» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81545042

 
Nước, Môi trường & Thiên tai
Gửi bài viết này cho bạn bè

Kết quả nghiên cứu ứng dụng khoa học thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Sơn – Ninh Bình. [07/11/08]
Dự án thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có nhiệm vụ cấp nước và thoát nước cho 1.045 ha bao gồm các ao nuôi tôm thâm canh: 833 ha, bán thâm canh: 212 ha. Nguồn nước và đất rất phù hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHOA HỌC THUỶ LỢI PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
TẠI HUYỆN KIM SƠN - TỈNH NINH BÌNH

Ths Phạm Văn Ban

Ths Trần Kim Cúc và nnk Viện KHTL

          
 
Dự án thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có nhiệm vụ cấp nước và thoát nước cho 1.045 ha bao gồm các ao nuôi tôm thâm canh: 833 ha, bán thâm canh: 212 ha. Nguồn nước và đất rất phù hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm. Toàn bộ vùng Dự án được bao bọc bởi một hệ thống đê có kết cấu, cao trình và chất lượng tốt đảm bảo cho việc bảo vệ các công trình và ao nuôi tôm ở bên trong đồng. Từ năm 2002 sau khi dự án được phê duyệt đầu tư xây dựng đến nay đang phát huy hiệu quả cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát huy thế mạnh từng vùng, nâng cao đời sống nhân dân

1-     Vị trí địa lý và đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên vùng dự án :

Dự án được triển khai trên bãi bồi địa phận 3 xã Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải thuộc Huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình,  vùng được bao bọc bởi 1 bên là biển Đông, và 2 bên là Sông Đáy và sông Càn. Trung bình hàng năm bãi bồi này lấn ra biển từ 75-100m.  Trong vùng địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình so với mực nước biển khoảng + 0,9 ¸ +1,2m, nơi đã khoanh nuôi thuỷ sản có cao độ từ -0,2 ¸ 0,2m. Các yếu tố khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc nuôi tôm. Tuy nhiên đây là vùng ven biển nên hàng năm phải hứng chịu nhiều cơn bão mạnh cấp 11-12 từ biển đông đổ bộ vào, chế độ thuỷ văn vùng thuộc chế độ thuỷ văn Biển Đông và thuỷ văn cửa sông, chịu ảnh hưởng nhiều nhất là cửa sông Đáy, biên độ triều thay đổi lớn  từ 2,2¸3,2 m, chế độ nhật triều không đều, trong tháng có 2 kỳ nước lớn, mỗi kỳ kéo dài 8¸9 ngày, biên độ 1,5¸2,2 m; mỗi ngày xuất hiện một đỉnh triều và một chân triều. Giữa 2 kỳ nước lớn là một kỳ nước kém kéo dài 5¸6 ngày, biên độ 0,5¸1,2 m, trong ngày xuất hiện 1¸2 đỉnh triều và 1¸2 chân triều, tuy nhiên thời gian lên xuống và thời điẻm xuất hiện đỉnh và chân triều không ổn định.

2-     Những yêu cầu về nước phục vụ nuôi tôm thâm canh :

      2.1-Thời vụ nuôi trồng:

     Thời vụ nuôi tôm sú tại vùng như sau:  Tháng 12¸1:         Vệ sinh ao

       Tháng 1¸3:             Cấp nước vào ao

       Tháng 4¸7: Nuôi và thu hoạch

2.2-  Về chất lượng nước:

Bảng 1. Các thông số về chất lượng nước cho nuôi tôm thâm canh

TT

Thông số môi trường

Đơn vị

Vùng Dự án

Giới hạn cho phép

Ghi chú

1

pHkcl

 

7,2 ¸ 7,5

7,5 ¸ 8,5

Dao động trong ngày <0,5

2

Độ mặn

%0

10 ¸ 30

10 ¸ 30

Dao động trong ngày <0,5 %0

3

ôxy hoà tan

mg/l

2,7 ¸ 5,6

         5 ¸ 6

Không nhỏ hơn 4mg/lít

4

Độ kiềm

mg/l

112

> 80 mg CaCO3 /lít

Phụ thuộc dao động của  pH

5

Độ trong

cm

30 ¸ 40

30¸40

 

6

H2S

mg/l

0,012

< 0,03

Độc hơn khi pH thấp

7

Khí Amoniac

mg/l

0,25

0,25

Độc hơn khi  pH và  t0 cao

 

2.3-  yêu cầu về độ mặn trong các giai đoạn nuôi:

- Giai đoạn đầu (Thời kỳ thả tôm giống, khoảng 30¸40  ngày):  25¸30 %0   

- Giai đoạn giữa (khoảng 30¸40 ngày tiếp theo): 15¸20 %0

- Giai đoạn giữa (khoảng 30¸40 ngày tiếp theo): 10 %0

- Trước khi thu hoạch 7¸10 ngày độ mặn trong ao bằng độ mặn giai đoạn đầu.

2.4- Về mực nước cấp cho ao nuôi:

2.4.1- Cấp nước lần đầu:  Được thể hiện theo sơ đồ dưới đây :

 

Nước được đưa vào ao nuôi, một phần nhờ tự chảy và một phần bằng các bơm nhỏ của các hộ gia đình.  Lần cấp đầu tiên cần đạt mực nước ao là 0,7m  (thời kỳ thả giống), sau đó thả tôm giống vào các ao nuôi. Lần cấp này được chia làm 2 đợt, đợt 1 lấy 0,5 m nước trong ao bằng tự chảy và bổ sung tiếp  0,2m  bằng động lực. Thời gian cấp nước lần đầu được xác định cụ thể  như sau:

- Lấy nước vào ao chứa: 2¸3 ngày

- Để lắng và xử lý (bằngclorin): 5¸7 ngày

- Cấp nước vào ao nuôi: 5 ngày

2.4.2-  Cấp nước bổ sung vào ao nuôi:

Trong suốt quá trình nuôi, mực nước trong ao được tăng lên dần dần để phù hợp với sự phát triển của con tôm như  bảng 2:

2.4.3- Cấp nước để thay thế nước trong ao nuôi:

Khi chất lượng nước trong ao nuôi không đảm bảo điều kiện phát triển bình thường (giảm độ mặn, thay đổi pH, độ đục..) cần thay nước, mỗi lần thay tối đa 1/3 lượng nước ao nuôi, thời gian cấp nước trong khi thay từ 1¸2 ngày.

Bảng 2. yêu cầu mực nước  ao nuôi thâm canh trong từng thời kỳ

TT

Thời  kỳ

Độ sâu mực nước (m)

Yêu cầu

1

Chuẩn bị ao nuôi

0,3 ¸ 0,5

Rửa ao 2 ¸ 3 lần, tháo bỏ đi

2

Thả giống

 

 

 

Giai đoạn đầu

0,7

Lấy nước  trong khoảng  10 ngày

 

Sau 10 ¸ 15 ngày

1,2

 

3

Nuôi tôm thịt

1,5 ¸ 1,7

Cứ 10 ngày thay khoảng 20 ¸ 30% lượng nước

4

Nuôi tôm ¸  thu hoạch

1,7

Cứ 10 ngày thay khoảng 20 ¸ 30% lượng nước

 
Bảng 3. yêu cầu mực nước  ao nuôi bán thâm canh trong từng thời kỳ

TT

Thời  kỳ

Độ sâu mực nước (m)

Yêu cầu

1

Chuẩn bị ao nuôi

0,3 ¸ 0,5

Rửa ao 2 ¸ 3 lần, tháo bỏ đi

2

Thả giống

 

 

 

Giai đoạn đầu

0,7

Lấy nước  trong khoảng  10 ngày

 

Sau 10 ¸ 15 ngày

1,0

 

3

Nuôi tôm thịt

1,0 ¸ 1,5

Cứ 10 ngày thay khoảng 20 ¸ 30% lượng nước

4

 Nuôi tôm ¸  thu hoạch

1,5

Cứ 10 ngày thay khoảng 20 ¸ 30% lượng nước

 

2.4.4- Các thông số về môi trường đất (Chất đáy ao nuôi):

- §ất nền đáy vùng dự án là đất sét pha.

- Độ pH > 5, thực tế vùng Dự án có pH = 6,78¸7,23

- Hàm lượng các kim loại nặng (Fe, Pb, Hg, Cd..) và vệ sinh thực phẩm  đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn Việt Nam.

- Các thông số về chất đáy vùng Dự án đảm bảo  tiêu chuẩn nuôi thâm canh.

2.4.5-  Bố trí các loại ao:

- Ao chứa: Ao chứa trong mô hình nuôi thâm canh là một phần quan trọng, để kiểm soát và điều chỉnh  nguồn  nước trước khi đưa vào ao nuôi, cấp lần đầu và các lần bổ sung tiếp sau trong quá trình nuôi. Thường đối với nuôi tôm thâm canh diện tích ao chứa thường chiếm  20% tổng diện tích nuôi.

- Ao nuôi: Với nuôi tôm thâm canh bố trí  ao nuôi hình  vuông kích thước 100 x 100m,  chiều sâu mực nước trong ao trung bình là 1,7m . Đối với nuôi tôm bán thâm canh diện tích ao là 2ha, mực nước  trung bình trong ao là 1,5m.

- Ao lắng và xử lý :  Ao lắng có nhiệm vụ lắng đọng, xử lý lượng nước từ các ao nuôi trước khi thoát nước ra các nguồn tiêu, tránh gây ô nhiễm  môi trường và lây lan dịch bệnh sang vùng khác. Theo kinh nghiệm thì ao lắng có diện tích khoảng 10% diện tích nuôi.

3- Phương án cấp nước và sơ đồ tính toán :

3.1- Phương án cấp nước :

Theo mô hình ít thay nước không tuần hoàn.

Việc cấp nước cho ao nuôi nhằm bù lại lượng nước bị thẩm lậu, bốc hơi và khi môi trường nước trong ao nuôi bị xuống cấp (ô nhiễm, dịch bệnh, nước mưa làm  ngọt hoá..). Mô hình này có ưu điểm là hạn chế được mầm bệnh lây lan do môi trường xung quanh gây ra, có ao xử lý nước thải để bảo vệ môi truờng xunh quanh khu nuôi, diện tích làm ao chứa, ao xử lý ít hơn mô hình nuôi tuần hoàn khép kín.


- Ao chứa nước chọn phương án ao phân tán, phương án này phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và hơn nữa thuận tiện trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng thi công.

3.2- Sơ đồ tính toán  :

 + Cấp nước: Chế độ thủy lực không ổn định của hệ thống cấp nước được mô phỏng bằng phần mềm VRSAP và các điều kiện biên của bài toán cấp nước cho thuỷ sản .

+ Tiêu thoát nước: Chế độ thủy lực không ổn định của hệ thống thoát nước được mô phỏng bằng phần mềm VRSAP và các điều kiện biên của bài toán tiêu nước cho thuỷ sản

3.3-  Kết quả tính toán:
3.3.1. Các trường hợp tính toán:

+ Cấp nước:

Phương án công trình cấp nước: Nước cấp vào kênh chính và kênh cấp nước cấp 1 bằng tự chảy, lợi dụng thuỷ triều, thông qua các hệ thống cống dưới đê (đã được xây dựng), các cống điều tiết trên kênh chính, cống cấp nước vào kênh cấp 1, cao độ đáy các kênh cấp nước –1.5m . Nước cấp vào kênh cấp 2 và ao chứa, ao nuôi bằng hệ thống bơm theo nhóm hộ gia đình.

Tính toán cấp nước theo phương án ao chứa phân tán. Ao chứa được bố trí phân tán theo từng ao nuôi.

Quy mô của các công trình trong hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào thời gian lấy nước do đó việc tính toán thiết kế các công trình phải được tiến hành đồng thời với việc thiết lập quy trình vận hành hệ thống. Quy trình vận hành hệ thống quyết định thời gian lấy nước, do vậy ảnh hưởng đến quy mô của các công trình.

Các trường hợp tính toán và chế độ vận hành tương ứng:

Trường hợp 1: Bơm cấp đồng thời cho tất cả các ao trong 7 ngày (114giờ bơm/168 giờ). Hệ số cấp yêu cầu cho 1 ha (tại mặt ruộng) là q = 8,955 l/s/ha.

Trường hợp 2: Bơm cấp đồng thời cho tất cả các ao trong 5 ngày (84 giờ bơm/120 giờ). Hệ số cấp yêu cầu  cho  1 ha (tại mặt ruộng)   là q = 12,153 l/s/ha.

Hệ số cấp nước được dùng để tính toán thuỷ lực và công trình theo yêu cầu cấp nước trong đợt cấp căng thẳng nhất (cấp nước đợt đầu, đảm bảo cấp đủ 0,5 m chiều sâu nước trong ao nuôi và lượng nước tổn thất do bốc hơi Wyc = 3675 m3/ha) tương ứng là:            q = 12,153 l/s/ha.

       + Tiêu thoát nước:

      Phương án công trình thoát nước: Thoát nước hoàn toàn tự chảy, cao độ đáy các kênh thoát nước –1,5m.

                             Việc tiêu nước trong các hệ thống nuôi tôm thường được tiến hành trong các

trường hợp sau:

Trường hợp 1:               Tiêu nước khi có mưa lớn 156mm trong 1 ngày (mưa 1 ngày lớn nhất với p=10%). Yêu cầu tiêu mặt, tiêu đồng thời hết ngay lượng nước mưa trong 1 ngày để đảm bảo chất lượng nước trong ao nuôi.  Hệ số tiêu q= 18,06l/s/ha

Trường hợp 2:               Tiêu thay 30% nước cho 1/3 số ao nuôi khi có sự cố môi trường.

                      Lưu lượng bình quân qua cống tiêu được xác định theo công thức:

                                                     Qt  = Vt / t  

Trong đó Vt là dung tích nước cần tiêu, được xác định như sau:

                           Căn cứ vào triều thiết kế và đặc biệt do yêu cầu thay nước nhanh khi có sự cố,

chọn thời gian tiêu nước là 6 giờ. Hệ số tiêu q6h = 183,6 l/s/ha.

Hệ số tiêu ứng với thời gian tiêu 6 giờ được dùng để tính toán thiết kế kênh nhánh cấp 2. Đối với kênh cấp 1 và kênh chính do yêu cầu tiêu nước không đồng thời của các khu ao nuôi (khả năng xảy ra sự cố môi trường đồng thời trên toàn bộ ao nhỏ) và khả năng tiêu luân phiên nên tuỳ theo diện tích phụ trách của kênh có thể tính với trường hợp tiêu nước là 30 giờ. Hệ số tiêu tương ứng với các thời gian tiêu này được tính cụ thể như sau:

q30h =  36,7 l/s/ha

Trường hợp 3:         Tiêu cạn nước cuối vụ đồng thời cho 1/3 ¸1/2 số ao nuôi, thời gian tiêu ít bị hạn chế, có thể kéo dài trong khoảng 1 tuần (7 ngày). Tính toán tương tự như trên được hệ số tiêu tương ứng là q= 19,69 l/s/ha

Hệ số tiêu nước được dùng để tính toán thuỷ lực và công trình theo yêu cầu tiêu nước trong đợt cấp căng thẳng nhất (Tiêu nước sự cố) tương ứng là: 

                         q = 36,7 l/s/ha

3.2.2- Kết quả  tính toán :

Nhiệm vụ dự án : Cấp và thoát nước cho 1.045ha diện tích nuôi tôm, trong đó có 833 ha nuôi thâm canh, và 212 ha nuôi bán thâm canh.

a- Vị trí cống lấy nước mặn : cống CT2, CT6 .

b- Vị trí cống lấy nước ngọt : cống  CT10.

c- Vị trí cống thoát nước : cống CT4, CT8.

d- Hệ thống kênh cấp nước :

Kênh chính :  chiều dài L= 5,4km                       BxH=12m x 3,5m.

Kênh cấp 1 :  Số kênh :  9 đoạn               

                        Tổng chiều dài : 17,4km,                BxH= 3m x 3,5m

e- Hệ thống kênh thoát nước :

Kênh chính :  Chiều dài L= 11,2 km                     BxH= 12m x 3,5m

Kênh cấp 1 :  Số kênh :  6 đoạn                

                        Tổng chiều dài L= 10,2 km              BxH= 6m x 3,5m

f- Vật liệu làm kênh :

 Tuyến kênh cấp và kênh tiêu thoát nước  là kênh đất, được xây dựng chủ yếu trên các tuyến kênh cũ, một số tuyến mới được xây dựng thêm để chủ động cấp nước theo nhu  cầu của việc nuôi trồng thuỷ sản, hình thức xây dựng kênh là đào đất  kết hợp đắp bờ.

4- Đánh giá hiệu quả  :

-          Bảng so sánh các kết quả phát triển qua các năm :

TT

Hạng mục

Năm 2000

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

1

Diện tích nuôi tôm (ha)

752

1.525

1.910

2.027

2.135

2

Sản lượng nuôi tôm (tấn)

221

1094

830

1.232

858

3

Giá trị nuôi trồng  (triệu đồng)

29.767

161.455

171.017

211.484

183.602

 

Nuôi tôm  thâm canh và bán thâm canh là một hướng mới ở nước ta nhằm khai thác thế mạnh tài nguyên biển, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm .

Vùng Dự án thuộc bãi bồi ven biển của huyện Kim Sơn, là vùng có nhiều tiềm năng sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản và hàng xuất khẩu của huyện. Hiện tại đây là một vùng có môi trường rất tốt cho việc nuôi trồng thuỷ sản, cũng như phát triển các ngành nghề khác để nâng cao đời sống của nhân dân.


(www.vncold.vn)
 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o