» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN THIẾT KẾ [27/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [22/01/2024]
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
 Số phiên truy cập

81491243

 
Chuyện bốn phương
Gửi bài viết này cho bạn bè

Nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới![22/06/12]
Khi nghe tin tổ chức ‘Quỹ Kinh tế mới (New Economics Foundation, NEF)’ bên Anh xếp Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới, nhiều người đã không khỏi sửng sốt ‘Ơ! Lại có chuyện thế ư? Đúng là “…cuộc đời vẫn đẹp sao…!”’ , rồi ngờ vực: ‘.. hay là tụi này nó muốn riễu mình?..’

NƯỚC HẠNH PHÚC THỨ HAI TRÊN THẾ GIỚI!

Tô Văn Trường

 BBT. Khi nghe tin tổ chức Quỹ Kinh tế mới (New Economics Foundation, NEF)’ bên Anh xếp Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới, nhiều người đã không khỏi sửng sốt ‘Ơ! Lại có chuyện thế ư? Đúng là “…cuộc đời vẫn đẹp sao…!”’ , rồi ngờ vực: ‘.. hay là tụi này nó muốn riễu mình?..’ . Riễu cợt cái nghèo, cái khổ thì quả là quá nhẫn tâm! Song có thể không hẳn như vậy. Câu hỏi: ‘Thế nào là hạnh phúc?’ đã và đang có rất nhiều lời đáp khác nhau thể hiện những quan niệm khác nhau. Mời bạn đọc dành  ít phút thư giãn tham khảo bài dưới đây.

ooo

Ngày 17/6/2012 vừa qua, trên trang mạng VnExpress có đăng một bài viết với tựa đề dễ gây ấn tượng: “Người Việt hạnh phúc thứ nhì thế giới”. Thông tin này có thể gây ngộ nhận với nhiều người đọc là dân Việt Nam chúng ta rất đáng tự hào là đang được sống rất hạnh phúc với mức cực kỳ cao nhất nhì trên thế giới (?!). Điều này có thể làm nhiều người cảm thấy tự thoả mãn và tạo nên sự lạc quan quá mức. Chỉ số đánh giá hạnh phúc của con người thật khó hiểu! May mắn, bạn đồng nghiệp Lê Anh Tuấn từ Cần Thơ gửi cho chúng tôi bài viết nguyên văn như sau:  

Quỹ Kinh tế mới (New Economics Foundation, NEF), một tổ chức tư nhân ở Anh, mới công bố bảng xếp hạng năm 2012 các quốc gia theo Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (Happy Planet Index - HPI). Theo bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam được đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Thực sự không phải vậy, HPI không thể là số đo hạnh phúc của người dân sống trong quốc gia mà chỉ số này đã xếp hạng. Chỉ số HPI dựa vào mối quan hệ giữa ba thông số là tuổi thọ, sự hài lòng cuộc sống (theo thu nhập dựa vào tổng sản phẩm quốc nội -  GDP) và mức tiêu thụ tài nguyên theo dấu chân sinh thái (ecological footprint). Công thức tính HPI dựa theo GDP như sau:

Trong đó :

            - HPI là Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc;

-    LIFE là giá trị về tuổi thọ (Life expectancy);

-    SAT là mức độ thoả mãn về cuộc sống (Life satisfaction);

-    FOOT là trị số dấu chân sinh thái (Footprint).

-    f, p, ab là các hằng số kinh nghiệm[1], f = 0.60, p = 73.35, a = 2.93, b= 4.38.

Giá trị của HPI nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Các số liệu mà NEF dùng để tính HPI dựa vào các con số thống kê được công bố bởi chính quốc gia đó hoặc của các tổ chức quốc tế khác nhau hoặc có từ sự điều tra riêng có thể có được của NEF. Giá trị LIFE và SAT được xác định bằng cách dựa vào thống kê để xác định các quan hệ tương quan giữa GDP và các thông số tuổi thọ và sự thoả mãn cuộc sống chung cho toàn cầu. Dấu chân sinh thái là một khái niệm dựa vào tỉ số giữa khai thác và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế - xã hội, cũng như việc tạo ra và xử lý ô nhiễm do việc tiệu thụ tài nguyên, căn cứ theo mức hấp thu hay phát thải ra khí CO2. Dấu chân sinh thái là một thông số rất phức tạp và không dễ dàng để xác định nhưng lại là một thông số có quyết định rất lớn trong bảng xếp hạng của NEF. Ngay cả sự không đồng nhất của cách thống kê của mỗi quốc gia hoặc các số liệu không thể so sánh cách điều tra của các tổ chức quốc tế khác nhau và của NEF cho mỗi nước đã làm dấy lên sự nghi ngờ tính xác thực của kết quả sắp hạng. Thậm chí NEF không hề tiến hành một khảo sát thực tế nào ở Việt Nam, nhưng cũng có số liệu để đánh giá. Do vậy, chỉ số HDI rất cảm tính và kết quả sắp hạng của nó là mơ hồ.

Theo bảng sắp hạng năm 2012 của NEF1, các vị trí top-ten hầu hết là các quốc gia nghèo ở Trung và Nam Mỹ, Costa Rica có HPI cao nhất thế giới, chỉ riêng duy nhất Việt Nam là quốc gia Châu Á đứng thứ 2. Bangladesh là quốc gia nghèo khổ nhất vùng Nam Á nhưng đứng hạng cao nhất khu vực, thứ 11. Các nước như Nhật Bản đứng thứ 45, Trung Quốc thứ 60, Singapore thứ 90, Mỹ thứ 105, Đan Mạch thứ 110, Nga thứ 122, Kuwait thứ 143, … trên 151 nước được đánh giá. Dễ thấy hầu hết các nước nghèo xứ Nam Á và Châu Á có HPI cao, trái với con số của Liên hiệp quốc về Chỉ số Phát triển Con người (Human Development Index - HDI), và GDP thấp, ngược lại. Các nước công nghiệp hàng đầu, có HDI và GDP cao thì HPI thấp, điển hình Mỹ là nước cường quốc số một trên thế giới nhưng Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc lại rất thấp.

Lý giải các nước nghèo lại có HPI cao vì họ sử dụng tài nguyên thấp. Có nhiều nguyên do, có thể là nước họ nghèo tài nguyên thật sự nên ít khai thác, hoặc có tài nguyên nhưng họ đã bán tài nguyên thô cho các nước giàu mà không chế biến, tiêu thụ trong nước, hoặc có thể họ đã khai thác hết tài nguyên từ nhiều năm trước và nay không còn tài nguyên gì để khai thác. Một so sánh khác, tuổi thọ và cảm giác hài lòng của người Nhật, người Đức và người Mỹ gần như nhau nhưng nước Nhật và người Đức cùng ít sử dụng vật chất từ tài nguyên thiên nhiên hơn người Mỹ nên HPI của Nhật (45) và Đức (46) xấp xỉ như nhau và cao hơn gấp đôi người Mỹ (105). Nước Pháp tiêu thụ 80% năng lượng từ các nhà máy điện hạt nhân, được đánh giá là ít có tạo dấu chân sinh thái vì ít tạo ra CO2 hơn các nước có nhà máy điện chạy bằng than đá, nên có được HPI cao (thứ 50). Kuwait là một xứ sở giàu có nhưng họ tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch là dầu mỏ rất thoải mái, ở đó xăng dầu rẻ hơn nước lã, các nhà máy nhiệt điện của Kuwait chạy bằng dầu mỏ, xem là thải ra nhiều carbon. Kuwait phải dùng điện để lọc nước biển thành nước ngọt, nên bị đánh giá là tạo nên dấu chân sinh thái cao khiến giá trị HPI của họ rất thấp.

Cách thức đưa ra HPI và kết quả so sánh của nó dễ gây sốc hoặc phấn khích cho nhiều người. Kết quả này ngược hoàn toàn những đánh giá của các tổ chức khác như Tạp chí nổi tiếng Forbes sắp hạng[2] các Quốc gia Hạnh phúc nhất và Buồn tẻ nhất. Hạnh phúc của một con người, của một gia đình thường mang tính cảm quan, không dễ gì để đánh giá và so sánh. Mở rộng ra một quốc gia thì càng khó. Đem so sánh cho tất cả quốc gia thì càng kém thuyết phục. Tuy nhiên, sự xếp hạng của NEF cũng có cái tích cực, đó là giúp các nước giàu nhìn lại cách tiêu thụ vật chất quá dồi dào và đôi khi phung phí của mình mà có thể họ phải nên suy nghĩ lại và cần tiết kiệm hơn.

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o