» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81490269

 
Chuyện bốn phương
Gửi bài viết này cho bạn bè

Hình tượng Thần Rùa trong tâm thức người dân Bách Việt. [27/4/09]
Với con dân Bách Việt, hình tượng Thần Rùa có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thần Rùa tượng trưng cho Trời - Đất, Âm - Dương, cho tri thức, cho sự trường tồn…

 

HÌNH TƯỢNG THẦN RÙA TRONG TÂM THỨC NGƯỜI DÂN BÁCH VIỆT

 

 

“Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây!

Đây lắng hồn núi sông ngàn năm…”

(Nguyễn Đình Thi)

Với con dân Bách Việt, hình tượng Thần Rùa có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thần Rùa tượng trưng cho Trời - Đất, Âm - Dương, cho tri thức, cho sự trường tồn… Rùa là một trong bốn linh vật: Long, Ly, Quy, Phượng. đã khắc sâu trong đời sống tâm linh của dân tộc.

Hình Thần Rùa với chiếc mai khum khum như bầu trời, bụng phẳng như mặt đất, sống lâu ngàn tuổi. Thần Rùa gắn với giang sơn đất nước và Vận mệnh của đất nước, phù hộ nhân dân ta đấu tranh đánh bại kẻ thù để giữ nền độc lập, đem lại cuộc sống an bình cho cư dân sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước.

Hà Nội là nơi có nhiều huyền tích rùa thiêng: Rùa dâng nỏ thần cho vua An Dương Vương ở Cổ Loa, rùa đội văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu, rùa đội Kiếm ở Hồ Lục Thủy nên đổi thành Hồ Gươm…

 
    
Đã là con dân đất Việt, ai cũng biết câu chuyên Thần Kim Qui dạy cho Vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa, giúp nhà Vua lãnh đạo nhân dân ta chống quân xâm lược, để rồi cho đến mãi sau này ai cũng nhớ câu ca:


 
 Ai về thăm huyện Đông Ngàn

Ghé thăm thành Ốc, Rùa Vàng Tiên xây”

 

Rùa trưng bày tại đền Ngọc Sơn (Hà Nội)
Rồi trong sự tích Hồ Gươm lưu truyền chuyện Thần Rùa  hiện lên trên mặt hồ để thu lại thanh gươm báu mà Thần Rùa đã trao cho Lê Lợi, giúp  đánh thắng quân Minh xâm lược:


   Hồ Gươm in bóng Tháp Rùa

Có cầu Thê Húc có chùa Ngọc Sơn”

 

Dân tộc Thái có truyền thuyết Thần Rùa được Đấng tối cao cử xuống dạy cho dân biết cách làm nhà theo hình rùa đứng. Bởi vậy trên cột thiêng (tức là biểu tượng linh hồn của ngôi nhà, bản mường hay đất nước) bao giờ cũng có hình Thần Rùa - “Pua Tấu”).

Người Bahnar Tây Nguyên có câu chuyện  Thần Rùa giúp cua, dâng nước đánh thần Diều gây nên nạn đại hồng thủy.

Người Khơme Nam Bộ, trong lễ cầu mưa bao giờ cũng đào hố cạnh cây bồ đề trong chùa, đặt biểu tượng cá và rùa xuống hố rồi mời thầy cúng hoặc sư đến tụng kinh cầu mưa để cứu vớt chúng sinh thủy cư (rùa, cá..) cầu xin các thần linh ban mưa lành xuống. Rùa cũng là sự hóa thân của đức Ca Diếp (Kasyapa), vị tổ thứ nhất trong thần phả, vừa của đạo Phật, vừa của đạo Hinđu…

Thần Rùa còn tượng trưng cho tri thức. Trong Quốc tử giám, mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ đặt trên lưng một con rùa. Thần Rùa hiện diện trong các đình, miếu, đền… và trên trống đồng có từ 5.000 năm nay.

Song đáng tự hào thay, từ năm 2353 trước công nguyên (tức là cách đây đúng 4362 năm chẵn), Hùng Quốc Vương đã tặng Vua Nghiêu Rùa Thần, trên lưng có khắc chữ: “Khoa Đẩu” (tức chữ Việt cổ, nhìn giống con nòng nọc), chép việc từ khai thiên lập địa trở đi, để giữ tình hòa hiếu giữa hai nước.

Sự kiện này được nhiều sử cổ trong và ngoài nước đều ghi lại, như:

Sách: Thông giám cương mục” của Chu Hy, “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận và “Thông chí” của Trịnh Tiểu đời Tống, sách ‘Lĩnh Nam chích quái” của Vũ Quỳnh…

            Nhiều nhà nghiên cứu trong nước, từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài ở Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: Từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu... đều khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng.

Đặc biệt gần đây nhóm nghiên cứu chữ Bách Việt cổ do Ông Đỗ Văn Xuyền - Khánh Hoài, cùng Trung tâm nghiên cứu văn hóa người cao tuổi Việt Nam, đã dầy công sưu tầm và giải mã xong bộ chữ Bách Việt cổ và đúng 10g sáng ngày 29.3.2009, tức ngày 4.3 âm lịch, năm kỷ sửu, tại Thiên cổ miếu (thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì - nơi thờ hai vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang, đời Hùng Vương thứ 18, dạy hai công chúa của Hùng Duệ Vương là là Tiên Dung và Ngọc Hoa), đã long trọng khánh thành Thần Qui cổ bằng đá nặng 4 tấn, mô phỏng Thần Qui có khắc chữ “Khoa đẩu” xưa, mà nội dung như một bản tuyên ngôn độc lập: “Kể từ trời Nam mở vận, dòng họ đầu tiên trong nước là Hồng Bàng, bậc quân Vương thụ mệnh trời đầu tiên là Kinh Dương Vương - là hậu duệ của Thần Nông. Kinh Dương Vương vốn được cha là Đế Minh phong Vương làm chủ Nam Việt. kết duyên cùng Long nữ Hồng Đăng Ngàn, con gái Động Đình Quân, sinh ra Lạc Long Quân, húy là Sùng Lãm. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là nàng Âu Cơ, sinh ra trăm con trai từ một bọc trứng, ấy là Thủy Tổ của Bách Việt vậy” (Ngọc phả Liệt Vị Đại Vương - La Nội, Hà Tây). Sự kiện rước Thần Kim Qui mang trên mình chữ Bách Việt cổ về Thiên cổ Miếu, có ý nghĩa vô cùng trọng đại, bởi không chỉ tôn vinh giá trị vật chất và tinh thần vĩnh hằng của một đất nước ngàn năm văn hiến; tôn vinh tri thức, khoa học, giáo dục; là điểm tựa vững chắc cho muôn dân con Lạc cháu Hồng trong nghĩa đồng bào, thêm niềm tin, nghị lực, sức mạnh, vượt qua mọi trở ngại, trong thời vận: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Thần Rùa không chỉ là những giai thoại, mà còn là niềm tự hào của chúng ta, là cội nguồn, trên con đường chấn hưng đất nước.

 

         Trần Vân Hạc

          F.201 - Nhà.B4 - ngõ.189 - Thanh Nhàn

          P. Quỳnh Lôi - Q. Hai Bà Trưng - Hà Nội

          Mobile: 0917 331 683

          Email: vanhac.yenbai@gmail.com

                    vanhac_yb@yahoo.com.vn   

 

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o