» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81579800

 
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Cải tạo cầu Long Biên và quy hoạch khu vực quanh cầu.[11/09/11]
Cầu Long Biên được xây dựng trong những năm 1898-1902 là cầu thép vào loại lớn nhất thế giới hồi đó và cho tới đầu những năm 1990, là chiếc cầu duy nhất vượt sông Hồng trong nước ta.

CẢI TẠO CẦU LONG BIÊN

VÀ QUY HOẠCH

KHU VỰC QUANH CẦU

 

TS. Phạm Sỹ Liêm

Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam

 

BBT.  Cầu Long Biên được xây dựng trong những năm 1898-1902 là cầu thép vào loại lớn nhất thế giới hồi đó và cho tới đầu những năm 1990, là chiếc cầu duy nhất vượt sông Hồng trong nước ta. Cầu gắn liền với những sự kiện lịch sử của thủ đô suốt mấy chục năm kháng chiến. Sau hơn một thế kỷ tồn tại, chịu nhiều bom đạn, nay cầu đã yếu nhiều. Bà Kiến trúc sư Việt kiều Nguyễn Nga, người đã nhiệt tình tổ chức lễ hội kỷ niệm một thế kỷ Cầu Long Biên mấy năm trước, mới đề xuất ý tưởng cải tạo cầu Long Biên và  khu vực phụ cận thành khu lưu niệm với các điểm văn hóa, vui chơi, tham quan, du lịch. Đây là một ý tưởng sáng tạo, rất đáng được nghiên cứu và ủng hộ.

Ở nhiều nước, các công trình đã qua một thời gian dài sử dụng, lưu lại nhiều kỷ niệm nhưng không còn thích hợp với công năng cũ thì khi cải tạo, người ta cố gắng giữ lại vẻ bề ngoài quen thuộc, chỉ sửa những hạng mục cần thiết cho mục đích phục vụ mới. Chẳng hạn, ở TP Baltimore xinh xắn gần thủ đô Washington D.C. của nước Mỹ, bên bến cảng ở trung tâmTP, có một nhà máy nhiệt điện vào loại ‘cổ lỗ sĩ’ nhất thế giới cần phải được ‘thanh lý’. Song người ta không phá trụi đi mà chỉ dỡ bỏ phần lớn thiết bị bên trong, cải tạo nội thất thành Thư viện đẹp và tiện dụng nổi tiếng của thành phố.    Đó là cách làm mang đậm tính văn hóa. Ở nước ta, không ít trường hợp  những công trình cũ có ý nghĩa lịch sử và văn hóa rất sâu sắc bị người ta lập dự án phá bỏ không thương tiếc để xây công trình mới trên mảnh đất đó thật hào nhoáng, tốn kém và có khi còn kệch cỡm nữa.

Dưới đây là những nhận xét sơ bộ của TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, về ý tưởng cải tạo cầu Long Biên nói trên.

OoO

 

1. Ý tưởng của Bà Nguyễn Nga nhằm tôn tạo Cầu Long biên và phát triển khu vực quanh cầu để tạo ra một không gian văn hóa, nghệ thuật và giải trí đặc sắc của Thủ đô Hà Nội thật là độc đáo và tuyệt vời về nhiều mặt:

·         Bảo tồn được một công trình có giá trị lịch sử trong nghề xây dựng cầu trên thế giới. Tại thời điểm xây dựng (1898-1902), đây là một trong 4 cây cầu kim loại dài nhất thế giới, thể hiện tài năng xây dựng của các kỹ sư Pháp. Sơ đồ kết cấu được lựa chọn là nhịp có công xôn ở hai đầu để đỡ một nhịp đơn gác lên, đã cho phép vượt khẩu độ lớn. Kết cấu nhô cao tại mỗi trụ cầu (để chịu mô men âm) đã tạo ra nét đặc sắc, gợi hình ảnh rồng uốn lưng. Trụ cầu được thi công bằng phương pháp giếng chìm hơi ép, cũng là công nghệ tiên tiến thời bấy giờ, cho phép đưa móng trụ cầu xuống sâu hơn 30 m. Việc xây dựng cầu có nhiều công sức của công nhân Việt Nam, tuy ít học nhưng thông minh và cần cù. (Nhân đây xin lưu ý khi sửa chữa lại cầu nên giữ lại một số đinh ri-vê, đem mạ vàng để làm đồ lưu niệm cho khách tham quan).

·         Tuy cầu có thể bảo tồn để dùng cho giao thông đường bộ, thế nhưng khi đó cầu vẫn chỉ là một công trình hạ tầng không mấy ai chú ý, còn theo phương án của Bà Nga thì cầu trở thành không gian văn hóa và nghệ thuật đặc sắc, một không gian công cộng hấp dẫn, giúp tạo ra cảm nhận nơi chốn (sense of place), là không gian giao tiếp giúp tạo ra cảm nhận cộng đồng (sense of community), cảm nhận quy thuộc    (sense of belonging).

·         Khi đã có đông đảo khách trong nước và nước ngoài lui tới và quen thuộc với cây cầu thì nó trở thành hình tượng đô thị (urban image), giúp tạo ra “thương hiệu” của Hà Nội, rất cần thiết cho tiếp thị đô thị (urban marketing), một loại hoạt động quan trọng trong quản lý đô thị hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đô thị, khiến Hà Nội sớm trở thành một đô thị toàn cầu (global city).

·         Ý tưởng của Bà Nga góp phần xây dựng Hà Nội thành đô thị sinh thái (eco-city), đang là xu hướng trong đô thị học hậu hiện đại hướng đến phát triển đô thị bền vững. Vườn treo và cây xanh trên cầu sẽ tác động đến sự phát triển “nông nghiệp đô thị” trong nội thành, khuyến khích phát triển vườn trên mái nhà và đưa cây xanh vào trong nhà. Nông nghiệp đô thị tạo ra không gian thư dãn cho người đô thị và thêm nhiều việc làm cho nông dân không còn đất trong quá trình đô thị hóa (cung cấp cây, con; dịch vụ chăm sóc và cho thuê cây cảnh, thú cảnh…).

·         Xây dựng bảo tàng cổ vật tại đài nước Hàng Đậu và bảo tàng nghệ thuật đương đại tại chân cầu phía Gia Lâm đều là những ý tưởng sáng tạo đáng hoan nghênh, làm phong phú thêm sản phẩm du lịch và đời sống tinh thần của người Hà Nội.

2. Hiển nhiên ở mức ý tưởng thì chưa cần đi sâu vào chi tiết, tuy vậy tôi xin tác giả lưu ý thêm đến các giải pháp nhằm duy trì hoạt động trên cầu khi thời tiết xấu và vào mùa đông, mở Triển lãm hoa vào dịp Tết và các hoạt động lễ hội khác nhằm nâng cao hiệu quả khai thác cầu.

3. Tạo không gian đi bộ trên cầu là rất tốt, nhưng vì cầu khá dài do đó nên nghĩ đến việc giúp đỡ đi lại cho trẻ em, người già, người tàn tật. Việc tổ chức nơi đỗ xe và đầu mối giao thông quá cảnh tai hai đầu cầu là rất quan trọng cho viếc khai thác cầu.

4. Cuối cùng, tôi mong các bộ ngành hữu quan và lãnh đạo Thành phố Hà nội chấp nhận ý tưởng rất sáng tạo này, thể hiện tâm huyết của một Việt Kiều đối với Thủ đô và Tổ quốc, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đem ý tưởng ra thực thi. Tôi cũng rất mong ý tưởng của Bà Nga được sự ủng hộ của Chính phủ Pháp để trở thành một biểu trưng hợp tác của Cộng đồng Pháp ngữ.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o