» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG - YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU [20/01/2024]
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81352283

 
Hộp thư
Gửi bài viết này cho bạn bè

Vỡ hồ chứa chất thải khai thác titan ở Bình Thuận.[20/06/16]
LẠI ‘ĐÚNG QUY TRÌNH’ VÀ ‘RÚT KINH NGHIỆM’! Sự cố vỡ hồ chứa chất thải khai thác titan ở Bình Thuậnđã kết nối với hiện tượng cá chết hàng loạt ven biển miền Trung thành một chuỗi thảm họa môi trường đốt nóng công luận những ngày qua.

Vỡ hồ chứa chất thải

khai thác titan ở Bình Thuận

 

 

Tô Văn Trường

LẠI ‘ĐÚNG QUY TRÌNH’ VÀ ‘RÚT KINH NGHIỆM’!  Sự cố vỡ hồ chứa chất thải khai thác titan ở Bình Thuậnđã kết nối với hiện tượng cá chết hàng loạt ven biển miền Trung thành một chuỗi thảm họa môi trường đốt nóng công luận những ngày qua.

Theo thông tin của báo Người lao động từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã xảy ra ít nhất 3 vụ vỡ hồ chứa nước và chất thải từ khai thác titan. Vụ việc mới nhất xảy ra vào rạng sáng 16-6 tại khu khai thác titan của Công ty TNHH Tân Quang Cường (thôn Thuận Thành, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận), một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về mức độ an toàn của các điểm khai thác titan.

Có thể khẳng định vỡ  hồ chứa chất thải do khai thác titan, thành phần chất thải không độc hại nghiêm trọng như là bùn đỏ (bô xít). Ở Bình Thuận người ta khai thác quặng titan, sau khi tuyển tại chỗ chứa khoảng 60 – 65% ilmenite nguyên khai, ilmenite này chứa 95 % khoáng vật có ích và sẽ được tiếp tục tuyển tinh tại các nhà máy, bằng phương pháp tuyển từ, tuyển điện để thu hồi quặng ilmenite tinh (trên 52% TiO2) và một số loại quặng phụ khác (zircol, rutil, monazite…).

Trước đây, ở Bình Thuận người ta sử dụng nước ngầm để tuyển ilmenite. Tôi không rõ hồ đây là hồ nhân tạo chứa nước để phục vụ khai thác, nhưng làm sao lại chứa cả bùn từ quá trình tuyển quặng? Lẽ ra nước thải tuyển hay nước quặng đuôi phải tập trung vào hồ quặng đuôi.

Bùn đỏ trong nước thải từ quá trình tuyển khoáng ilmenite chủ yếu là bùn sét, chứa một số độc tố và kim loại nặng có sẵn trong quặng nguyên khai. Khi bùn sét này chảy tràn thì sẽ tác động mạnh đến môi trường sinh thái khu vực. Khổng dễ làm sạch bùn này hoặc thu gom bùn, nước bùn đỏ này và nếu rửa trôi thì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước, ao hồ và sông suối. Nước huyền phù này tràn vào ao hồ, sông ngòi thì cá tôm sẽ chết và cây cỏ cũng chết. Bùn đỏ từ tuyển khoáng thường chứa nhiều độc tố và kim loại cũng sẽ gây tổn hại đến sức khỏe con người. Ngoài ra, phải kể khai thác quặng titan này cũng sẽ gây ô nhiễm mặn. Rồi quặng titan này có khi còn chứa phóng xạ như quặng ilmenite ở Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Hồ chứa khai thác titan bị vỡ có sức chứa khoảng 180.000 m3 nhưng bờ hồ chỉ đắp bằng đất cát, không kiên cố. Lượng cát khổng lồ từ trên cao đổ xuống vùi lấp một đoạn đường dài khoảng 300 m, dày đến nửa mét gây tắc đường và làm hư hại vườn lan và cuốn sạch cả ao cá cùng một số vật dụng  của chủ dự án resort Hiếu Nam ra biển. Lượng cát đỏ bị cuốn chảy tràn ra biển Thuận Quý và nhuộm đỏ nước biển ven bờ khoảng 2 km. Lượng cát nói trên nằm trong dự án khai thác khoáng sản titan với diện tích 507 ha của Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường.

Các dự án khai thác tài nguyên như titan đều phải có giấy phép của Tổng cục địa chất khoáng sản và báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Tổng cục môi trường. Vỡ hồ nước khai thác titan nhiều lần chắc chắn do “lỗ hồng” quy trình giám sát việc gia cố bờ hồ chứa nước để khai thác titan ở Bình Thuận vẫn còn nhiều bất cập.

Cơ quan giám sát trực tiếp là chính quyền địa phương. Có vẻ như câu nói cửa miệng của họ khi sự cố môi trường sảy ra và được coi là tấm khiên chống đỡ búa rìu của dư luận là “tất cả đều đúng quy trình và sẽ rút kinh nghiệm”. Cái tệ hại nhất của Việt Nam xưa nay là người ta chỉ biết đào bới lấy tài nguyên, phá hoại môi trường đem bán để ăn trước mắt, để lại hậu quả cho các thế hệ tương lại. Nhiều người có trách nhiệm quản lý điều hành không có nhận thức đầy đủ về sự chuyển hướng của kinh tế thế giới đã nói từ lâu sẽ chuyển sang "kinh tế trí thức" nhưng ta vẫn cứ nhăm nhăm vào khai thác tài nguyên để đem bán.

Trước sự cố vỡ bờ bao hồ chứa chất thải khai thác titan, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo tạm dừng ngay mọi hoạt động sản xuất của Công ty Tân Quang Cường, Tổng cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam phải trực tiếp vào ngay hiện trường trong ngày 17/6 để xử lý vụ việc. Ngay sau khi kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm nghiêm trọng hoặc có sự buông lỏng trong quản lý cần đình chỉ hoạt động, đề nghị xem xét việc thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định. Nếu vi phạm ở mức độ nặng hơn có thể xem xét trách nhiệm theo các quy định của pháp luật. Người dân tự vấn, giá như thảm họa cá chết ở miền Trung cũng được xử lý nhanh chóng, kịp thời, chủ động như vụ vỡ bờ bao hồ chứa chất thải do khai thác titan?

Có thể nói chưa có bao giờ ô nhiễm môi trường do sản xuất và khai thác khoáng sản ở nước ta lại trầm trọng như bây giờ. Những cái chết được báo trước ấy càng làm cho cuộc sống của người dân lao động thêm khốn khổ. Bùn boxit đỏ, thủy triều đỏ và bây giờ là nước titan đỏ...

 

Khang Bách

Bùn khai thác titan có độc hại? Trao đổi với phóng viên Pháp Luật TP.HCM về bùn có màu đỏ ở công ty khai thác titan tại Bình Thuận tràn ra môi trường có độc hại không, một cán bộ thanh tra Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) nói: “Tôi rất ngạc nhiên khi thấy  báo chí đăng ảnh bùn màu đỏ chảy ra từ công ty khai thác titan vì đây là khai thác kiểu sa khoáng ven biển. Nói nôm na là đãi cát lấy titan nên tôi chưa hiểu bùn đỏ từ đâu ra. Thường bùn đỏ chỉ có ở công trình khai thác titan dạng mỏ. Hiện ở Việt Nam chỉ có Thái Nguyên có mỏ titan dạng này nên phải đợi Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận báo cáo cụ thể sự cố này, chúng tôi mới đánh giá được bùn này có độc hại hay không”.

 

Tô Văn Trường

Phải xem lại trình độ ông thanh tra này.? Trong bài "Lại ‘đúng quy trình’ và ‘rút kinh nghiệm' “ tôi đã phân tích bùn "cát đỏ" của titan không độc hại như bùn đỏ bô xít nhưng vẫn tác hại đến môi trường.  

 

Khang Bách

Một số chuyên gia môi trường giải thích thêm. Trong khi đó, một số chuyên gia môi trường từng tham gia đánh giá tác động môi trường các dự án khai thác titan ở Bình Thuận cho biết vùng đất này có nhiều đồi cát có màu nâu đỏ nên chuyện nước bùn màu đỏ chảy ra từ công ty khai thác titan là bình thường. “Về nguyên lý hoạt động, các dự án khai thác titan ven biển kiểu sa khoáng là tuyển rửa bằng cơ học nên không có hóa chất độc hại. Nói dễ hình dung là họ dùng nước để đãi cát lấy titan và không dùng hóa chất vào quá trình khai thác” – một giảng viên ĐH Bách khoa TP.HCM chuyên ngành giải thích thêm.

Ô. Nguyễn Đức Hòa
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận

Nguy cơ túi cát 20.000 m3 trên cao bục vỡ. Hiện vẫn còn một “túi cát” hơn 20.000m3 của dự án này nằm “treo” trên cao. Nếu trời mưa lớn chắc chắn túi cát trên sẽ vỡ và trôi xuống đường. Trước mắt, tôi đã yêu cầu các cơ quan liên quan và chủ đầu tư thường xuyên theo dõi, giám sát và trường hợp có sự cố xảy ra phải khắc phục ngay.

Tô Văn Trường

Con số túi cát này cho thấy doanh nghiệp đã khai thác khá nhiều rồi.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o