» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81277701

 
Hộp thư
Gửi bài viết này cho bạn bè

Có nên tăng giá điện?[13/07/17]
Giá cả điện, một sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế vẫn thuộc độc quyền nhà nước. Hiện nay, Bộ Công thương qui định giá quá rẻ nên nên chủ yếu chỉ có nhà nước là người sản xuất và đầu tư chính. Do giá rẻ, Việt Nam trong nhiều năm nay đã là nơi hấp dẫn công nghệ gây ô nhiễm từ Trung Quốc (TQ) như sản xuất thép, aluminum, v.v.

Có nên tăng giá điện?



 

Vũ Quang Việt (Mỹ)

 

Giá cả điện, một sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế vẫn thuộc độc quyền nhà nước. Hiện nay, Bộ Công thương qui định giá quá rẻ nên nên chủ yếu chỉ có nhà nước là người sản xuất và đầu tư chính.  Do giá rẻ, Việt Nam trong nhiều năm nay đã là nơi hấp dẫn công nghệ gây ô nhiễm từ Trung Quốc (TQ) như sản xuất thép, aluminum, v.v.  Cũng vì giá rẻ, sử dụng điện quá lớn, do đó yêu cầu đầu tư về điện, để đáp ứng nhu cầu ngày càng vượt khả năng của nền kinh tế và ngân sácch. Và cuối cùng, cũng vì giá rẻ, nên chỉ có thể tăng sản xuất điện bằng nhà máy dùng than, gây thêm ô nhiễm.

Giá điện ở Việt Nam (VN) rõ ràng là giá quá rẻ, thuộc loại rẻ nhất thế giới. Giá bán điện lẻ bình quân ở VN năm 2015 là 1622 đồng một kwh, tức là 7.5 xu US. Ở TQ là 8 xu, Ở Mỹ là 13 xu/kwh (coi bảng 1a).  Ở nhiều nước châu Âu điện bán trên 20 xu, có nơi gần 40 xu.

 

Bảng 1a. Giá một kwh giờ điện ở một số quốc gia, 2015

Quốc gia

Giá kwh

Quốc gia

Giá kwh

Vietnam

7.5 xu

Philippines

19-25 xu

Trung Quốc

8 xu

Mỹ

13 xu

Indonesia

11 xu

Singapore

25 xu

Malaysia

5-13 xu

Nhật

20-24 xu

Thailand

6-13 xu

 

 

Chú thích: Nếu chỉ một giá, đó là giá trung bình, còn không là khoảng giá tùy mục đích sử dụng.  Nguồn: Wiki, Statistica, Eurostat

 

Theo nhiều nghiên cứu ở Mỹ, cứ tăng giá 1% thì người sử dụng trong gia đình sẽ giảm sử dụng điện từ -0.382% đển -0.613%, sử dụng trong thương mại và văn phòng giảm ‑0.747% và trong công nghiệp giảm từ -0.522% đến -0.866%. Tức là độ co giản của cầu đối với thay đổi giá là khá lớn. Một nghiên cứu về một số nước châu Á cho thấy, ởPhilipin, độ co giãn cao hơn từ -012% đến - 0.35%; ở Thái Lan, độ co giản là từ -0.16% to -1.53%; ở Ấn Độ, độ co giãn thấp hơn nhiều, chỉ vào khoảng -0.06% đến -0.15% vì người dân không có lựa chọn nào khác để di chuyển.  Tuy chưa có công trình nào nghiên cứu về độ co giãn của cầu ở Việt Nam vì thiếu thông tin về sử dụng điện nhưng việc tăng giá dựa vào các nghiên cứu ở trên cho thấy tăng giá đương nhiên sẽ đưa đển giảm sử dụng điện.

Giá rẻ khuyến khích tiêu dùng trong mọi khu vực, từ sản xuất đến tiêu dùng, phí phạm điện. Người dân và đặc biệt khu hành chính phi sản xuất chắc chắn đã sử dụng điện trong sinh hoạt hàng ngày vì giá rẻ. Nhưng trong sản xuất, ngoài việc dùng phí phạm, công nghệ dùng nhiều điện như khai thác bô xít, sản xuất xi măng, sắt thép được khuyến khích, và lại có khuynh hướng sử dụng công nghệ rác ngốn điện chủ yếu là tiếp nhận máy móc thứ cấp từ Trung Quốc.

Sử dụng điện trên đầu người so với 1 USD GDP làm ra ở Việt Nam cao hơn hẳn các nước trong khu vực (số liệu năm 2014 ở dưới cho thấy điều này). Cứ 1 USD GDP thì VN cần 0.714 kwh, cao hơn 66% so với Thái Lan,70% so với Malaysia và  gần gấp 3 so với Philippines.  Ngay cả tính GDP theo sức mua so sánh (GDP-PPP), tức là VN giầu hơn vì giá tương đối rẻ hơn, sử dụng điện trên 1 USD-PPP vẫn cao hơn các nước trên (coi bảng 1b).

Bảng 1b. Sử dụng điện và GDP bình quân đầu người 2014

Sử dụng điện đầu người (Kwh)

GDP đầu người

GDP-PPP đầu người (tính theo sức mua so sánh)

Tỷ lệ sử dụng điện trên 1USD

GDP

GDP-PPP

Trung Quốc

3927

7693

13709

0.510

0.286

Indonesia

814

3500

11563

0.233

0.070

Malaysia

4646

11306

31193

0.411

0.149

Philippines

706

2873

7308

0.246

0.097

Thái Lan

2566

5970

16776

0.430

0.153

Việt Nam

1439

2015

5879

0.714

0.245

 

Nguồn: Sử dụng điện từ World Bank, GDP đầu người từ Liên Hiệp Quốc (LHQ). GDP-PPP tính cho năm 2014 là dựa vào tỷ lệ GDP-PPP/GDP năm 2015. Số liệu GDP-PPP của World Bank. Số liệu GDP của LHQ.

 

Không chỉ sử dụng điện cao hơn nhiều nước khác so với GDP đầu người, sử dụng điện ở VN lại tăng mạnh. Từ 2010 đến 2015, sử dụng điện tăng ở mức bình quân năm 12%  so với tốc độ tăng GDP bình quân năm là 6.0% và tốc độ tăng GDP đầu người là 4.8%. Và nhu cầu điện tăng vượt xa cả tăng tốc bình quân năm chưa đến 4% của khu vực công nghiệp, xây dựng và khai khoáng (coi bảng 2).

Bảng 2. Nhu cầu điện trên thị trường Việt Nam

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng lượng điện bán (Mil. Kwh)

85689

94657

105474

115263

128628

143682

Bán cho sản xuất

53718

60445

67053

73780

83160

93305

Bán cho phi sản xuất

31971

34212

38421

41483

45468

50377

Tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện trong

Sản xuất

13%

11%

10%

13%

12%

Phi sản xuất

7%

12%

8%

10%

11%

Nguồn:Báo cáo của EVN (2016 Vietnam Electricity Annual Report).

 

Dự  báo năng lượng từ nay cho đến năm 2035  cho các nước ASEAN của Tổ chức năng lượng Thế giới (EIA) ướcđiện tăng ở mức bình quân năm là 4.2% trong khi GDP bình quân đầu người khu vực tăng bìnhh quân năm 3.7%. Có thể hiểu được là điện tăng nhanh hơn ở các nước còn nghèo vì  thành thị hóa, người thành phố dùng nhiều điện hơn nông thôn. Khi giầu hơn, tình hình khác hẳn, ở Australia,  theo một nghiên cứu, 1% tăng GDP chỉ tăng nhu cầu điện tăng 0.51%, một nghiên cứu khác tính là điện chỉ tăng i0.32% - 0.41%.

Tuy thế thời gian qua và nếu không có gì thay đổi thì sắp tới điện ở VN vẫn tăng ở mức 2 con số, vượt xa mức tăng ở các nước ASEAN và vượt xa tốc độ tăng GDP. Nghiên cứu của World Bank về điện cho Việt Nam cũng đánh giá là giá rẻ, và sử dụng tăng quá cao.

Nếu tiếp tục tăng sử dụng điện như thế ngân sách sẽ phải đầu tư vào điện rất lớn bởi vì tư nhân và nước ngoài không ai dại gì nhảy vào ngành không đem lại lợi nhuận do giá quá thấp. Cũng do giá quá thấp, các công nghệ sạch sản xuất điện tái tạo như điện gió, điện mặt trời cũng không thể phát triển. Nhà nước để giảm chi phí đã đâm đầu vào điện than để phục vụ công nghệ rác nhập từ TQ.

Giá điện rẻ sẽ không thể tiếp tục mãi nhất là nguồn cung thủy điện đã coi như bão hòa. VN hiện nay có nguồn cung từ thủy điện 38%, than 33.5%, khí 20.7%, dầu xăng và diesel 7.4%, chỉ có 0.4% là điện tái tạo.  

VN cần tăng giá điện, để khuyến khích đầu tư của tư nhân và nước ngoài vào ngành điện. 

Nếu thực hiện đúng đắn việc tăng giá qua áp dụng giá cạnh tranh thị trường có thể tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Tiền do Tổng công ty Điện lực VN, sau khi bổ xung vào định mức chi phí và khấu hao qui định (do đó là doanh nghiệp dộc quyền nhà nước) sẽ thu về ngân sách và chỉ được phép sử dụng để đầu tưu vào ngành điện (nếu cần) đặc biệt là vào công nghệ điện không khói như điện mặt trời, điện gió.  

Chính sách là tiến tới thị trường cung cấp điện cạnh tranh giá, nhưng EVN vẫn đóng vai trò độc quyền trong chuyển tải điện.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o