» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81285509

 
Hoạt động Hội
Gửi bài viết này cho bạn bè

Các cơ quan truyền thông đưa tin về Hội nghị Đập lớn Thế giới (2).[05/06/10]
KTĐT - Sáng qua 25/5, Hội nghị thường niên lần thứ 78 của Ủy hội Đập lớn thế giới với chủ đề Đập và phát triển tài nguyên nước bền vững đã khai mạc tại Hà Nội.

Các cơ quan truyền thông

đưa bài & tin về

HỘI NGHỊ

ĐẬP LỚN THẾ GIỚI

lần thứ 78 tại Hà nội, 23~26/5/2010 (2)

 

Bài & tin đưa trong thời gian Hội nghị

 

 

http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=220976&CatId=44

Hội nghị Đập lớn Quốc tế tại Việt Nam: Hài hoà mục đích để phát triển bền vững

Cập nhật lúc 09h43, ngày 26/05/2010

KTĐT - Sáng qua 25/5, Hội nghị thường niên lần thứ 78 của Ủy hội Đập lớn thế giới với chủ đề Đập và phát triển tài nguyên nước bền vững đã khai mạc tại Hà Nội.
 

 

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Việt Nam có hàng trăm hệ thống sông lớn nhỏ, với tổng dòng chảy khoảng 843 tỷ m3, có tiềm năng thủy điện lớn với khoảng 85.000 tỷ kWh/năm. Chính phủ Việt Nam luôn dành những ưu tiên cho quản lý, phát triển nguồn nước, xây dựng hàng ngàn hồ đập lớn nhỏ, các công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu, chống lũ, cung cấp nước cho công nghiệp, dân sinh, nuôi trồng thủy sản… giúp giảm nhẹ thiên tai và phát triển kinh tế, xã hội. Theo Phó Thủ tướng, khoảng 60%, tổng lượng nước mặt của Việt Nam đến từ các nước láng giềng. Việt Nam luôn tôn trọng luật pháp quốc tế về sử dụng nguồn các nguồn nước, vì lợi ích của nhân dân các nước láng giềng, tôn trọng sự hợp tác với các nước vì mục đích khai thác hiệu quả, bền vững nguồn nước trên các dòng sông quốc tế. 

Theo ông Ông Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (VNCOLD): Trong việc quản lý và vận hành hồ đập để chống lũ, chống hạn và phục vụ thuỷ điện, Việt Nam đã làm có kết quả với hồ Hòa Bình. Hiện Chính phủ đang chỉ đạo vận hành liên hồ Hòa Bình - Sơn La-Tuyên Quang và một số hồ trên thượng nguồn sông Hồng. Song để giữ được dung tích lớn trong hồ, phục vụ mục đích chống lũ, chống hạn thì cũng phải hy sinh về phát triển điện năng. Đối với hồ Hòa Bình, quy trình vận hành mùa lũ đã có, nhưng quy trình vào mùa khô thì chưa có, việc này đang được các Bộ liên quan tính toán để có cơ chế điều hành cho mùa khô.

 

Còn đối với sông Mê Kông, ông Giang cho biết: Sông Mê Kông có nhiều quốc gia liên quan, rất cần có sự hợp tác giữa các nước thượng nguồn và hạ du. Hiện Uỷ hội sông Mê Kông đã có 4 nước ở hạ du là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan tham gia. Tuy lợi ích của mỗi nước không giống nhau nhưng 4 nước này đã thống nhất trong hiệp định trao đổi, thống nhất về một số điểm chung để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các nước.

 Hoàng Quyết

 

 

http://www.nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/1/1/53656/Default.aspx

 

 

Khai mạc Hội nghị lần 7 Hội đập lớn thế giới

LÊ BỀN  (26/05/2010 09:40)

Sáng qua (25/5), phiên toàn thể Hội nghị thường niên lần thứ 78 của Hội Đập lớn thế giới (ICOLD) đã chính thức diễn ra tại Hà Nội.

Hội nghị kéo dài từ ngày 23-26/5 với sự tham gia của hơn 800 đại biểu là lãnh đạo hội đập lớn của hơn 90 quốc gia thành viên trên thế giới cùng hàng trăm nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lí...về lĩnh vực thủy lợi, phát triển đập, hồ thủy điện...

Với chủ đề chính “Đập và phát triển nguồn nước bền vững”, Hội nghị sẽ tập trung thảo luận các vấn đề thời sự về xây dựng đập, hồ chứa lớn tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Các nội dung chính của hội nghị sẽ xoay quanh việc quy hoạch phát triển nguồn nước bền vững, quản lí lưu vực sông, vùng ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu, giảm nhẹ lũ và hạn...

Khai mạc hội nghị toàn thể sáng qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã tới dự và có bài phát biểu quan trọng.

 

 

 

http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Hai-hoa-thuy-dien-va-an-sinh/20105/94574.datviet

 

 

 

 

Hài

Hài hòa thủy điện và an sinh

Cập nhật lúc :3:48 PM, 26/05/2010

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng được 800 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý của hơn 90 nước thành viên Ủy hội Đập lớn thế giới (ICOLD) bàn thảo trong hội nghị tổ chức tại Hà Nội từ 23 – 26/5.

 

Nhiều chủ đề thời sự khác như quy hoạch phát triển nguồn nước bền vững, quản lý lưu vực sông; những tiến bộ về vật liệu và xây dựng; công trình và thiết bị thủy điện… cũng được bàn thảo tại Hội nghị. Đây là sự kiện mang tầm quốc tế về thủy lợi, thủy điện, môi trường.

 

Sông Hồng thành sông nhân tạo

 

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết: Việt Nam có hàng trăm hệ thống sông lớn nhỏ, tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 843 tỷ m3, với tiềm năng thuỷ điện khoảng 85.000 GWh một năm. Chính phủ Việt Nam đã xây dựng hàng ngàn hồ đập lớn nhỏ, các hệ thống công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu, chống lũ, cung cấp nước cho công nghiệp, dân sinh và nuôi trồng thuỷ sản... 

 

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu phát triển điện năng, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm tới thuỷ điện, nhiều nhà máy thuỷ điện lớn đã và đang được xây dựng như Hoà Bình, Yaly, Sơn La... hết sức chú trọng kỹ thuật vận hành các hồ chứa, liên hồ chứa thủy điện, kết hợp hài hòa giữa phát điện với các mục tiêu cắt giảm lũ cho hạ lưu, cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt và cải thiện môi sinh, sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước. 

Tuy nhiên, điều mà các nhà chuyên môn lo lắng hiện nay, một mặt các đập ngăn đang mang lại lợi ích rất lớn cho kinh tế, song việc vận hành không đúng quy trình lại là “con dao” hại môi trường. Theo GS TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội đập lớn Việt Nam, điều này có thể dễ dàng thấy từ chính sông Hồng. Các con đập thủy điện ở thượng nguồn sông này giúp phát triển điện năng rất hiệu quả, song hệ lụy là hạ nguồn phải chịu khô hạn. 

 

“Từ một con sông tự nhiên, nay sông Hồng đã trở thành... sông nhân tạo. Cái khó ở đây không phải là vấn đề công nghệ hay kỹ thuật xây dựng, vận hành đập mà chính là ý thức của người làm chủ con đập đó có chấp nhận để hài hòa các lợi ích hay không”, GS Giang nói. 

Vận hành không tốt, thủy điện sẽ uy hiếp đời sống cư dân vùng hạ lưu. 
Ảnh: Trung Kiên

 

“Cần lên tiếng mạnh mẽ”

Theo GS Giang, vấn đề phát triển đập tại Việt Nam hiện nay có nhiều công nghệ tiên tiến để Việt Nam có thể yên tâm lựa chọn khi xây dựng các đập lớn, phức tạp trên nền đất yếu. Tuy nhiên, điều quan trọng sau đó là tuân thủ quy trình vận hành để đảm bảo giữa mùa mưa và mùa kiệt. Câu chuyện này đang làm đau đầu các nhà quản lý trong việc cân đối giữa phát triển thủy điện và đảm bảo nguồn nước an sinh.

Ông Phạm Hồng Toàn, Thành viên Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, Giám đốc Trung tâm quản lý môi trường nguồn nước và lưu vực sông cho biết, các nhà chuyên môn cũng nhận thấy “cần lên tiếng mạnh mẽ hơn để nỗ lực giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường từ chính các con đập. Cụ thể việc phát triển thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên, Bộ Công thương cũng đang phải nghiên cứu rà soát lại”. 

Theo ông Toàn, giải pháp cho vấn đề này là phân tích các kịch bản tác động ở thượng nguồn, để biết cần phải cân đối thế nào cho hạ lưu. “Ngay như lưu vực sông Mekong cũng nên phân tích bao nhiêu đập ở Trung Quốc, bao nhiêu đập thủy điện của Việt Nam, Lào, Thái Lan. Từ đó thấy được đến năm 2020 phát triển tác động như thế nào, từ đó mới đưa ra các chỉ dẫn kỹ thuật”, ông Toàn nói.

Hiện nay các nước thuộc lưu vực sông Mekong đã ký một văn bản pháp lý cam kết quốc gia nào xây dựng công trình thủy lợi hay phát triển thủy điện đều phải thông báo để có phương án duy trì dòng chảy chính sông Mekong. Theo ông Toàn, nếu các con sông lớn của Việt Nam cũng làm điều này, chắc chắn sẽ hài hòa lợi ích của các tỉnh và các ngành.

Bích Ngọc

 

 

http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Moi_truong/332833/hai-hoa-giua-phat-dien-va-dieu-tiet-lu.htm

 

 

 

Xây dựng đập trữ nước: Hài hòa giữa phát điện và điều tiết lũ 

27/05/2010 07:08


(HNM) - Tại Hội nghị thường niên lần thứ 78 của Hội Đập lớn thế giới lần đầu tiên được tổ chức ở Đông Nam Á (từ ngày 23-5 đến 26-5 tại Hà Nội), phóng viên Báo Hànộimới đã ghi lại ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và khoa học hàng đầu thế giới và trong nước về các vấn đề xây dựng, quản lý hồ đập và quản lý nguồn tài nguyên nước. Đây là những nội dung đang được dư luận quan tâm, bởi việc xây dựng quá nhiều đập sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy cũng như lưu lượng nước của các con sông.

Một góc hồ chứa nước thủy điện Ialy. Ảnh: Minh Nguyễn


Kết hợp hài hòa

 

GS-TS Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam cho biết, việc xây dựng đập là cần thiết, không chỉ riêng cho thủy điện mà còn phục vụ nông nghiệp, đời sống. Có điều, phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa thượng nguồn và hạ lưu. Trên thực tế, việc xây dựng các nhà máy thủy điện, cơ chế vận hành hồ ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên thời gian qua còn nhiều vấn đề trong lập quy hoạch, quy trình điều hành. Công tác quản lý quy hoạch phát triển lưu vực còn bị buông lỏng, dẫn đến một số hồ chứa vô tình bị đặt trong sơ đồ khai thác bậc thang, khi xảy ra sự cố thì các hồ trên sẽ ảnh hưởng đến hồ dưới. Theo GS-TS Phạm Hồng Giang, việc quản lý vận hành hồ chứa phải phát huy hiệu quả chống lũ, chống hạn. Hiện nay, việc quản lý, vận hành thủy điện nhỏ đã phân cấp cho địa phương. Các công trình thủy điện lớn, liên tỉnh mới có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan. Công trình thủy điện nhỏ hiện đang được xây tràn lan và quy hoạch manh mún, nên rất khó quản lý và rất dễ gây ra rủi ro khi mùa lũ về. GS-TS Phạm Hồng Giang cho rằng, muốn giảm nhẹ tác hại của thiên tai, nguyên tắc là đầu mùa lũ phải giảm mực nước hồ. Khi lũ về, hồ sẽ chứa nước, không để nước tràn về hạ du. Việc này, chúng ta đã làm có kết quả với hồ Hòa Bình. 

Mở rộng hợp tác

 

Ông Jia Jinsheng, Chủ tịch Ủy hội Đập lớn thế giới cho biết, hiện nay nhờ internet, chúng ta có thể dễ dàng truy cập, tra cứu các thông tin về những con đập được xây dựng trên sông Mê Kông và đây là những thông tin đã được công khai. Về ảnh hưởng của những con đập tới nguồn nước và dòng chảy sông Mê Kông, ông Jia Jinsheng cho rằng đã có những cuộc thảo luận, cơ chế phối hợp giữa Chính phủ Trung Quốc và Ủy hội sông Mê Kông để quản lý tốt nguồn nước trong thời gian tới. Tất cả các nước có chung con sông này phải tăng cường đầu tư, hợp tác hơn nữa để bảo đảm việc sử dụng và phát triển bền vững nguồn nước sông. 

Việc sử dụng hài hòa và bền vững nguồn nước sông Mê Kông, ông Nguyễn Hồng Toàn, Giám đốc Trung tâm Quản lý tài nguyên nước và môi trường các lưu vực sông kiêm ủy viên Ban Thư ký Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam cho biết, mới đây, Ủy hội sông Mê Kông đã chính thức mời Trung Quốc và Myanmar là hai nước ở thượng nguồn sông Mê Kông tham gia Ủy hội sông Mê Kông. Hiện nay, Trung Quốc đã cung cấp các thông tin về mùa lũ tại các trạm thủy văn thượng nguồn của sông Mê Kông để giúp Việt Nam cũng như các nước thành viên dự báo về lũ. Căn cứ yêu cầu của các nước thuộc Ủy hội sông Mê Kông, Trung Quốc cũng đã đồng ý cung cấp số liệu vào mùa khô kiệt tại 2 trạm thủy văn gần biên giới ở hạ lưu sông Mê Kông để các nước dự báo kiệt, nhằm đánh giá tác động tới hạ lưu trong mùa kiệt. Thông qua đối thoại, các chuyên gia Việt Nam đã tiếp xúc với các chuyên gia mô hình Trung Quốc để tính toán chế độ vận hành các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông có ảnh hưởng như thế nào đối với dòng chảy của sông Mê Kông và hạ du. Hiện các nước trong lưu vực sông Mê Kông đã ký một văn bản pháp lý quan trọng, gọi là thủ tục duy trì dòng chảy chính trên sông Mê Kông, đưa ra những điều kiện như xây dựng công trình gì, các đập thủy điện có tác động như thế nào tới nguồn nước và phải duy trì dòng chảy chính của sông Mê Kông. Như vậy, việc xây dựng các công trình trên dòng sông Mê Kông phải được các nước trong lưu vực sông nhất trí. 

 

Tăng cường đầu tư

 

Về xây dựng công trình đập trữ nước, GS-TS Phạm Hồng Giang cho biết, việc ngăn các cửa sông lớn xây đập theo hình cánh cung như Hàn Quốc, Hà Lan… đang làm để chứa nước ngọt cho mùa kiệt là cần thiết. Chúng ta cũng đang xây dựng chính sách trữ nước ngọt, chẳng hạn chứa trong cả hệ thống kênh rạch vốn rất nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, các nước trong lưu vực mới chỉ sử dụng 5% lưu lượng nước của sông Mê Kông, như thế là rất lãng phí. Xu hướng lâu dài là vẫn phải đầu tư xây dựng các công trình đập để trữ nước ngọt nhằm kết hợp hài hòa giữa phát điện với các mục tiêu cắt giảm lũ cho hạ du, cấp nước sản xuất, sinh hoạt, cải thiện môi trường, bảo đảm an ninh về nguồn nước, thích ứng với nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng trong bối cảnh suy thoái về nguồn nước và biến đổi khí hậu.


Thuý Nga

 




http://vovnews.vn/Home/Hoi-nghi-quoc-te-Dap-lon-va-Phat-trien-nguon-nuoc-tai-Ha-Noi/20105/144795.vov

 

 

 

Hội nghị quốc tế Đập lớn và Phát triển nguồn nước tại Hà Nội

 

Hội nghị có sự tham gia của 600 đại biểu đến từ 90 nước thành viên của Hội đập lớn thế giới, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý ở những lĩnh vực liên quan…

Sáng 25/5, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) khai mạc Hội nghị lần thứ 78 của Hội Đập lớn Thế giới, do Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam đăng cai tổ chức. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đến dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.


Hơn 180 báo cáo khoa học về “Đập và phát triển nguồn nước bền vững” của gần 600 đại biểu đại diện các nước thành viên Hội đập lớn thế giới được thảo luận tại Hội nghị. Các đại biểu đi sâu phân tích các chủ đề như: thuỷ văn, quy hoạch phát triển nguồn nước bền vững, quản lý lưu vực sông; Vùng ven biển và tác động của khí hậu; Giảm nhẹ lũ và hạn; Những thành tựu mới về xây dựng đập, những tiến bộ về vật liệu và xây dựng. Các quốc gia thành viên Uỷ hội Đập lớn thế giới cũng nên lên những bài học kinh nghiệm quốc gia mình trong lĩnh vực thủy điện, phát triển tài nguyên nước bền vững…..


Ông Jia Jinsheng, Chủ tịch Uỷ hội Đập lớn thế giới cho biết: Ngày càng có nhiều nước tăng cường đầu tư phát triển đập để đối phó với khủng hoảng kinh tế; ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu; xoá đói giảm nghèo và giảm nhẹ lũ lụt, hạn hán. Lợi ích của việc sử dụng các đập được nhấn mạnh nhiều lần như là nguồn thay thế để phát triển năng lượng sạch, góp phần giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Châu Á có tiềm năng phát triển lớn về kinh tế xã hội, để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai, ông Jia Jinsheng kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay tham gia nghiên cứu về đập và phát triển bền vững nguồn nước, vì nó không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là vấn đề xã hội, cộng  đồng.


Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ: trong công cuộc phát triển hiện nay, yêu cầu dân sinh, kinh tế của Việt Nam ngày càng tăng cả về khối lượng và chất lượng. Việt Nam có hàng trăm hệ thống sông lớn, nhỏ, tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 843 tỷ m3, với tiềm năng thủy điện khoảng 85.000 GW/năm. Để đáp ứng yêu cầu phát triển điện năng, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm tới thuỷ điện - nguồn năng lượng sạch và tái tạo, những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến về xây dựng và quản lý đập đã được áp dụng thành công ở Việt Nam khi triển khai các công trình thuỷ điện lớn như: Hoà Bình, Yaly, Sơn La. 


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: “Chúng tôi hoan nghênh những hình thức hợp tác quốc tế về chuyển giao công nghệ, đầu tư, hoàn thiện thể chế, đào tạo nguồn nhân lực… trong xây dựng và quản lý đập, phát triển nguồn nước. Việt Nam thừa nhận và thực hiện các nguyên tắc quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên nước như là “một quá trình thúc đẩy phát triển và quản lý nước, đất và các tài nguyên liên quan nhằm đem lại phúc lợi kinh tế - xã hội theo cách thức công bằng và không gây tác hại đối với sự bền vững của các hệ sinh thái quan trọng”.


Hội nghị lần thứ 78 của Hội Đập lớn Thế giới với tiêu đề “Đập và sự phát triển bền vững tài nguyên nước” diễn ra trong 2 ngày (25-26/5). Sau Hội nghị, đại diện đại biểu các thành viên Uỷ hội Đập lớn thế giới sẽ tham quan kỹ thuật các đập kéo dài từ Bắc vào Nam như: đập Hoà Bình, Sơn La, Phú Ninh, Định Bình, Hàm Thuận – Đa Mi, Trị An…/.


Minh Long

 

 

 

 

 

http://vietnamnews.vnagency.com.vn/Environment/199941/Dams-to-provide-clean-energy-.html

 

 

 

Dams to provide clean energy

The dam of the Son La Hydroelectric Project nears completion. – VNA/VNS Photo Ngoc Ha

 

HA NOI — Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai emphasised the opportunity more than 800 delegates from 90 countries had to ensure water security as well as cope with water deterioration and climate change when he opened the 78th annual meeting of the International Commission for Large Dams in Ha Noi yesterday.


The meeting would also provide the chance to promote the development of technology in dam safety, he said.

"The Viet Nam Government has given much attention to the use of hydroelectricity as a clean and renewable source of energy for the country's soco-economic development," the deputy prime minister told the delegates.

"Numerous hydropower plants had been built or were under construction," he said.

These included Hoa Binh, Yaly and Son La.


The deputy prime minister said the operation of hydropower plants, dams and reservoirs helped to balance and harmonise the use of water for electricity, production and domestic use while providing flood mitigation.


The Government had also given priority to water resources and management and had built thousands of reservoirs dams and irrigation systems as well as a dyke system extending over thousands of kilometres. Indian Council of Power Utilities President C.V.J Varma told the meeting: "Hydropower is the most important and widely-used renewable resources of energy and the construction of dams to provide hydropower and irrigation water and to regulate river flow to prevent floods and droughts is essential."


Global water consumption doubled every 20 years and about 1.8 billion people were expected to live in regions of absolute water scarcity such as North Africa and Middle East by 2025, he said.

"Their futures will depend on prudent development of water resources, including large dams and storage reservoirs."


International rivers


Viet Nam Deputy Natural Resources and Environment Minister Nguyen Thai Lai told the delegates that heavy dependence on international rivers meant that his country's water-security was questionable.


More than 60 per cent of the total average yearly surface water discharge was generated from outside the country.

"There are also potential water shortages and river basin stress, particularly during the dry season, while underground water sources are poorly assessed and understood and under severe development pressure in some places," he said.

Water resources were among the key natural resources most affected by climate change which also threatened dam safety while Viet Nam was one of five countries most vulnerable to sea-level rise.

"The Mekong and Red river deltas are projected to be the most seriously inundated," he said.

"Assessments show that in a 1 m sea-level rise, Viet Nam would lose 5 per cent of its land and 11 per cent of the country's population would be affected."

To better water resources management, Viet Nam would focus on:

Legal reform;

The protection of water sources and quality;

The establishment of approaches to river basins;

The provision of accurate data and information for all water managers;

The provision of basic water services to communities; and

Strengthening international relations in water management.

Viet Nam has hundreds of river systems with a total yearly flow of 843 billion cubic metres and hydropower potential of 85,000 GWh per year.


A range of issues


The two-day meeting of the International Commission for Large Dams will deal with diverse key issues.

These include water-resource planning; flood-and-drought mitigation; dam construction and safety; the optimisation of reservoirs; water utilisation as well as irrigation and drainage. The managing director of the Japan Dam Engineering Centre's Engineering Department, Shigeki Kanou, briefed the meeting about the re-development of the Hongouchi-Teibu dam as part of the Nagasaki emergency flood dam project. The emergency project had been undertaken in response to severe flooding in 1982, he said.

It was intended re-develop water reservoirs on major rivers as multi-purpose dams to control floods.

The reconstruction of the reservoirs focused on increasing the thickness of the existing dam to ensure safety and constructing a new spillway to ensure flood control.

The commission's seismic committee chairman Dr Martin Wield focused on the lessons learned from the earthquake in China's Sichuan Province on May 12, 2008.

"Ground shaking causes vibration in dams; their appurtenance structures and equipment as well as their foundations," he said.

"Mass movements like rock falls cause damage to gates, spillway cracks and retaining walls while overturning transmission and other lines."

Earthquake hazard was multi hazard and dams were not inherently safe against earthquakes so technology for building dams that could safely resist strong ground shaking should be applied, he advised. — VNS

 

 

http://phapluattp.vn/2010052511325630p0c1085/se-xay-dap-o-cua-song-cuu-long.htm

 

 

26/05/2010 - 12:19 AM

Sẽ xây đập ở cửa sông Cửu Long

(PL)- “Việt Nam đang nghiên cứu xây đập ở cửa sông Cửu Long để trữ nước ngọt và ngăn xâm nhập mặn từ biển”.

Ông Nguyễn Hồng Toàn, ủy viên Ban thư ký Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, cho biết trong buổi họp báo bên lề Hội nghị Đập lớn thế giới diễn ra ngày 25-5 tại Hà Nội.

Theo nhiều đại biểu tham dự hội nghị, hiện việc xây đập là cần thiết nhưng cần nghiên cứu kỹ càng điều kiện tự nhiên, môi trường, lưu lượng nước chảy… để xây một cách hợp lý, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường sống.


HOÀNG VÂN


 

 

 

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o