|
Hệ thống dẫn nước sạch dài nhất thời cổ đại |
Đó là Cầu cạn Valens (Aqueduct of Valens) một hệ thống ống dẫn nước được xây dựng vào cuối thế kỷ 4 sau Công nguyên để cung cấp cho Constantinople, thủ đô của đế chế La Mã phía đông, nay là Istanbul thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, trong vùng tiếp giáp giữa hai châu lục Á - Âu. Việc xây dựng cầu dẫn nước bắt đầu dưới triều đại của hoàng đế La Mã Constantius II (r. 337–361) và được hoàn thành vào năm 373 với hoàng đế Valens (r. 364–378). Hệ thống dẫn nước vẫn được sử dụng trong nhiều thế kỷ. Phần cầu dễ nhìn thấy nhất tồn tại ở quận Fatih của Istanbul, một địa danh quan trọng trong thành phố, với những vòm và cột đá vượt qua thung lũng, nối ngọn đồi mà ngày nay tại đó có Đại lộ Atatürk, nhiều trường Đại học, Nhà thờ nổi tiếng…
Từ thế kỷ thứ V, người dân Constantinople đã dùng nước chảy qua kênh này vượt quá 500 km lúc đầu. Điều đáng ngạc nhiên và ngưỡng mộ là người ta đã có cách để giữ cho cơ sở hạ tầng hùng vĩ này sạch sẽ mà ngày nay, các nhà khoa học mới phát hiện được. Các mẫu thu thập được cho thấy lớp vụn vôi (limescale) có giá trị dưới 30 năm đã hình thành, mặc dù các kênh đào được biết đã hoạt động trong hơn bảy thế kỷ, cho đến ít nhất là những năm 1100.
Nhà cổ sinh vật học Gül Sürmelihindi (Đại học Johannes Gutenberg CHLB Đức) cho biết: “Điều này có nghĩa là toàn bộ hệ thống dẫn nước đã được bảo trì và làm sạch cặn bẩn trong nhiều thế kỷ, cho đến tận trước khi nó ngừng hoạt động.
LNQ tổng hợp theo tư liệu nước ngoài
…
Mời download & xem file đính kèm.
|