» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81269028

 
Đập ở Việt Nam
Gửi bài viết này cho bạn bè

Nhà máy thuỷ điện Thác Bà
Là đứa con đầu lòng của ngành thuỷ điện Việt Nam, là nhà máy thuỷ điện được xây dựng đầu tiên ở miền Bắc nước ta trong thời kỳ qúa độ đi lên chủ nghĩa xã hội....

LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN THÁC BÀ


Toàn cảnh hồ Thác Bà nhìn từ vệ tinh



1- Các chỉ tiêu, thông số của Nhà máy
    - Vị trí: trên sông Chảy.
    - Diện tích lưu vực: 6.430km2.
    - Công suất lắp máy : 120MW.
    - Chiều cao lớn nhất của đập:  48m.
    - Chiều dài đỉnh đập: 657m.
    - Thể tích đập: 1,33 triệu m3.
    - Dung tích hữu ích của hồ chứa: 2.160.000.000 m3.
    - Dung tích toàn bộ của hồ chứa: 2.490.000.000 m3.
    - Diện tích mặt hồ ứng với MN bình thường: 235km2.
    - Chiều dài lớn nhất của hồ chứa: 60km.
    - Cao trình MNBT: +58,0
    - Cao trình MN lũ 0,01%: +61,0
    - Cao trình MN lũ 0,1%: +59,65
    - Cao trình MN lũ 1%: +58,85
    - Mực nước hết: +46,0
    - Mực nước trước lũ: +50,3
    - Khả năng xả lũ lớn nhất: 3.650m3/s.


2- Bối cảnh lịch sử:

Nhà máy thuỷ điện Thác Bà là đứa con đầu lòng của ngành thuỷ điện Việt Nam, là nhà máy thuỷ điện được xây dựng đầu tiên ở miền Bắc nước ta trong thời kỳ qúa độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Quán triệt tinh thần nghị quyết của đại hội với chủ trương “ Điện phải đi trước một bước”. Đảng và Nhà nước ta đã quyết định xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà trên dòng Sông Chảy, thuộc địa bàn huyện Yên Bình - Tỉnh Yên Bái. Công trình thuỷ điện đầu tiên của Việt Nam do sự giúp đỡ của nhà nước Liên Xô cũ nay là nước Cộng hoà liên Bang Nga.

            - Công trình được khởi công xây dựng ngày 19/8/1964.

            - Công suất thiết kế: 108 MW

            - Sản lượng bình quân: 400 triệu kWh/năm.

Là một công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất của nước ta (1960 - 1965). Là nền móng cơ sở vật chất,  kỹ thuật cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước.

Nhà máy được xây dựng trong thời kỳ đế quốc Mỹ tập trung mở rộng quy mô đánh phá ra miền Bắc bằng không quân, hòng phá hoại công cuộc xây dựng CNXH của nhân dân ta, ngăn cản sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.

Ngày 9/7/1965 cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lan rộng khắp miền Bắc, công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Thác Bà là một trong những mục tiêu trọng điểm đánhphá của máy bay Mỹ. Công trường xây dựng nhà máy liên tục bị chiến tranh phá hoại của không lực Hoa Kỳ nên tiến độ bị chậm lại, nhiều lúc phải dừng hẳn để đối phó đánh trả máy bay Mỹ. Mãi đến năm 1968 khi giặc Mỹ ngừng ném bòm công trường mới được tiếp tục xây dựng.

Ngày 22/2/1970 dòng Sông Chảy đã bị chặn lại bởi bàn tay và sức lao động của con người.

Ngày 5/10/1971 sau buổi lễ long trọng Đồng chí Thủ tướng Chính phủ nước ta Lê Thanh Nghị và đồng chí phó chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng Liên Xô đã cắt băng khánh thành và khởi động tổ máy số 1, chính thức phát điện lên lưới điện Quốc gia.

Từ đó trở đi ngày 5/10/1971 hàng năm trở thành ngày kỷ niệm truyền thống, ngày ra đời lịch sử của nhà máy thuỷ điện Thác bà và cũng từ ngày đó dòng điện Thác Bà đã bắt đầu toả sáng tiếp sức cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước.

Trải qua gần 40 năm vừa xây dựng, chiến đấu và vận hành sản xuất, các thế hệ CBCNV của nhà máy luôn nêu cao tinh thần đoàn kết nhất trí, không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu, xây dựng và sản xuất cung ứng điện xây dựng nền kinh tế xã hội.  

 

3- Những mốc son lịch sử của Nhà máy:

            + Năm 1959 - 1961 khảo sát thiết kế công trình.

            + Năm 1962 - 1964 xây dựng cơ sở hạ tầng và đào hố móng công trình

            + Ngày 19/8/1964 khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện Thác Bà.

Đ/c Phạm Văn Đồng thủ tướng Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Cộng hoà XHCN Việt Nam) tham gia đổ bê tông đầu tiên xuống nền móng công trình.

            + Ngày 22/2/1970 ngày hội ngăn sông, nắn dòng sông chảy qua các cửa tràn của Nhà máy. Đ/c Nguyễn Duy Trinh phó Thủ tướng Chính phủ dự ngày hội ngăn sông.

            + Ngày 5/10/1971 lễ khánh thành và khởi động phát điện tổ máy số 1, đ/c Lê Thanh Nghị Phó thủ tướng Chính phủ đã tham gia khởi động tổ máy số 1 nhà máy bắt đầu phát điện lên lưới điện Quốc gia.

            + Ngày 10/3/1972 khởi động tổ máy số 2.

            + Ngày 19/5/1972 khởi động chạy tổ máy số 3. Nhà máy đi vào vận hành cả 3 tổ máy đạt công suất thiết kế.

            + Ngày 2/6/1972 Đế quốc Mỹ tăng cường ném bom phá huỷ nhà máy bằng khoảng 2000 quả bom bi nổ chậm. Cán bộ CNV nhà máy và công trường Thác Bà đã dũng cảm phối hợp nhặt bom bi, sử lý hậu quả và khôi phục nhà máy trở lại vận hành và phát điện sau 48 giừo phải ngừng máy.

            + Ngày 10/6/1972 Đế Quốc Mỹ lại huy động một lực lượng lớn các loại máy bay để ném bom hòng huỷ diệt toàn bộ nhà máy, làm nhiều thiết bị hư hỏng nặng.

            + Ngày 12/8/1972 đã khởi động chạy lại và phát điện tổ máy số 2 với công suất thiết kế.

            + Ngày 22/4/1975 đã khởi động lại và phát điện tổ máy số 3.

4- Quá trình phát triển và trưởng thành của nhà máy:

            Từ khi tiếp nhận và vận hành sản xuất. Nhà máy đã nhanh chóng ổn định tổ chức, tiếp thu nhanh nhạy kỹ thuật quảnlý vận hành để độc lập công tác. Công suất và sản lượng điện phát ra của nhà máy trong thời kỳ chiến tranh và sau khi hoà bình lập lại chiếm 70% sản lượng điện của hệ thống điện miền Bắc, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng CNXH của miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà.

            4.1- Hoạt động của nhà máy trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

            Giai đoạn đầu đi vào hoạt động nhà máy vừa sản xuất vừa tiếp tục lắp ráp các tổ máy số 2 và số 3, đồng thời vừa chiến đấu chống lại sự phá hoại của máy bay Mỹ để bảo vệ nhà máy.

            Khi nhận bàn giao vận hành phát điện tổ máy số 1 nhà máy đã góp phần đáng kể cùng các nhà máy nhiệt điện trên miền Bắc cung cấp điện có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế XHCN, Quốc phòng an ninh. Với công suất của tổ máy là 36 MW nhà máy đã đóng góp một phần quan trọng cho nước nhà nhất là khi một số nhà máy điện ở miền Bắc bị bom Mỹ phá hỏng nặng.

            Năm 1971 nhà máy được cấp trên giao kế hoạch sản lượng điện là 35 triệu kWh nhà máy đã phấn đấu thực hiện được 38 triệu kWh, đây là một thành tích rất có ý nghĩa trong thời điểm bấy giờ, đã chứng tỏ sự nỗ lực cố gắng rất cao của CBCNV nhà máy.

            Ngày 10/3/1972 và ngày 19/5/1972 cả 2 tổ máy số 2 và 3 được lắp đặt xong, sau khi chạy thử nghiệm các tổ máy được bàn giao và đưa vào vận hành hết công suất 3 tổ máy là 108.000 kWH, sản lượng điện của nhà máy chiếm 70% tổng sản lượng điện toàn miền Bắc lúc đó.

            Ngày 2/6/1972 máy bay Mỹ tiếp tục oanh tạc vào nhà máy, chúng ném xuống hàng ngàn quả bom bi và bom phá, bom dải dày đặc khu vực nhà máy với âm mưu phá hoại và huỷ diệt nhà máy thuỷ điện non trẻ của chúng ta. Do nhà máy đã có kế hoạch sẵn sàng đánh trả từ trước, đại đội tự vệ nhà máy đã hợp đồng tác chiến với Trung đoàn 254 - pháp phòng không bảo vệ nhà máy đánh trả quyết liệt buộc máy bay Mỹ phải trút bom bừa bãi để tháo chạy.

            Ngay sau khi máy bay Mỹ rút chạy, một đội cảm tử của CBCNV nhà máy đã được thành lập để nhặt phá bom bi đảm bảo sự an toàn cho thiết bị. Một công việc cực kỳ nguy hiểm, lúc này sự sống và cái chết luôn ở kề bên nhau và đội quân cảm tử đã chiến thắng. Toàn bộ số bom bi nổ chậm trong nhà máy và trạm OPY đã được thu nhặt an toàn, các thiết bị  máy móc được kiểm tra lại, khắc phục nhanh những hư hỏng với khẩu hiệu “ Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu”. Sau 2 ngày đêm liên tục sửa chữa và khắc phục hậu quả do bom Mỹ phá hoại gây nên, CBCNV nhà máy đã đưa các tổ máy vào vận hành phát điện bình thường.

            Ngày 10/6/1972 giặc Mỹ tiếp tục huy động không quân đánh phá nhà máy với quy mô lớn hơn trước trong đó có sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bom laze, phương tiện chiến tranh điện tử, hệ thống gay nhiễu cực mạnh.v.v. Trong đợt bắn phá này nhà máy đã trúng bom và tên lửa làm gian máy bị xập đổ hoàn toàn, các tổ máy bị hỏng nặng nhà máy lại phải thực hiện khắc phục hậu quả để phục hồi sản xuất.

            Sau 2 tháng nỗ lực làm việc liên tục không quản khó khăn vất vả, hàng ngàn tấn bê tông cốt thép đã đưa các tổ máy số 1 và số 2 vào vận hành ngay trong năm 1972.

            Riêng tổ máy số 3 không thể khôi phục được ngay vì toàn bộ các chi tiết máy còn dùng được đã tháo lắp để bổ xung cho tổ máy số 1 và máy 2, nhà máy phải chờ đặt hàng gia công đơn chiếc đột xuất tại Liên Xô, đến năm 1975 mới có thiết bị và tổ máy số 3 mới khôi phục. Ngày 22/4/1975 nhà máy đã thực hiện phục hồi hoàn chỉnh tổ máy số 3, ngày 15/6/1975 phục hồi hoàn chỉnh tổ máy số 2, ngày 15/7/1975 phục hồi hoàn chỉnh tổ máy số 1 và toàn nhà máy được xây dựng, củng cố lại hoàn chỉnh theo đúng thiết kế.

            4.2- Hoạt động của nhà máy thời kỳ quá độ cả nước đi lên xây dựng CNXH.

            Năm 1975 miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước đi lên thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

            Trong giai đoạn lịch sử mới CBCNV nàh máy được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành nhà máy cùng các nhà máy điện trong cả nước cung cấp điện cho công cuộc khôi phục nền kinh tế của đất nước sau chiến tranh.

            Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tháng 12 năm 1976 đề ra đường lối mở đầu thời kỳ cả nước đi lên CNXH. Trước những nhiệm vụ to lớn mà Đảng ta đề ra càng khẳng định vai trò quan trọng của ngành điện lực, thời điểm này nhà máy thuỷ điện Thác bà là nhà máy điện lớn nhất miền Bắc. Trong khi các nhà máy điện Phả lại, Hoà Bình chưa đi vào sản xuất, nhà máy thuỷ điện Thác Bà phải vận hành liên tục cả 3 tổ máy, phát huy hết công suất, khai thác triệt đeer khả năng của thiết bị và lượng nước hồ chứa.

            Năm 1978 theo đề xuất của nhà máy được sự nhất trí của cấp trên CBCNV nhà máy đã cùng với chuyên gia Liên xô nghiên cứu, thí nghệm và thực hiện thành công việc thử nghiệm nâng công suất của nhà máy từ 108 MW lên 120 MW. Trong hoàn cảnh đất nước vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh, còn rất nhiều khó khăn việc nâng công suất của nhà máy thêm 12 MW là một thành quả đặc biệt quan trọng, công suất này tương đương với một nhà máy nhiệt điện mà ta xây dựng trong thời kỳ miền Bắc xây dựng CNXH.

            Giai đoạn này nhà máy phấn đấu sản xuất liên tục vượt kế hoạch sản lượng điện được giao, được Đảng và nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.




Lòng hồ Thác Bà



            4.3- Hoạt động của nhà máy thời kỳ đất nước thực hiện công cuộc đổi mới.

            Từ năm 1990 khi các tổ máy của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đi vào hoạt động, nhà máy thuỷ điện Thác Bà mới có điều kiện tích nước hồ chứa nhiều hơn.

            Từ năm 1991 cấp trên thực hiện giao tài sản cố định và vốn cho nhà máy tự sản xuất - kinh doanh, nhà máy phải đi vào thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý mới.

            Trên cơ sở đó, nhà máy đã dần khắc phục những  tồn tại, khó khăn trong sản xuất, từng bước nâng cao đời sống của CBCNVC. Qua hơn mười năm thực hiện cơ chế quản lý mới cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, đó cũng là thời gian nhà máy không ngừng nâng cao thành tích trên mọi lĩnh vực sản xuất và công tác. Từ năm 1990 đến năm 2001 nhà máy liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng điện được giao từ 5 - 15%.

            Nhà máy thủy điện Thác Bà là nhà máy điện duy nhất trong ngành vận hành liên tục 25 năm không để xảy ra tai nạn lao động hoặc sự cố gây chết người hoặc hư hỏng thiết bị chính (1971 - 1996).

            Trong 5 năm cuối của thế kỷ XX được sự quan tâm đầu tư của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, nhà máy đã từng bước được cải tạo toàn diện. Đã thực hiện thay thế nâng cấp khá nhiều thiếtbị mới như: Thay thế toàn bộ hệ thống máy cắt không khí của Liên Xô bằng loại máy cắt mới SF- 6- 110kV hiện đại, thay thế toàn bộ hệ thống rơle kỹ thuật số của Đức, hệ thống chống sét van 110kV, các biến điện áp 110 và 35kV, máy biến áp T2, tổng đài điện tử kỹ thuật số, tổng đài điều độ, tải ba, hệ thống thông gió điều nhiệt...Sửa chữa lớn các công trình thuỷ công, công trình kiến trúc như: Sân tiêu năng, bờ trái hạ lưu. Xây dựng mới nhà điều hành sản xuất, cải tạo các công trình phúc lợi công cộng nhà trẻ mẫu giao, câu lạc bộ băn hoá - thể thao. Thực hiện cải tạo môi trường cảnh quan làm cho diện mạo nhà máy ngày càng khang trang, đẹp đẽ. Các thiết bị mới, các công trình được cải tạo đều đảm bảo tốt chất lượng đưa vào vận hành an toàn hiệu quả. Những thành quả đó đã thực sự trở thành sự kết dính cán bộ - CNVC nàh máy bền vững hơn.

            Tuy vậy vấn đề cốt lõi vẫn chưa được giải quyết, đó là cần phải sửa chữa nâng cấp bản thể 3 tổ máy, nhà máy mới có thể yên tâm quản lý vận hành liên tục, hiệu quả và ổn định. Hiện nay Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã duyệt kế hoạch cho nhà máy sửa chữa lớn, khôi phục toàn diện thiết bị tập trung vào các tổ máy để có thể tiếp tục vận hành trong một chu kỳ 20 -30 năm tiếp theo. Đó là một cơ hội lớn cũng là một thách thức lớn, nhiệm vụ hết sức khó khăn trong cơ chế thị trường hiện nay. Lập dự án như thế nào là khả thi, chọn hãng nào, thiết bị của ai để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm vốn, quả thực là những câu hỏi khó, cần phải suy nghĩ kỹ và cần phát huy trí tuệ tập thể mới có thể trả lời chính xác. Để vượt qua nhiệm vụ khó khăn đó, mong muốn rằng với sự quan tâm và đầu tư thích đáng của Tổng Công ty và sự ủng hộ của tỉnh, của huyện bằng sức lao động sáng tạo của mình, tập thể CBCNV nhà máy sẽ tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng và tinh thần đoàn kết sẵn có, lôn phấn đấu thi đua lao động sản xuất tốt, để xây dựng nhà máy ngày càng hiện đại, tôn tạo công trình lịch sử đẹp mãi, xứng danh với danh hiệu dơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, lòng mong ước của những thế hệ cha anh đã đổ mồ hôi, nước mắt và xương máu cho công trình này.

            Những năm gần đây, mặc dù máy móc thiết bị và các công trình thuỷ công của Nhà máy đã xuống cấp, xuất hiện nhiều thiếu sót, hư hỏng, trong khi đó các phương tiện vật tư, phụ tùng thay thế vừa thiếu thốn vừa không đồng bộ. Cán bộ CNVC nhà máy đã phát huy tình thần tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn để tự nghiên cứu sửa chữa thiết bị và công trình, bình quân hàng năm có từ 20- 30 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để nâng cao năng suất lao động, đảm bảo vận hành an toàn, khai thác tốt khả năng của thiết bị và hồ chứa.

            Có nhiều đề tài khoa học và sáng kiến có giá trị như:

            - Thử nghiệm xác minh nâng công suất của nhà máy từ 108 MW lên 120 MW.

            - Tự thiết kế và lắp đặt đưa 3 tổ máy vào làm việc ở chế độ bù đồng bộ.

            - Nghiên cứu xây dựng đề tài bồi lắng hồ chứa.

            - Nghiên cứu cải tạo lại hệ thống cung cấp khí nẽn, đã ngăn chặn được sự cố nổ máy ngắt không khí.

            - Tự biên soạn, chỉnh lý hàng trăm loại quy trình vận hành, quy chế quản lý phục vụ cho sản xuất và công tác.


(Ths. Nguyễn Hoài Nam sưu tầm và biên soạn)

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o