» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KHÔNG ĐÚNG trong Tiêu chuẩn TCVN 8637:2021(về Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt và nghiệm thu máy bơm)[14-07-23]
Ý kiến trao đổi về động đất ở Kontum [14-07-23]
Tiếp tục xảy ra 7 trận động đất tại Kon Plông (Kon Tum) [14-07-23]
Bàn thêm về dung tích phòng lũ ở các hồ chứa thủy lợi, thủy điện [13-07-23]
 Số phiên truy cập

81290010

 
Người nổi tiếng
Gửi bài viết này cho bạn bè

Bác Hồ với ngày sinh của mình.[03/06/13]
Trước Cách mạng Tháng Tám, dân ta không biết ngày sinh của Nguyễn Ái Quốc. Ngày 18 tháng 5 năm 1946, Báo Cứu Quốc lần đầu tiên công bố ngày sinh của Bác Hồ có đoạn viết “... Ngày 19 tháng 5 này, năm mươi sáu năm trước đây đã ra đời một người: Hồ Chí Minh...”. Theo hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về ngày 19 tháng 5 năm 1946

BÁC HỒ VỚI NGÀY SINH CỦA MÌNH

KS. Nguyễn Xuân Hải

Tạp chí ‘Người Xây Dựng’

 

Trước Cách mạng Tháng Tám, dân ta không biết ngày sinh của Nguyễn Ái Quốc. Ngày 18 tháng 5 năm 1946, Báo Cứu Quốc lần đầu tiên công bố ngày sinh của Bác Hồ có đoạn viết “... Ngày 19 tháng 5 này, năm mươi sáu năm trước đây đã ra đời một người: Hồ Chí Minh...”. Theo hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về ngày 19 tháng 5 năm 1946:

Ngày 19 tháng 5 năm 1946 các cháu thiếu nhi ở nội ngoại thành Hà Nội vốn là trẻ bán báo hay trẻ mồ côi tại ngôi trường Bác đã từng đến thăm... đã đến đánh trống ếch mang theo những phù hiệu là các chữ i chữ tờ của phong trào diệt dốt đến tặng cho Chủ tịch nước và hát những bài ca cách mạng. Tiếp đó là đoàn đại biểu các chiến sỹ Nam bộ từ chiến trường ra công tác, đoàn đại biểu Văn hoá Cứu quốc đến chúc thọ Người. Đáp lại tình cảm của mọi người, Bác nói với các chiến sỹ Nam bộ: Thật ra các báo ở đây làm to cái ngày sinh của tôi, chứ tuổi năm mươi sáu chưa có gì đáng chúc thọ, cũng hãy còn như là thanh niên cả, mà trước các anh các chị, trước cảnh êm vui ở Bắc đây, tôi thật lấy làm xấu hổ vì trong Nam chưa được thái bình. Còn với đoàn đại biểu Văn hoá Cứu quốc đến xin khẩu hiệu cho phong trào đời sống mới thì Bác đề xuất câu “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.

Ngày 19 tháng 5 năm 1947, chiến tranh diễn ra ác liệt, sinh nhật của Bác diễn ra tại một địa điểm bí mật trên chiến khu Sơn Dương (Tuyên Quang) chỉ có một bó hoa rừng của những người thân cận đang bảo vệ Bác tặng. Bác đã dành bó hoa ấy để đi viếng người cấp dưỡng của mình vừa qua đời vì sốt rét.

Ngày 19 tháng 5 năm 1948 Bác viết thư cảm ơn Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể và nhân dân. Thư có đoạn “Đồng bào yêu mến tôi, chúc thọ tôi, tôi biết lấy gì, nói gì để đáp lại lòng thân ái ấy? Tôi chỉ có một cách báo đáp là kiên quyết cùng đồng bào chịu cực khổ, quyết cùng đồng bào kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn...”.

Ngày 19 tháng 5 năm 1949, đáp lại đề nghị tổ chức lễ sinh nhật, Bác làm bài thơ “Vô đề”:

  Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà,

  Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già.

  Chờ cho kháng chiến thành công đã,

  Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta.

Ngày 19 tháng 5 năm 1950, đáp lại tình cảm của mọi người Bác làm bài thơ tự cảm về tuổi của mình:

  Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán,

  So với ông Bành vẫn thiếu niên.

  Ăn khoẻ, ngủ ngon, làm việc khoẻ,

  Trần mà như thế kém gì tiên.

Ngày 19 tháng 5 năm 1953 Bác làm bài thơ chữ Hán “Thất cửu”:

  Nhân vị ngũ tuần thường thán lão,

  Ngã kim thất cửu chính khang cường.

  Tự cung thanh đạm tinh thần sảng,

  Tố sự thung dung nhật nguyệt trường.

Nhà thơ Xuân Thuỷ dịch:

  Chưa năm mươi đã kêu già,

  Sáu ba, mình vẫn nghĩ là đương trai.([1])

  Sống quen thanh đạm nhẹ người,

  Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung.

Ngày 19 tháng 5 năm 1954, Lễ mừng sinh nhật Bác hoà chung với không khí đón mừng chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác đã gặp gỡ những đại biểu chiến sỹ từ chiến trường về chiến khu. Bác gắn huy hiệu cho chiến sỹ trẻ bắt được tướng De Castries. Trong cuộc gặp mặt đó có nhà điện ảnh Xô viết Roman Carmen người cũng vừa ở chiến trường Điện Biên Phủ về chiến khu.

Sau ngày hoà bình, Bác thường vắng mặt ở Hà Nội để tránh những cuộc tiếp mừng sinh nhật.

Ngày 19 tháng 5 năm 1958, Bác đi chùa Hương,

Ngày 19 tháng 5 năm 1959, Bác đi thăm chùa Tây Phương.

Từ năm 1960 đến năm 1967, vào trung tuần tháng 5 Bác thường đi Trung Quốc để làm công tác ngoại giao tranh thủ nước bạn ủng hộ cuộc kháng chiến đang diễn ra ác liệt ở trong nước.

18-5-1965, Bác ở thăm Trung Quốc đã từ chối việc bạn tổ chức chúc thọ. Bác nói với Nguyên soái Diệp Kiếm Anh : “Tôi sang đây vào dịp này là để tránh việc chúc thọ ở trong nước. Vì vậy tôi yêu cầu các đồng chí cũng không tổ chức chúc thọ”. Ngày 19 tháng 5 năm 1965, Bác đi thăm Khúc Phụ, quê hương của Khổng Tử và làm bài thơ chữ Hán “Phỏng Khúc Phụ” bài thơ được cụ Đặng Thái Mai dịch:

  Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ,

  Miếu xưa vẫn dưới bóng tùng xưa.

  Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?

  Lấp loáng bia xưa chút ánh tà.

Ngày 19 tháng 5 năm 1969, Bác tiếp chị Phan Thị Quyên vợ anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi và chị Nguyễn Thị Châu cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên và Sinh viên Giải phóng Khu Sài Gòn - Gia Định. Dịp sinh nhật 2 năm cuối đời 1968,1969 Bác thường dành thời gian để xem và sửa lại Bản Di chúc. Thời gian này Bác nghĩ nhiều đến Miền Nam ruột thịt đang còn chiến tranh gian khổ ác liệt, và suy nghĩ nhiều để căn dặn Đảng, Chính phủ phải làm những gì cho Dân sau ngày đất nước thống nhất.

(Tham khảo nhiều tài liệu trong đó có: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa - Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia 2010).



([1]) Chú: Bác Hồ viết thất cửu (bảy chín) mà nhà thơ Xuân Thuỷ lại dịch là sáu ba thì giỏi quá, bởi đã hiểu được Bác chơi chữ: Bảy lần chín là sáu ba. Điều kỳ lạ nữa là qua bài thơ này Bác đã tiên đoán được mình sẽ thọ được 79 tuổi.

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o