» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại
English and French
Tìm kiếm

Bài & Tin mới
Như thế nào là Trạm bơm lớn, trạm bơm nhỏ? [29/01/2024]
Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Mã thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 21/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Hương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Quyết định số 22/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [17-01-2024]
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam [17-01-2024]
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Quản lý xây dựng công trình [26-12-23]
Chùm ảnh các công trình thuỷ lợi tiêu biểu ở VN 20 năm 2003-2023 [30-11-2023]
Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
BÀN VỀ ĐỊNH HƯỚNG LẠI NGÀNH XÂY DỰNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ [26-10-2023]
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 thay thế Luật Đấu thầu trước đây và có hiệu lực từ 01/01/2024 [15-10-2023]
Dự thảo TCVN 8731-20xx Phương pháp xã định hệ số thấm của đất bằng phương pháp đổ nước và múc nước trong hố đào và hố khoan [15-10-2023]
Đập Đắk N’Ting (Đắk Nông) trước nguy cơ bị vỡ [05-09-23]
QUYẾT ĐỊNH: Về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia [05-09-23]
Nghị định 35/2023/NĐ-CP [07-08-23]
Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ ĐỘNG ĐẤT Ở KONTUM NGÀY 14-07-2023 (2)[07-08-23]
HOẠT ĐỘNG HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỔI NĂM [04-08-23]
Đô thị ngoại ô: cuộc chiến đất vùng rìa [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
 Số phiên truy cập

81309792

 
Hộp thư
Gửi bài viết này cho bạn bè

Đừng đề xuất giải pháp "viển vông"![13/07/16]
Người đời bảo “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không nói hết là bất nghĩa”. Tôi hiểu và kính trọng TS Lợi, chuyên gia hàng đầu Việt Nam về hóa học nhưng xin được nói thẳng, đừng nên tư vấn Chính phủ làm một việc ‘viển vông” như thế!.

ĐỪNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP “VIỂN VÔNG”!

 

Tô Văn Trường

 

Trong nội dung email này, tôi muốn tập trung chỉ nói đến giải pháp do TS Vũ Đức Lợi đưa ra trên các báo chính thống nhà nước kể cả tờ ‘Tuổi trẻ’ nguyên văn như sau: “Trong trường hợp các chất xyanua, phenol do Formosa thải ra ở vùng đáy biển không phân hủy hết, một giải pháp có thể được cân nhắc là hút trầm tích đáy biển. Với phương pháp này, sẽ phải huy động các tàu hút xuống biển. Với dải biển dài 209 km, dự kiến hàng nghìn tấn trầm tích sẽ được hút lên. Sau đó phải tiến hành các công đoạn xử lý, chôn lấp an toàn.  Phương pháp này từng được sử dụng trong quá trình làm sạch vịnh Minamata ở Nhật Bản, nơi xảy ra thảm họa môi trường Minamata và thu được hiệu quả tốt".

Người đời bảo “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không nói hết là bất nghĩa”. Tôi hiểu và kính trọng TS Lợi, chuyên gia hàng đầu Việt Nam về hóa học nhưng xin được nói thẳng, đừng nên tư vấn Chính phủ làm một việc ‘viển vông” như thế!.

Đứng trên góc độ chuyên gia tài nguyên nước và kinh tế

Về vấn đề hút trầm tích đáy biển, cần phải đánh giá tốc độ phân hủy của các hợp chất xyanua và phenol để xem quá trình tự làm sạch hay hút trầm tích cái nào tới kết quả nhanh hơn. Ngoài ra, cần lưu ý các bất lợi của giải pháp hút. Đó là khi hút sẽ làm nước biển bị quậy đục có thể giải thoát các chất ô nhiễm đang nằm im dưới các lớp bùn bấy lâu nay và biến việc làm sạch biển thành làm ô nhiễm biển, sinh ra “thảm họa kép”!. Bên cạnh đó, là vấn đề chi phí. Hút trầm tích là tốn rất nhiều tiền của và mua thời gian cũng phải trả tiền. Nếu trả tiền để chờ biển tự làm sạch rẻ hơn là trả tiền hút  thì chẳng mắc mớ gì phải hút.

Hay nói rõ hơn, phải cân nhắc đến tính khả thi (có nghĩa là liệu có làm được như vậy trong thực tế không?), chính vì vậy mới có nguyên tắc áp dụng Best Available Techniques (BET) trong xử lý ô nhiễm và hồi phục môi trường, đồng thời phải cân nhắc đến tính chi phí- lợi ích (thực hiện Cost-Benefit Analysis CBA) nữa. Cần nhấn mạnh lại một lần nữa, nếu hút trầm tích lên thì còn gây ô nhiễm thứ cấp do xáo trộn và phân tán lớp trầm tích tích tụ đủ thứ chất ô nhiễm chứ không chỉ fenol, xyanua.

Đứng trên quan điểm luật học không được suy diễn.

Về thủ phạm làm cá chết là độc tố của xyanua và phenol hay keo FeII lấy hết Oxy. Không thể dùng phương pháp loại trừ "nếu không phải là xyanua và phenol thì phải là keo FeII" được. Kết luận ở đây, cũng có ý nghĩa tương tự như kết án nên cũng phải áp dụng nguyên tắc của Toà án: “không kết luận dựa trên sự suy diễn”.

Phải tính toán khoa học. Chẳng hạn, dựa vào nồng độ Hydroxit sắt trong nước đỏ, bề dầy của lớp nước đỏ và độ sâu nước, ta có thể tính ra lượng Oxy mà nó lấy mất của nước biển và ước tính được DO của nước biển tụt giảm tới đâu và có gây nguy hiểm không (dĩ nhiên sẽ thiên về có lợi cho FORMOSA vì chưa tính lượng FeO đã lắng). Nếu tính ra thiếu Oxy thì chắc chắn thủ phạm là FeO còn không, thì phải tính đường khác (nhưng vẫn không loại trừ FeO ra khỏi danh sách nghi vấn).

Đứng trên quan điểm chuyên gia môi trường

Xin đừng quên về lý thuyết khoa học khả năng phân hủy tự nhiên của phenol, xyanua và kim loại nặng (Anh Lợi có nhầm lẫn trường hợp Minamata là thủy ngân). Kim loại nặng không thể phân hủy trong tự nhiên và tích tụ dần qua chuỗi thức ăn, còn phenol thì không được xếp vào nhóm chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (Persistent Organic Pollutants-POPs) và xyanua cũng được coi là dễ phân hủy tự nhiên (easily bioegradable), không tích tụ trong cơ thể sinh vật.

Để xử lý chất thải hoặc/và hồi phục môi trường dĩ nhiên tốt nhất là làm triệt để, cấm tiệt thải hoặc/và đảm bảo không còn bất cứ vết chất ô nhiễm nào trong môi trường càng nhanh càng tốt.

Phenol không hòa tan trong nước nhưng khả năng phân tán trong nước mạnh, (tỷ trọng 1,07), tạo huyền phù trong nước biển, có khả năng tạo hợp chất cơ kim với các kim loại dạng cation hay nguyên tố. Phenol là một chất cực độc, độc cấp tính và cả mãn tính, hủy hoại khi tiếp xúc với da cá và người và động vật, thực vật. Còn khi ăn phải, phenol sẽ hủy hoại nôi tạng một cách nhanh chóng như hoại thư vậy. Còn CN thì có độc cấp tính cao. Nó là một anion hóa trị -1, nên rất dễ phân tán theo dòng chảy và dễ dàng tác động với cation Na, K... tạo ra NaCN.., hay dạng  SCN không độc nữa.

Kết luận

Như email trước, tôi đã phân tích muốn xử lý thế nào thì trước hết phải đánh giá mức độ ô nhiễm và phân loại cho từng vùng. Vùng nào nghiêm trọng thì phải xử lý, vùng nào tự làm sạch được thì để tự nhiên tự làm sạch. Chứ không thể "hút bùn" tất cả dải 4 tỉnh miền trung.

Giải pháp "hút bùn" là “lợi bất cập hại”! Bởi vì làm như vậy không phải để hệ sinh thái hồi phục nhanh mà là tiêu diệt một hệ sinh thái để hình thành một hệ sinh thái mới, gần như là từ đầu. Còn các kim loại nặng thì sau khi lắng đọng sẽ nhanh chóng chuyển thành dạng sunphua (sunfide) thường là rất ít tan. Riêng Hg thì không chỉ chuyển thành sunphua mà nó còn chuyển thành metyl thủy ngân rất độc hại, cho nên Nhật họ phải nạo vét.

Ở ta, nếu không phát hiện thủy ngân hay số ít kim loại nặng có khả năng metyl hóa thì đừng bao giờ nghĩ đến giải pháp nạo vét. Riêng cyanide (xyanua) thì không kết hợp với K hay Na vì hai muối xyanua này đều tan mạnh trong nước. Xyanua rất dễ tạo phức với các kim loại nặng như với Fe, nó tạo phức feroxyanua khá bền. Phức này dần bị oxi hóa chuyển thành rerixyanua. Trong tự nhiên xyanua cũng có thể bị oxi hóa thành xyanat (CNO-) rất ít độc. Việc tạo thioxyanat CSN- trong tự nhiên là rất khó.

 

Đóng góp ý kiến về bài viết này 

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Qu?ng c�o