» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81362708

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Suy nghĩ về các vết nứt của đốt hầm Thủ Thiêm. [30/8/08]
Theo TTXVN ngày 23 tháng 8 năm 2008, tại bể đúc 4 đốt hầm chui tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, mật độ các vết nứt nhiều hơn so với báo cáo của đơn vị tư vấn cũng như chủ đầu tư.

Suy nghĩ về các vết nứt của đốt hầm Thủ Thiêm

TS Tô Văn Trường

 

Theo TTXVN ngày 23 tháng 8 năm 2008, tại bể đúc 4 đốt hầm chui tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, mật độ các vết nứt nhiều hơn so với báo cáo của đơn vị tư vấn cũng như chủ đầu tư. Cả 4 đốt hầm đều bị rạn nứt với mật độ dày đặc cả bên trong lẫn bên ngoài. Hiện nay, chưa có thống kê đầy đủ về số lượng vết nứt nhưng theo một số kỹ sư thi công thì cả 4 đốt hầm sau khi đúc xong giống như được phủ một lớp men rạn, thậm chí một số chỗ nước thấm qua dài hơn 1 m bê tông làm ố cả một mảng hầm.

Các vết nứt ở đốt hầm Thủ Thiêm (Ảnh chụp của  ĐG)

Hầm Thủ Thiêm là công trình trọng điểm quốc gia nên chất lượng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, bởi vì nếu đưa sản phẩm không đảm bảo chất lượng vào thi công, đến khi xảy ra sự cố thì hậu quả khó lường. Lãnh đạo Bộ Xây dựng và UBND thành phố HCM thống nhất thuê đơn vị tư vấn độc lập để đánh giá chất lượng tổng thể của 4 đốt hầm để quyết định khắc phục các vết nứt hay phải đúc lại toàn bộ là giải pháp đúng đắn. 

            Trong khi chờ đợi việc kiểm tra, kết luận của đơn vị tư vấn độc lập, tôi muốn nêu lên một số bài học kinh nghiệm liên quan đến chất lượng công trình. Trong một dự án do Thụy Điển tài trợ, sau khi khảo sát công trường, chuyên gia Thụy Điển góp ý kiến bê tông đã đổ không đạt chất lượng. Phía Việt Nam trình ra các kết quả thử nghiệm cho thấy những thành phần cát, cấp phối, xi măng, nước trộn... đều đạt chất lượng, thế thì tại sao lại nói bê tông không đạt chất lượng? Chuyên gia Thụy Điển kiên nhẫn giải thích rằng bê tông không đạt chất lượng là do thao tác đổ bê tông không đúng, khiến cho hỗn hợp bê tông đổ xuống một thời gian ngắn khi bê tông chưa kịp khô thì nước chảy một phía, cát và cấp phối quy tụ phía khác. Thao tác đổ bê tông góp một phần quan trọng quyết định chất lượng của bê tông, nhưng công nhân làm không đúng còn kỹ sư công trường không giám sát chặt chẽ. Nói một cách dễ hiểu, giống như là ta có bột tốt, đường tốt, trứng tốt..., nhưng thao tác cho cái nào vào trước, đánh bột bánh, để lửa to nhỏ không đúng thì vẫn không có bánh ngon tuy rằng bột, đường, trứng đều tốt. Vì thế, việc đổ bê tông cần có thiết bị và các bước chuẩn bị đúng cách, các điều kiện môi trường bên ngoài phù hợp trong các khoảng cho phép và bảo dưỡng bê tông cũng phải theo đúng bài bản. 

Trong một dự án khác, một nhà thầu phụ Thái Lan đến Việt Nam mang theo cả những công nhân lành nghề người Thái, nhiều người chưa tới cấp cao đẳng mà chỉ ở cấp trưởng nhóm của một bộ phận nhỏ nào đó. Và ngạc nhiên thay khi quan sát công việc họ làm: trưởng nhóm trực tiếp đứng ra lo điều hành việc đổ bê tông! Tại sao nhà thầu phụ Thái Lan này chịu bỏ phí tổn cao và cất công mang công nhân Thái qua đây là điều đáng cho ta phải suy nghĩ. Dĩ nhiên là còn có yếu tố khác, như là ngôn ngữ, nhưng tay nghề và kinh nghiệm trong các thao tác chủ chốt là yếu tố rất quan trọng đối với họ.

Trong một dự án khác nữa, một nhà thầu nước ngoài thuê công nhân trong nước thực hiện công tác gia cố đất bằng phương pháp trộn đất với xi măng. Nhà thầu này không chỉ đạo và giám sát công nhân chặt chẽ, khiến cho kết quả thử nghiệm gia cố đất không đạt. Cách công trường dự án này vài chục km, với điều kiện địa chất tương tự, với cùng loại thiết bị và áp dụng cùng phương pháp, pha trộn xi măng cùng tỷ lệ, thì một nhà thầu trong nước thực hiện tốt công tác gia cố đất, kết quả các thử nghiệm đều đạt. Quan sát kỹ thì mới thấy thao tác mà công nhân nhà thầu này làm đúng quy trình, chẳng hạn máy nạp hỗn hợp xi măng và đất phải trộn đều tỷ lệ cả chiều sâu, nạp hỗn hợp đi lên xuống hai lần. Trong khi đó, nhà thầu nước ngoài nói trên lại không để ý, kiểm tra công nhân của họ làm ra sao, dẫn đến tình trạng để cho công nhân thiếu tay nghề, thiếu hướng dẫn, làm chiếu lệ thì phải nhận hậu quả là điều dễ hiểu.

Tôi nêu vấn đề này ra để các ban ngành tham khảo, từ đó bổ sung các quy chuẩn cần thiết, chú trọng việc đào tạo nhân viên trung cấp và công nhân lành nghề trong một số thao tác chủ chốt của công trình, in ấn và cung cấp cẩm nang thi công, tái đào tạo thường kỳ... Bài học ở các trường hợp trên là mỗi người, mỗi cấp, dù là cấp thấp nhất đều có vai trò ảnh hưởng đến thành bại của cả dự án. Yếu tố trên hết vẫn là con người: phải có kỹ sư, đốc công, trưởng nhóm... ở công trường có đủ tay nghề và kỹ năng đúng mức, và có đủ cái tâm để lo cho công việc được chu toàn./.

(www.vncold.vn)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o