ASIA 2008 gồm 3 phần:

·  Hội thảo khoa học: Sau phiên họp toàn thể sáng 10/3/2008, Hội thảo sẽ tiến hành tại 12 tiểu ban và 1 nhóm thảo luận về biến đổi khí hậu.

Danh mục các tiểu ban như sau:

1.     Nguồn nước - Sự phát triển tại Việt Nam và trong khu vực

2.     Thuỷ lợi & tưới 

3.     Điện khí hoá nông thôn & thuỷ điện nhỏ

4.     Tài trợ các đề án năng lượng & nước

5.     Những thách thức trong xây dựng

6.     Cơ khí thuỷ - Thiết kế & vận hành

7.     An toàn & rủi ro

8.     Xây dựng: Vật liệu xây đập

9.     Tối ưu hoá thiết kế và vận hành nhà máy thuỷ điện

10.     Những khía cạnh môi trường & xã hội

11.     Năng lượng biển & bơm tích năng

12.     Giám sát và bảo dưỡng

·        Bên cạnh Hội thảo khoa học có Triển lãm Kỹ thuật gồm gần 60 gian trưng bày của các Tập đoàn lớn về tư vấn và xây lắp, chế tạo thiết bị thuỷ lợi, thuỷ điện, địa chất, cấp nước, môi trường,...

·        Sau Hội thảo sẽ có 3 tuyến tham quan đập và các danh thắng:

-     Miền Bắc: Đà Nẵng - Hà Nội - Thuỷ điện Hoà Bình - Thuỷ điện Sơn La - Hà nội ;

-    Tây Nguyên: Đà Nẵng – Pleiku - Thuỷ điện Yaly - Thuỷ điện Sê San 3 - Ban Mê Thuột - TP  Hồ Chí Minh;

-    Duyên hải miền Trung: Đà Nẵng - Hồ Truồi - Huế - Đập Định Bình - Qui Nhơn - TP  Hồ Chí Minh.

Địa điểm Hội thảo:           Khách sạn Furama

                       68 Hồ Xuân Hương, TP Đà Nẵng

Chi tiết được đăng tải trên trang tin điện tử:

http://www.hydropower-dams.com

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o