» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81322900

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Góp ý kiến Dự án: Lập quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng, đoạn qua Hà Nội [22/12/07]
Giải đất ngoài đê bên hữu ngạn vốn là đất bãi có giá trị thấp, hàng năm bị ngập lụt vào mùa lũ, không có kết cấu hạ tầng gì ngoài bến sông nhỏ để tiếp nhận các bè tre gỗ...

Góp ý kiến Dự án:

 

LẬP QUY HOẠCH CƠ BẢN

 PHÁT TRIỂN KHU VỰC SÔNG HỒNG, ĐOẠN QUA HÀ NỘI

 

                                                                               TS. PHẠM SỸ LIÊM

PCT TỔNG HỘI XÂY DỰNG VIỆT NAM

 

 

 

 

Bãi sông Hồng mùa cạn tại Hà Nội

1- Sự cần thiết của Dự án

            Hà Nội là thành phố ven sông, ngày nay đang trở thành thành phố bao bọc sông Hồng vào giữa nhờ xây dựng một loạt cầu qua sông.

            Giải đất ngoài đê bên hữu ngạn vốn là đất bãi có giá trị thấp, hàng năm bị ngập lụt vào mùa lũ, không có kết cấu hạ tầng gì ngoài bến sông nhỏ để tiếp nhận các bè tre gỗ làm vật liệu xây dựng từ mạn ngược và các thuyền nước mắm, muối từ ven biển về. Ban đầu số dân sinh sống ở bãi Phúc xá không nhiều, chủ yếu kiến ăn bằng nghề khuân vác ở bến và đánh xe    chở  hàng hóa trong  nội thành. Ngoài ra còn một số làm nghề chài lưới trên sông. Dần dần dân nghèo tứ xứ về ngày càng đông, tìm chỗ tá túc tại nơi đây vì gần chợ Đồng Xuân và khu phố cổ và dễ kiếm đất dựng lều. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã viết một số bài thơ hay về cái xã hội đói nghèo này.

            Từ khi đổi mới, số dân “ngoài đê” tăng lên nhanh chóng do dòng người nhập cư từ nơi khác đến, và cả những người “trong đê” ra đây mua đất làm nhà. Nhiều phố phường tự phát hình thành và chính quyền thành phố phải chạy theo đầu tư xây dựng một số công trình đường, điện nước. Tổng số dân từ vài vạn khi chấm dứt chiến tranh chống Mỹ đã tăng vọt lên hàng chục vạn!

            Hà Nội ngày nay đang được quy hoạch và đầu tư xây dựng thành thành phố hiện đại để xứng đáng là Thủ đô của quốc gia đang phát triển mạnh mẽ. Vùng Đại thị Hà Nội (Hanoi Metropolitan Area) đang hình thành. Trong bối cảnh đó Hà Nội không thể để tiếp tục tồn tại một khu vực dân cư lộn xộn, bệ rạc như vậy ngay sát khu vực trung tâm của mình. Một dự án quy hoạch phát triển khu vực ngoài sông là hết sức cần thiết.

            Trong bài tham luận ngắn này tôi không có điều kiện áp dụng cách phân tích PEST (PEST analysis) để đánh giá toàn diện khu vực ngoài đê này về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ, tuy vậy tôi nghĩ vẫn có thể cảm nhận được sự cần thiết và tính kịp thời của Dự án này do các chuyên gia Hàn quốc giúp lập ra. Vấn đề mà nhân dân và các nhà hoạch định chính sách còn phân vân là quy mô dự án có quá lớn so với khả năng hiện có, và các vấn đề hữu quan đã được nghiên cứu chu đáo hay chưa.

 

2- Quy mô của Dự án

            Quy mô Dự án trước tiên được quyết định bởi phạm vi dự án và tiếp theo là nội dung phát triển không gian trong phạm vi đã định.

            Thực ra vấn đề bức xúc hiện tại của khu vực “ngoài đê” là:

-         vấn đề chỉnh trị dòng sông;

-         vấn đề cải tạo khu vực dân cư ngoài bãi phía hữu ngạn từ Cầu Thăng long đến cầu Vĩnh Tuy.

a-Việc chỉnh trị dòng sông đoạn qua Hà Nội gắn bó với việc chỉnh trị dòng sông cả phía thượng lưu và hạ lưu. Dự án đã hợp tác với Viện Khoa học Thủy lợi về vấn đề này, sử dụng được các tư liệu phong phú đã tích lũy được. Tuy vậy vẫn còn nhiều ý kiến của cả một số chuyên gia và từ phía người dân. Tôi nghĩ cả hai phía Hàn Quốc và Việt Nam đã rất coi trọng vấn đề này và bỏ nhiều công sức nghiên cứu, đưa ra các kết quả đáng tin cậy. Vả lại việc chỉnh trị sông có mặt liên quan đến toàn bộ dòng sông (kể cả phần trên đất Trung Quốc), dù có phát triển hoặc không phát triển đoạn sông Hồng qua Hà Nội thì vẫn phải quan tâm để đảm bảo an toàn chống lũ và giao thông đường thủy  trong toàn bộ lưu vực sông, nhưng mặt khác lại có phần liên quan trực tiếp đến việc phát triển đoạn sông qua Hà Nội, chẳng hạn việc làm đê, xây cầu, công viên, công trình nhà cửa làm cản trở và đổi hướng dòng chảy v.v… Vì vậy tôi nghĩ Dự án chỉ cần tập trung xem xét phần này thôi, nhất là hiện trạng thắt cổ chai tại mặt cắt sông khu vực cầu Long Biên và cầu Chương Dương.          

b-Việc cải tạo khu vực dân cư ngoài bãi đã trở nên rất cấp thiết rồi vì mấy lẽ sau:

        - số dân cư sẽ đông lên nhanh chóng, có thể lên đến vài ba chục vạn và không chỉ rải dọc hữu ngạn mà sẽ bành trướng cả sang bên tả ngạn nhờ sự có mặt của các cây cầu. Do đó càng muộn ngày nào thì vấn đến giải phóng mặt bằng và tái định cư càng trở nên phức tạp và nặng nề thêm !

            - điều kiện sinh sống thấp kém của dân, vấn đề ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội tại khu vực này đang đặt ra cho chính quyền thành phố nhiều vấn đề gai góc cần giải quyết để đưa Thủ đô tiến lên văn minh, hiện đại.

            Như vậy đoạn sông Hồng mà Dự án cần quan tâm trước hết  là khu vực 2 và Khu vực 3, từ Cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì với tổng chiều dài  22 - 23 km.

            Tuy vậy tôi vẫn đồng tình với phạm vi Dự án mở rộng ra cả đoạn sông dài 40 km thuộc phạm vi Hà Nội để lập quy hoạch phát triển, không những thế Dự án cũng nên đề cập đến hiện trạng và phương hướng phát triển các đoạn sông ở thượng lưu và hạ lưu  gần kề  Hà Nội trong bối cảnh Vùng Đại thị Hà Nội đang được hình thành. Phạm vi Dự án thì mở rộng nhưng  trọng điểm phát triển  của Dự án thì vẫn là Khu vực 2 và Khu vực 3, ít nhất là từ nay đến 2020.

            Tại hai Khu vực trọng điểm nói trên, Dự án nên mở rộng phạm vi phát triển vào cả bên trong đê mà bề rộng phải phát triển dọc đê này rộng hẹp bao nhiêu thì tùy từng  đoạn cụ thể, nhưng tại hai đầu các cầu thì cần có sự khớp nối phát triển với các khu vực khác. Việc mở rộng phạm vi này là cần thiết để:

-         hài hòa kiến trúc và hạ tầng tuyến phố hai bên đường đê;

-         có thêm đất để tái định cư và phát triển đô thị trong phạm vi dự án. 

c- Nội dung quy hoạch không gian bao gồm 3 phần chính là công viên ven sông, đường  ven sông, cải tạo và phát triển đô thị ven sông. Tôi nhất trí với định hướng phát triển nêu ra trong quy hoạch.

d- Tầm nhìn của quy hoạch: Phần trọng điểm phát triển có tầm nhìn đến 2020, còn phần thượng lưu và hạ lưu thì nên có tầm nhìn đến 2025 hoặc xa hơn vì còn cần kết nối với quy hoạch phát triển Vùng Đại thị Hà Nội và dãn tiến độ huy động vốn.

 

3- Các vấn đề khác

            Một Dự án lớn như thế này, tuy đã được nghiên cứu công phu và huy động nhiều chuyên gia giỏi, cũng không tránh khỏi việc phải tiếp tục bổ sung một số vấn đề, như:

a- Cần đặt Dự án trong toàn  bộ Quy họach phát triển Thành phố Hà Nội  từ nay đến 2020. Hiển nhiên, cùng một lúc Hà Nội còn nhiều Dự án lớn khác cấp bách cần phải thực hiện, cần kết nối chúng lại theo cùng một ý đồ, để tạo thành khu vực phát triển liên hoàn hiện đại rộng lớn, tránh những sự chồng chéo hoặc rời rạc và các chủ trương giải pháp mâu thuẫn nhau, đồng thời Hà Nội còn phải đóng vai trò đô thị hạt nhân của Vùng Đại thị Hà Nội và Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

            Khu vực đô thị mới thuộc Dự án rất gần với Quận Hoàn Kiếm hiện đang quá tải về mật độ dân số, vì vậy cần xem xét việc gánh một phần nhiệm vụ giảm tải dân số cho quận Hoàn Kiếm.

b- Tuy Quy hoạch có mục 9 về khảo sát ảnh hưởng môi trường và phương án giảm thiểu ô nhiễm nhưng có lẽ nên có phần đánh giá tác động môi trường kỹ càng hơn. Dự án có tác động tốt đến môi trường sinh sống của cư dân Hà Nội, tăng diện tích cây xanh, tạo cảnh quan đẹp tại trung tâm Thành phố. Tuy vậy, cần đánh giá cẩn thận hơn về tác động đến môi trường nước, cả nước mặt lẫn nước ngầm, trong phạm vi Hà Nội và khu vực hạ lưu do nhiều tác nhân gây ra ngoài nước thải sinh hoạt như sự cố tràn dầu, các chất hóa học dùng trong quản lý công viên cây xanh và sân gôn v.v… Nói chung cần có phần đánh giá tác động môi trường toàn diện hơn trên phạm vi rộng lớn hơn.

c- Dự án có mục 7.6  về quy hoạch giải phóng mặt bằng. Đây là chủ đề được nhân dân và Chính phủ rất quan tâm vì hiện nay việc đền bù và giải phóng mặt bằng đang là thách thức lớn trong phát triển đô thị cả nước và là nguyên nhân gây bất ổn xã hội tại một số nơi. Tôi nghĩ sắp tới Nhà nước chắc sẽ phải đổi mới chính sách thu hồi đất phục vụ phát triển. Điều chú ý là việc giải phóng mặt bằng tại Hà Nội không chỉ bó gọn tại khu vực ngoài sông này, vì vậy chính quyền thành phố cần lập ra chương trình và kế hoạch thu hồi đất từ nay đến 2020 để tổ chức thực hiện một cách bài bản hơn, có tính chuyên nghiệp cao chứ không dừng lại ở mức gặp đâu xử lý đấy hoặc “đồng khởi giải phóng mặt bằng”

d- Đối với mục 10 về Chiến lược phát triển và Quy hoạch xây dựng các công trình, nếu chấp nhận đề xuất dãn tiến độ và mở rộng chút ít vi phạm dự án cũng như kết nối với toàn bộ Quy hoạch Thành phố và Quy hoạch Vùng Đại thị Hà Nội thì cần được  tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn nữa.

 

4- Kết luận

a- Tôi nhất trí cao với chủ trương phát triển khu vực Sông Hồng đoạn qua Hà Nội vì rất cần thiết và kịp thời.

b- Về tổ chức thực hiện: nên được sớm thông qua và khởi động để khỏi lỡ thời cơ nhưng nên tập trung vào khu vực trọng điểm ở đoạn giữa.

c- Còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoặc điều chỉnh và có đủ thời gian để làm việc này.,.

 

                                                                        Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2007

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o