» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81261855

 
Tư liệu
Gửi bài viết này cho bạn bè

Tác động tới các đập của trận động đất ở Tứ Xuyên Trung Quốc. [09/10/08]
Ngày 12/5/2008, một trận động đất mạnh nhất trong vòng hơn ba mươi năm qua xảy ra làm rung chuyển trấn Văn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Mặc dù có một số đập lớn ở gần tâm chấn nhưng không có đập nào bị vỡ. Ngay lập tức, một chương trình theo dõi và giám sát chuyên sâu đã được tiến hành cũng như các biện pháp khắc phục các hư hỏng của một số công trình

Tác động tới các đập của trận động đất

ở Tứ Xuyên Trung Quốc


            Ngày 12/5/2008, một trận động đất mạnh nhất trong vòng hơn ba mươi năm qua xảy ra làm rung chuyển trấn Văn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Mặc dù có một số đập lớn ở gần tâm chấn nhưng không có đập nào bị vỡ. Ngay lập tức, một chương trình theo dõi và giám sát chuyên sâu đã được tiến hành cũng như các biện pháp khắc phục các hư hỏng của một số công trình.

Trong cuộc họp hàng năm lần thứ 76 của Uỷ ban Đập lớn Thế giới (ICOLD), giáo sư Trần Hậu Quân đã trình bày bản báo cáo của Uỷ ban Đập lớn Trung Quốc, nêu rõ là giới chuyên môn về công trình đập Trung Quốc không chỉ có phản ứng mau lẹ và hoàn toàn kiểm soát tình hình mà đã có những tài liệu toàn diện về tình hình, không chỉ có ích với những người giải quyết tình hình tại chỗ mà còn có giá trị to lớn với cộng đồng công trình đập trên toàn thế giới.

Đặc điểm của động đất và vùng bị ảnh hưởng

Động đất ở Tứ Xuyên xảy ra lúc 14h28’ (giờ địa phương) ngày 12/5/2008. Đây là trận động đất mạnh nhất trong vòng hơn 30 năm qua, cường độ tới 8 độ Richter làm chết hơn 50.000 người (con số cuối cùng vẫn chưa biết vì chúng tôi đi họp báo). Theo Cục Địa chấn quốc gia Trung Quốc, tâm chấn nằm ở toạ độ 31o vĩ bắc, 103,4o kinh đông. Tâm động đất nằm ở độ sâu 10 – 20 km và có tới vài ngàn dư chấn. Dư chấn mạnh nhất  đo được đạt 6,1 độ Richter vào lúc 15h03’ ngày 13/5/2008.

Văn Xuyên là tỉnh lỵ của Tứ Xuyên, cách Thành Đô 100 km về phía tây bắc có số dân 111.800 người. Các tỉnh láng giềng là Cam Túc, Trùng Khánh, Sơn Tây và Vân Nam cũng bị rung động.

Đặc điểm chính của trận động đất ngày 12/5 có thể tóm tắt là: cường độ rất mạnh, thời gian kéo dài, và tác động trải rộng trên một vùng rộng lớn.

Đánh giá sơ bộ nguyên nhân

Các chuyên gia thuộc Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc, Trung tâm Viễn thám Địa lý Không trung Tài nguyên đất Trung Quốc, Viện Giám sát Môi trường Địa chất Trung Quốc và Viện Hàn lâm Khoa học Địa lý Trung Quốc đã cùng nghiên cứu nguyên nhân của trận động đất và có kết luận sơ bộ như sau:

-          Địa tầng Ấn Độ chuyển tới địa tầng châu Á gây nên phay nghịch dốc của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng. Các vật liệu của cao nguyên chuyển động chậm theo hướng đông và bị nghiền nhỏ dọc vùng có cấu trúc núi  non của dãy Trường Nhân phía rìa dông của cao nguyên. Sự chuyển dịch bị bình nguyên cứng nằm dưới lưu vực Tứ Xuyên chặn lại, gây ra ứng lực luỹ tích kéo dài. Năng lượng đó bị đột ngột thoát ra ở khu vực Bắc Xuyên-Ngân Tú thuộc vùng núi Trường Nhân.

-          Động đất có dạng đứt gẫy, đặc trưng bởi lực đè theo chiều kim đồng hồ và chuyển động nén. Cấu trúc gây nên động đất là vùng đứt gẫy kiến tạo núi Trường Nhân. Lực ép từ tây nam đến đông bắc. Trong loại động đất này, tiens trình truyền ứng lực khá chậm và có khuynh hướng gây nên trận động đất mạnh vói các dư chấn kéo dài.

-          Động đất xảy ra nông, nguồn ở độ sâu 10 – 20 km, làm động đất có sức phá huỷ cực lớn.

Các đập lớn trong khu vực và hư hại xảy ra

Vùng tây nam Trung Quốc phong phú về tài nguyên nước và nguồn thuỷ năng và được coi là căn cứ thuỷ điện quan trọng nhất của Trung Quốc. Vì thế nhiều đập và nhà máy thuỷ điện  đã được vận hành hoặc đang được xây dựng trong vùng. Khi động đất xảy ra, gia tốc đỉnh mặt dất của hầu hết các đập trong vùng bị ảnh hưởng đều vượt xa trị số thiết kế. Mặc dù vậy, tất cả các đập trong vùng đều đứng vững trong trận động đất, không đập nào bị vỡ và cũng không có thảm hoạ thứ cấp liên quân dến an toàn đập xảy ra.

Có thể kết luận là, có được điều đó là nhờ có thiết kế đúng đắn, chất lượng xây dựng cao và vận hành và bảo trì khá và xử lý kịp thời mọi sự cố xảy ra.

Tuy nhiên, mặc dù không có đập nào bị vỡ, cũng có nhiều hư hại về kết cấu xảy ra tại nhiều đập lớn trong vùng. Vì thế một chương trình khôi phục rộng lớn trong những tháng tới là cần thiết.

Do các đập trong vùng bị ảnh hưởng có các dạng thiết kế khác nhau nên sự cố này cũng là dịp để nghiên cứu các cơ chế ứng phó và các khả năng hư hỏng của các loại đập khác nhau. Các kỹ sư về đập Trung Quốc hoan nghênh sự hợp tác quốc tế nghiên cứu tiếp về công trình địa chấn.

Ba đập lớn nằm gần tâm chấn động đất Văn Xuyên là: đập đá đổ mái bê tông Tử Bình Bạc (Zipingpu), đập vòm bê tông đầm lăn Sa Phái (Shapai), và đập đá đổ lõi sét Bích Khẩu (Bikou). Không đập nào bị vỡ và chỉ có một điều là ảnh hưởng tới tuổi thọ của đập. Đánh giá nhanh cho thấy tất cả các đập đều trong tình trạng an toàn.

Download! (PDF; 643KB)

(Nguyễn Tiến Đạt, www.vncold.vn)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o