» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81489671

 
Đập ở Việt Nam
Gửi bài viết này cho bạn bè

Diễn đàn về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2 (5).[24/03/12]
Hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2 gần đây đã ‘nung nóng’ dư luận cả nước. Các cơ quan có trách nhiệm đã xem xét tại hiên trường, xác định nguyên nhân & sơ bộ đưa ra một số biện pháp khắc phục. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi ý kiến ngắn với GS.TSKH. Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam,Phó Chủ tịch Ủy hội Đập lớn Thế giới, về chủ đề này.

Diễn đàn về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2

(5)

 

Biện pháp hiệu quả nào khắc phục hiện tượng nước thấm xuyên đập Sông Tranh 2?

Trao đổi ý kiến ngắn với

 GS.TSKH. Phạm Hồng Giang,

Chủ tịch VNCOLD

Mời thảo luận và xem bài đã có trên website của VNCOLD:

Web/Content.aspx?distid=2957

Web/Content.aspx?distid=2958

Web/Content.aspx?distid=2959

Web/Content.aspx?distid=2960

Web/Content.aspx?distid=2961

Hiện tượng nước thấm qua đập
Sông Tranh 2 gần đây đã ‘nung nóng’ dư luận cả nước.  Các cơ quan có trách nhiệm đã xem xét tại hiên trường, xác định nguyên nhân & sơ bộ đưa ra một số biện pháp khắc phục. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi ý kiến ngắn với GS.TSKH. Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam,Phó Chủ tịch Ủy hội Đập lớn Thế giới, về chủ đề này.

Hỏi:  Về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2 gần đây, Ban Quản lý Dự án Thủy điện 3 đã từng ‘khẳng định dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đập và toàn bộ lưu lượng được xác định là khoảng 30 l/s không ảnh hưởng đến an toàn, ổn định đập…. Hiện tượng nước chảy ra ở 3 vị trí hạ lưu đập là các vị trí khe nhiệt chứ không phải khe nứt. 30 khe nhiệt được thiết kế bố trí và thi công đều trên toàn tuyến đập... Các khe nhiệt này xuyên suốt từ phía thượng lưu về hạ lưu’. Theo ông thì nhận định như vậy đã thỏa đáng chưa?

Trả lời: Hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2 như được tường thuật trên  báo chí (kể cả các loại báo hình, báo mạng,..) là nghiêm trọng và phải được xử lý nghiêm túc và khẩn trương. Dòng thấm phát sinh do mức nước chênh lệch giữa thượng và hạ lưu đập. Cho đến nay, tỷ lệ đập bị mất an toàn do tác động của dòng thấm (trong thân đập và cả trong nền đập) là khá cao trên thế giới. Không được phép để nước thấm tràn ra mái hạ lưu. Nước thấm trong  đập đất thì phải qua tầng lọc trước khi ra phía hạ lưu.   Nước thấm trong đập bê tông thì được gom lại trong các hành lang ở thân đập để chuyển xuống hạ lưu theo đường riêng. Dòng thấm xuyên qua  đập Sông Tranh 2 chảy tràn ra mái hạ lưu đập phải được khắc phục ngay và triệt để. Tôi chưa rõ căn cứ từ đâu để cho phép thấm  30 l/s ra mái hạ lưu đập bê tông đầm lăn (là loại bê tông ít xi măng được dùng ở nước ta trong khoảng 10 năm nay). Thi công công trình bê tông khối lớn thì đương nhiên phải thức hiện theo từng khối đổ. Tuy nhiên các chỗ tiếp giáp (’khe’) bao giờ cũng phải được xử lý chống thấm rất cẩn thận chứ không thể để nước từ thượng lưu xuyên qua đập ra mái hạ lưu.

Hỏi:  Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) và các cơ quan có trách nhiệm đã xem xét tại hiên trường, xác định nguyên nhân & sơ bộ đưa ra một số biện pháp khắc phục. Xin ông cho biết ý kiến về những nhận định, kết luận của các cơ quan đó

Trả lời: Tôi chưa được đọc văn bản chính thức của các cơ quan nói trên. Song qua tin tức đăng trên báo, tôi thấy  các cơ quan có trách nhiệm đã làm việc khẩn trương và bước đầu đưa ra những nhận định thẳng thắn. Tuy nhiên, có thể do hạn chế của khuôn khổ tin tức trên báo chí nên còn có một số câu hỏi mà bạn đọc, nhất là giới chuyên môn, băn khoăn và mong muốn được trao đổi thêm như:

-        Liệu việc bỏ sót đường ống dẫn nước trong thân đập có phải là nguyên nhân duy nhất gây ra dòng thấm tràn ra mái hạ lưu?

-       Những nhận định: ‘có nhiều vết nước rò rỉ xuất hiện không theo trật tự của khe mà theo hình dạng ngoằn ngoèo…’ và ‘không thấy xuất hiện vết nứt ở thân đập (?) và vỏ đập..’có mâu thuẫn? ‘Vỏ đập’ chắc được hiểu là mái hạ lưu, còn ‘thân đập’ là mặt đập. Theo cách hiểu thông thường, thân đập là toàn bộ phần giữa đập, không kể móng đập, thì tuy chưa thể khẳng định có hay không có  các ‘vết nứt’ nhưng đã có các ‘khe’ chưa được xử lý mà theo đó nước trào ra mặt hạ lưu (nhận định của Ban Quản lý Thủy điện 3)? 

-       Biện pháp khắc phục chủ yếu là ‘thông toàn bộ các ống thu nước trong hân đập bị tắc…Nếu ống nào không thông tắc được thì khoan bổ sung ngay… Hoàn thiện rãnh thoát nước trong hành lang thân đập…’ nghĩa là làm thoát nước ở hành lang thân đập.  và chất lượng thân đập. Trong khi vẫn nhận định ‘lượng nước thấm qua thân đập 30 l/s là lớn..’ mà không thấy đề cập đến việc giảm bớt lượng nước thấm. Cũng không thấy nhắc đến chất lượng thân đập… (những trích dẫn trên theo báo Nhân Dân số ra  ngày 22/3/202).

 Hỏi:  Các chỗ nước chảy ra mái hạ lưu đang được trám để bịt lại. Rồi sẽ đục thêm đường ống thoát nước… Theo ông thì biện pháp này đã đủ chưa? Nếu chưa thì có thể dùng các biện pháp nào?

Trả lời: Việc bịt các chỗ nước chảy ra mái hạ lưu không thể coi là biện pháp đảm bảo chống thấm triệt để, ổn định lâu dài, cho đập bị thấm như thế này. Việc làm thông nước xuống hạ lưu là cũng có thể tiến hành song nếu chỉ như vậy thì nước thấm sẽ không giảm. Hơn nữa, nếu chất lượng thân đập không đảm bảo thì sẽ gây hậu quả phức tạp. Cần thận trọng khi khoan đục thân đập khi nước còn cao trong hồ.

Theo tôi, cần phải chống thấm từ mặt thượng lưu đập. Do dùng ít xi măng nên khả năng chống thấm của bê tông đầm lăn bị hạn chế hơn so với bê tông thường. Khả năng chống thấm tại mặt thượng lưu đập bê tông đầm lăn phải được đặc biệt coi trọng, chẳng hạn như ở đập Miel 1 (Columbia), đập  bê tông đầm lăn cao nhất thế giới 188m kể đến trước năm 2007, người ta đã dán lớp màng chống thấm (geomembrane) ngay từ trước lúc tích nước hồ để đảm bảo tuyệt đối không thấm.  Đối với đập Sông Tranh 2, để gia cố chống thấm cho mặt thượng lưu, có nhiều cách giải quyết. Nếu xử lý ‘khô’ thì  phải hạ thấp mức nước hồ, làm khô mái thượng lưu rồi dán màng chống thấm như đã nêu ở trên, hoặc sơn phủ đặc biệt chống thấm, hoặc phụt lớp gia cố chống thấm cho bê tông phía mặt thượng lưu,… Tuy nhiên, nếu xử lý khô thì phải hạ mức nước hồ, vừa đòi hỏi thời gian, vừa thiệt điện năng.

Giải pháp hiệu quả nhất  với công nghệ mới là dán lớp màng chống thấm (geomembrane) vào mặt thượng lưu và thi công trong nước. Giải pháp này không chờ giảm mức nước hồ, nhà máy thủy điện vẫn hoạt động bình thường và đã được áp dụng thành công cho nhiều trường hợp tương tự trên thế giới, như trường hợp đập bê tông đầm lăn Platanovryssi (Hy Lạp) năm 2002. Đập này cao 95m và có vết nứt nhỏ trên mái thượng lưu và dòng thấm tràn ra mặt hạ lưu với lưu lượng cũng khoảng 30 l/s, tượng tư như lượng thấm ở đập Sông Tranh 2.

Đập bị nứt và nước thấm ra mái hạ lưu

Công nhân lặn dán các tấm màng chống thấm phủ mặt thượng lưu đập

Không còn dòng thấm sau khi xử lý

 

www.vncold.vn

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o