» Mở tất cả ra       » Thu tất cả lại


English and French
Tìm kiếm
 Tình hình thời tiết
Hà Nội28°C
Hải Phòng27°C
Huế23°C
TP Hồ Chí Minh31°C
Ðà Nẵng23°C
 Số lượt truy cập

81351855

Tư liệu
▪ Danh mục các quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt [26-10-2023]
▪ Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi 2021-2030 [25-07-23]
▪ VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
▪ Mực nước trạm sông đốc, bờ biển tây và bán dảo Cà Mau.[20/12/21]
Quản lý Qui hoạch
Gửi bài viết này cho bạn bè

Vấn đề quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.[05/12/08]
Từ khi có Luật Xây dựng, có rất nhiều ý kiến tranh luận, trao đổi về các qui định quản lý đầu tư xây dựng sao cho vừa quản lý chặt chẽ vốn đầu tư, đảm bảo chất lượng và hiệu quả công trình nhưng vừa đơn giản, nhọn, nhẹ về thủ tục, rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án.

VẤN ĐỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

                       

   KSCC. Hoàng Hiển 


Phát triển kết cấu hạ tầng đô thị tại Từ Liêm (Hà Nội)

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(ĐTXD) KẾT CẤU HẠ TẦNG (KCHT) trong một đất nước đang phát triển chiếm số lượng nguồn vốn rất lớn của đất nước . Việc quản lý đầu tư trong giai đoạn này sao cho ít thất thoát và mang lại hiệu quả kinh tế  cao là một việc mà Đảng và nhà nước ta lâu nay rất quan tâm.

Năm 1999 chính phủ đã ban hành nghị định 52/1999/NĐ-CP về quy chế quản lý và đầu tư xây dựng .

Năm 2005 thay bằng Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

            Trước đây nghị định 52/CP đã nêu: Quản lý đầu tư xây dựng các công trình KCHT phải qua 3 giai đoạn:

            Giai đoạn Chuẩn bị Đầu tư (CBĐT).

            Giai đoạn thực hiện đầu tư

            Giai đoạn hoàn thành và đưa vào sử dụng.


           
Bây giờ là nghị định 16/CP không phân biệt rõ từng giai đoạn như vậy, mà quản lý đầu tư chỉ còn tập trung vào 2 khâu lập Dự án Đầu tư (DAĐT) và thực hiện đầu tư, mà trong văn bản toát lên một nội dung là chú trọng khâu thực hiện đầu tư. Có lẽ vì cho rằng ở khâu này có nhiều thất thoát lãng phí nhất


           
Theo tôi và những người đã từng làm công tác quản lý trong thời gian thực hiện NĐ52/CP thấy rằng chia ra từng giai đoạn như trước đây để quản lý là chặt chẽ và chống được nhiều thất thoát đối với các DAĐT KCHT mà nguồn vốn là vốn ngân sách nhà nước.

            Công tác CBĐT rất quan trọng, thất thoát lãng phí ở đây chủ yếu không phải ở khâu tham nhũng mà ở khâu lãng phí của cải vật chất của xã hội. Nếu như sản phẩm DA ĐT không có chất lượng, dẫn đến giá thành Dự án (DA) đắt và không có hiệu quả về kinh tế . Khi thẩm định và phê duyệt mà không biết chăc chắn DA có hiệu quả kinh tế hay không thì hậu quả về lãng phí là không lường trước được. Không biết được chăc chắn vì các cơ quan nhà nước khi thẩm định không dựa trên một hồ sơ thẩm tra nào của một cơ quan Tư Vấn độc lập

           

Vì vậy chỉ xin phát biểu một vài ý kiến vì sao phải cần quản lý chặt chẽ hơn nữa về sản phẩm “Hồ sơ DA ĐT” mà theo tôi trong Nghị Định 16/CP và các văn bản hướng dẫn tiêp sau các nhà soạn thảo đã phần nào có tư tưởng coi nhẹ.

 

Trước đây Nghị định 52/CP đã phân định được trình tự các giai đoạn đầu tư, và cũng đã có những  quy định về công tác quản lý cho từng giai đoạn để tránh các thất thoát không cần thiết, thể hiện trong điều 2 mục 2 của NĐ về nguyên tắc cơ bản của quản lý đầu tư và xây dựng như sau:

“2. Các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn do doanh nghiệp nhà nước đầu tư phải được quản lý chặt chẽ theo trình tự đầu tư và xây dựng quy định đối với từng loại vốn.”

Tuy nhiên phần lớn các văn bản quy định dưới nghị định như các văn bản hướng dẫn chỉ chú trọng vào giai đoạn thực hiện đầu tư, vì giai đoạn này dễ có điều kiện lãng phí và thất thoát. Việc thất thoát có liên quan nhiều đến tư cách đạo đức của con người trong dây truyền quản lý, nên các quy định của các ngành do chính phủ phân cấp quản lý thường tập trung ban hành các quy định quản lý ở giai đoạn này nhiều hơn.Còn giai đoạn kết thúc xây dựng thường thất thoát không lớn và giai đoạn CBĐT thì công tác thực hiện không phức tạp nên cũng ít quan tâm

 

Sau này đến Nghị định 16/2005/NĐ-CP việc quản lý lập DA ĐT lại càng coi nhẹ hơn một bước nữa. Việc cói nhẹ thể hiện ở điều 6 của Nghị Định này

“Điều 6. Nội dung phần thuyết minh của dự án

1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất; kinh doanh hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.

2. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.

3. Các giải pháp thực hiện:

4. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

5. Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.”

 

Theo nghị định 16/CP này thì:

 

- Khi lập DA ĐT không cần lập Báo cáo Nghiên cứu Tiền khả thi (BCNCTKT) và Báo cáo Nghiên cứu Khả thi (BCNCKT), mà thay bằng Báo cáo Đầu tư (BCĐT) và DAĐT, mà nội dung của nó thiên về các DA xây dựng dân dụng và công nghiệp đơn giản của các chủ đầu tư là các tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân. Còn đối với các DA xây dựng cơ sở hạ tầng mà nguồn vốn là vốn ngân sách nhà nước,hoặc các tổ chức kinh doanh của nhà nước  thì không có một văn bản nào hướng dẫn chi tiết .
 

Đập thủy điện Hàm Thuận (Lâm Đồng)

- Sau Khi lập DA xong về mặt kỹ thụât không cần thẩm tra đúng sai , không cần phải xem xét các phương án trong DA vấn đề  nào phải chọn tối ưu, vấn đề nào, phải chọn hợp lý, mà chỉ cần thẩm tra về Tổng mức Đầu tư (TMĐT) (Tính giá thành DA trên cơ sở kỹ thuật mà Tư vấn đưa ra )

- Hồ sơ DAĐT là cơ sở để thực hiện DA

- BCĐT là hồ sơ xin phép đầu tư DA .

Điều này rất nghịch lý là nội dung của BCĐT cũng giống như nội dung của DAĐT nhưng ở mức sơ khai hơn. Dựa vào tài liệu sơ khai để quyết định cho phép đầu tư .Sau khi được phép đầu tư rồi thì được coi là có thể bắt đầu thực hiện đầu tư . Vì vậy chủ đầu tư đã xin được phép rồi, là tìm mọi cách để thực hiện bằng được DA. Không cần biết DA đó có thực sự hiệu quả hay không         Đó là nguyên nhân gây ra lãng phí, mà phải là xem một thất thoát của xã hội .Thất thoát này chính ra  là một thất thoát  lớn mà là thất thoát thực sự của xã hội

Dưới nghị định 16/CP,  Bộ Xây Dựng đã có thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 hướng dẫn một số nội dung về lập,thẩm định,phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện nghị định 16 cuả Chính phủ. 

Trong thông tư hướng dẫn cũng không có chương mục nào hướng dẫn về nội dung cuả DA ĐT. Thông tư chỉ hướng dẫn về việc thẩm định DA ĐT, mà chủ yếu là quy định về thẩm quyền thẩm định DA theo điều 9 của Nghị định 16/CP,trong đó phân cấp quyền hạn thẩm định đối với các nhóm DA :A,B,C.

Như vậy các chuyên gia tư vấn lập DA có thể chỉ hiểu rằng nội dung dự án đầu tư chỉ cần tuân thủ điều 6 của nghị định 16/CP là đảm bảo yêu cầu.

Về điều 6 này chúng tôi thấy như sau:

1/ Mục 1.  Về sự cần thiết và mục tiêu đầu tư .

Nếu chỉ nêu bằng một nhóm từ chung chung như vậy thì người lập DA ĐT có thể viết rất hay về sự cần thiết, nhất là nói về chính trị và xã hội yêu cầu , và cũng nói về mục tiêu và nhiệm của công trình là rất lớn, nêu lên một viễn cảnh rất tốt đẹp sau khi dự án được xây dưng, làm cho chủ đầu tư dễ bị thuyết phục.

Trước khi có Nghị định 52/CP, đã có quy định hồ sơ luận chứng kinh tế yêu cầu phải luận chứng  về sự cần thiết và mục tiêu nhiệm vụ công trình nghĩa là phải có số liệu về hiện trạng kinh tế xã hội và phương hướng phát triển kinh tế xã hội sau khi có dự án để luận chứng và chứng minh cho sự cần thiết, và so sánh các phương án về mục tiêu nhiệm vụ để chọn được mục tiêu nhiệm vụ tối ưu

Trong nghị định 52/CP còn ghi được một câu là :“ phải có căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư ”. Phải có căn cứ để xác định, nghĩa là phải thu thập đầy đủ các số liệu có tính pháp lý để chứng minh về sự cần thiết .

Trong Nghị Định 16/CP thì không có một câu nào .

Còn chỉ nói  mục tiêu đầu tư mà không gắn liền với nhiệm vụ của DA thì người ta cũng có thể chỉ nói rất hay về mục tiêu của DA, còn thực hiện được mục tiêu đó có thể có nhiều nhiệm vụ khác nhau mà các chuyên gia tư vấn cần phải có những bài toán để so sánh thì lại bỏ qua

2/ Mục 2 : Về quy mô DA chỉ cần mô tả mà không yêu cầu có một sự lựa chọn nào về quy mô .Vậy làm sao có được quy mô DA tối ưu về kinh tế

Cũng là DA ĐT xây dựng nhưng DA ĐT xây dựng kết cấu hạ tầng có một số đặc thù cần quan tâm sau đây :

- Hầu hết là dự án đầu tư công, có nghĩa là vốn cho dự án hầu hết là vốn ngân sách nhà nước.

- DA Có liên quan đến nhiều lĩnh vực nên cần phải so sánh nhiều phương án và nhiều giải pháp kỹ thuật khác nhau để chọn ra được phương án tối ưu

- Cần một phương pháp đặc thù để tính hiệu quả kinh tế của dự án

 

Vấn đề quản lý trong giai đoạn lập DAĐT (Trước đây gọi là CBĐT) tuy không phức tạp,vì chủ yếu ở giai đoạn này là xử dụng chất xám của các nhà tư vấn, nhưng nếu không có những quy định chặt chẽ, và cơ chế chính sách không hợp lý thì hàm lượng chất xám trong các sản phẩm sẽ không nhiều và có nghĩa là DA kém chất lượng và tất nhiên gây ra lãng phí rất lớn, hoặc không có hiệu quả. Đặc biệt là đối với các DA xây dựng kết cấu hạ tầng  như DA Giao thông, Nông nghiệp, hoăc các DA đa mục tiêu như các DA Thuỷ lợi Thuỷ điện đòi hỏi rất lớn về chất xám của các chuyên gia tư vấn . Một đường nét thiếu tính toán suy xét nghiêm túc của các chuyên gia tư vấn có thể gây lãng phí hàng tỷ đồng. Hoặc là DA thi công xong, đưa vào xử dụng sẽ không có hiệu quả, không thu hồi được vốn cho nhà nước và sẽ góp phần không nhỏ trong các nguyên nhân gây lạm phát .

 

Theo chúng tôi giai đoạn lập DA ĐT là rất quan trọng trong đầu tư xây dựng cơ bản .Trước đây luật lệ của nhà nước ta rất chú ý về vấn đề này, đã phải chia ra từng bước là NCTKT, rồi NCKT và sau cùng  được thẩm định kỹ mới phê duyệt và cho tiến hành thực hiện đầu tư.

Chữ khả thi trong các hồ sơ trước đây là rất chuẩn xác. Hồ sơ NCKT trước hết phải xem DA có khả năng thực thi về các mặt chủ yéu không:

- Khả thi về giải pháp về kỹ thuật công nghệ, có nghĩa là về mặt giải pháp kỹ thuật có khả nằng thực thi hay không? mà giải pháp kỹ thuật thì có thể có nhiều giải pháp, giải pháp này có thể thực thi giải pháp khác có thể không có khả năng thực thi, hoặc muốn thực thi thì gía thành lại đắt, và vì thế phải có nhiều giải pháp kỹ thuật để so sánh.

-  Khả thi về tài chính, phải luận chứng về nguồn vốn đầu tư và khả năng thu hồi vốn.

- Khả thi về mặt văn hoá xã hội

- Khả thi về không gây ô nhiễm môi trường.

 

Tuy trong một nghị đinh chung có thể không nêu hết được các câu chữ để áp dụng cho từng ngành, nhưng trong phần áp dụng, NĐ52/CP đã cho phép từng ngành xây dựng KCHT soạn những tiêu chuẩn riêng cho ngành mình và thông qua việc quản lý của Bộ Xây Dựng để ban hành.

 

Đến Nghị định 16/2005/NĐ-CP  không nói câu nào cho phép các ngành được lập các tiêu chuẩn riêng và thông qua Bộ Xây Dựng để ban hành. Các Bộ vẫn có thể ban hành những tiêu chuẩn riêng về lập DA ,nhưng thể chế chính sách về tài chính để thực hiện các tiêu chuẩn đó lại không được ban hành. Thể chế chính sách ban hành như thế nào là quyền của Bộ Xây Dựng, mà Bộ Xây dựng ban hành các thể chế lại không dựa vào các tieu chuẩn lập DA của các ngành  Điều này dẫn đến khó khăn cho các công ty tư vấn khi được trúng thầu, thậm chí được chỉ định thầu lập DA ĐT, và hậu quả là hồ sơ DA kém chất lượng  .Chính vì vậy đã có một số DA. thực hiện dở dang thấy không khả thi về mặt tài chính nên không thể tiếp tục đầu tư nữa; một số DA không có hiệu quả kinh tế, không thu hồi được vốn, không trả nợ được vốn vay nước ngoài cũng như vốn vay của nhân dân bằng trái phiếu chính phủ dẫn đến phải lạm phát.

Lãng phí hoặc thất thoát trong sản phẩm của tư vấn mà sản phẩm này được hình thành trong giai đoạn lập dự án là thất thoát thật sự về của cải vật chất  của xã hội, còn thất thoát trong thực hiện đầu tư do quản lý không tốt thì của cải vật chất của xã hội nói chung là không mất đi mà chỉ là hình thức chuyển của cải vật chất từ công sang tư mà thôi. Tất nhiên điều này cũng không được phép vì thuộc về đạo đức con người và phải càng quản lý chặt theo pháp luật. Ví dụ như một dự án có giá thành đáng lẽ nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng chỉ là 1 tỷ đồng, nhưng các chuyên gia tư vấn đã không đủ điều kiện về tài chính và thời gian đưa ra nhiều  phương án để so sánh nên giá thành lên đến hai tỷ chẳng hạn, thì môt tỷ tăng thêm này về mặt xã hội nói chung là mất thật sự, không rơi vào tay ai . Với luận cứ như vậy, theo chúng tôi thì thất thoát do sản phẩm hồ sơ dự án kém chất lượng là một thất thóat lớn và nhiều hậu không lường trước được, gây cho đất nước nghèo đi, còn nguy hiểm hơn là thất thoát do quản lý kém.

Hiện nay trên thế giới người ta đánh giá một sản phẩm không phải theo một tiêu chí về hình thức bề ngoài của sản phẩm, mà là xem hàm lượng chất xám trong sản phẩm làm ra nhiều hay ít .Ví dụ trong siêu thị hiện nay có bán một máy lọc không khí trong phòng, xem ra rất đơn giản, giá trị về vật liệu chẳng đáng là bao, nhưng giá thành họ bán là rất đắt . khi hỏi họ thì họ nói rằng nó đắt vì chất xám của các chuyên gia nghĩ ra nó,và cách làm ra nó

 

Một sản phẩm dự án có gía trị xây lắp là 200tỷ giá trị tư vấn chỉ có 400triệu đã cho thấy hàm lượng chất xám trong sản phẩm lập DA và TKCS là quá it ỏi. Trong khi lập hồ sơ TKKT, hoặc TKBVTC gia trị tư vấn là 2.96 tỷ, mà hồ sơ này không mất nhiều thời gian và hàm lượng chất xám để so sánh các phương án về giái pháp về quy mô nhiệm vụ , giải pháp về kỹ thuât, mà chỉ còn lập các BV kết cấu theo một khuôn khổ trong TKCS đã nặn ra vì theo nghị định giai đoạn TKKT  phải dựa hoàn toàn vào TKCS trong DA ĐT đã được duyệt,

 

Để đảm bảo được chất lượng của hồ sơ DA ĐT các ngành đã lập ra các tiêu chuẩn về hồ sơ DA ĐT cho ngành mình một cách chi tiết. Như ngành Thuỷ lợi đã có tiêu chuẩn ngành 14TCN 171:2006 quy định về thành phần,nội dung lập báo cáo đầu tư, Dự án đầu tư và báo cáo kinh té kỹ thuật của các Dự án Thuỷ Lợi . Cứ theo tiêu chuẩn này thì khối lượng làm là rất lớn, Nhưng chi phí cho cái khối lượng lớn này về chất xám lại không được quy định, mà phải theo quy định chung về chi phí do viện kinh tế Bộ Xây Dựng công bố  trên cơ sở một cái nền mà yêu cầu quá đơn giản như trong nghị định đã nêu trên đây.

Hiện nay Viện kinh tế xây dựng đang chuẩn bị xem xét lại và đưa ra một dự kiến điều chỉnh về chi phí quản lý dự án trong đó có chi phí về lập DA ĐT. Sau khi đưa ra lấy ý kiến chúng tôi chỉ thấy dự kiến bổ sung một số chi phí mà trước đây chưa có, còn sửa lại vấn đề chi phí bất hợp lý như chúng tôi đã trình bầy ở trên về lĩnh vực lập DA ĐT thì chưa được để ý tới. Chưa thấy đưa ra được nội dung của công tác lập DA ĐT một cách chi tiết để trên cơ sở đó mà dự kiến về tỷ lệ chi phí.

 

Để xác định định mức cho một công việc nào đó thì điều trước tiên là phải xem yêu cầu công việc đó phải làm cái gì, khối lượng công việc đó là bao nhiếu công . Công để đề ra được một dự án là công tư vấn  không phải là công lao động chân tay, mà là công của trí tuệ, mà công của trí tuệ thì khó có thể tính theo thời gian.

Chúng tôi rất thông cảm với các đồng chí làm công tác hoạch định chế độ chính sách là không thể nào đúng cho mọi ngành ngay sau khi chính sách được công bố. Cũng chính vì vậy mà công việc này viện kinh tế đã tiến hành làm theo một quy trình rất có logic: Sau khi công bố một thời gian, đã cho theo rõi thực tế các ngành vận hành thế nào rồi lại soạn thảo bổ sung.

Vì vậy trong quá trình soạn thảo bổ sung lần này, nếu không định ra được một tiêu chuẩn nào đó cho công tác tư vấn trong lĩnh vực lập hồ sơ DA ĐT và hồ sơ TKKT của giai đoạn tư vấn tiếp theo, thì để nghị Viện kinh tế Bộ Xây dựng cần nghiên cứu các  ý kiến tham gia của các ngành trong lính vực quản lý xây dựng các công trình KCHT. Cần nghiên cứu và chấp nhận các tiêu chuẩn mà các ngành đã ban hành để xem công việc của tư vấn trong công tác lập một DA ĐT phải làm với một khối lượng công việc như thế nào, Công việc của TKKT có khối lượng ra sao. Sau khi đã chấp nhận các tiêu chuẩn đó thì cần phải dựa trên cơ sở đó mà xây dựng các định mức chi phí cho hợp lý, nhằm mục đích là làm sao để  hồ sơ của một DA có chất lượng tốt, nghia là giá thành DA rẻ mà lại có hiệu quả kinh tế cao, đóng góp vào việc làm cho đất nước tăng trưởng được bền vững.

 

Sau đây chúng tôi xin phép có một số đề nghị như sau:

 

Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ

1- Trước hết nói về nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý của nhà nước về đầu tư xây dựng. Ngụyên tắc này trong nghị định 52/CP trước đây đã nêu rất rõ ràng và chặt chẽ như sau ( ở điều 2 của NĐ)

 

Điều 2. Nguyên tắc cơ bản của quản lý đầu tư và xây dựng

1. Phân định rõ chức năng quản lý của Nhà nước và phân cấp quản lý về đầu tư và xây dựng phù hợp với từng loại nguồn vốn đầu tư và chủ đầu tư. Thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng theo dự án, quy hoạch và pháp luật.

2. Các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn do doanh nghiệp nhà nước đầu tư phải được quản lý chặt chẽ theo trình tự đầu tư và xây dựng quy định đối với từng loại vốn.

3. Đối với các hoạt động đầu tư, xây dựng của nhân dân, Nhà nước chỉ quản lý về quy hoạch, kiến trúc và môi trường sinh thái.

4. Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của chủ đầu tư, của tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng.

Điều này nêu rõ phạm vi nhà nước quản lý đến đâu đối với 2 loại DA là vốn thuộc ngân sách nhà nước,và vốn thuộc ngân sách tư nhân.

Nguyên tắc này là rất đầy đủ và cấn thiết như luật xây dựng đã ban hành, Đề nghị giữ nguyên trong các văn bản tiếp sau luật xây dựng ban hành năm 2003.

2- Cần thiết phải trở lại trình tự lập DA như NĐ 52/CP, nghiã là lập DA cần qua các bước NCTKT, NCKT rồi mới duyệt và cho phép đầu .Chỉ lập BCĐT để xem xét cho phép đầu tư là buông lỏng, mà về mặt giải ngân tài chính cho các chi phí khi DA thấy không có hiệu quả và không đầu tư có nhiều phức tạp

 

3- Các tiêu chuẩn ngành của các Bộ trong các giai đoạn đầu tư bộ Xây dựng là người thay mặt chính phủ về quản lý xây dựng phải có nhiệm vụ xem xét và chấp nhận, đồng nghĩa với việc soạn thảo ra các thể chế chính sách cũng phải căn cứ vào các tiêu chuẩn đó. Nếu thấy các tiêu chuẩn của các ngành trong cùng một công việc mà không đồng đều nhau thì soạn ra một tiêu chuẩn chung và căn cứ vào đó mà soạn ra các thể chế chính sách cho hợp lý.

4- Cần phân biệt và giải thích 2 từ thẩm tra và thẩm định. Theo sự giải thích của các từ điển thì từ Thẩm tra (Examine hoặc Verify) có nghĩa là kiểm lại hoặc xác minh. Còn từ Thẩm định (Assess, Appraise ) có nghĩa là đánh giá về giá trị một cái gì . Nếu đúng như vậy, theo văn bản về “Định mức chi phí quản lý DA và tư vấn đầu tư xây dựng công trình ” thì DA ĐT không cần thẩm tra mà chỉ cần thẩm định .Không cần thẩm tra có nghĩa là không cần kiểm lại xem các công ty Tư Vấn làm đúng hay sai, dẫn đến tư vấn muốn tính cho DA này có hiệu quả cao hay thấp là tuỳ theo ý thích của họ và tất nhiên dẫn đến việc chủ đầu tư quyết định đầu tư sai, Đối với các DA ĐT kết cấu hạ tầng mà có quyết định đầu tư sai là có hại và làm mất mát của cải của xã hội, dẫn đến đất nước nghèo đi .

Tóm lại các DA ĐT xây dựng KCHT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước  cần phải được thẩm tra kỹ trước khi đưa cho các cơ quan nhà nước thẩm định trình chính phủ hoặc trình các cơ quan Bộ thay mặt chính phủ làm chủ đầu tư phê duyệt và ra quyết định đầu tư mà không nên theo quy định chỉ  có thẩm tra TMĐT mà thôi. Định mức chi phí cho công tác thẩm tra DA ĐT, thẩm tra TMĐT phải được tính như định mức  thẩm tra TKKT, thẩm tra TDT .

 

5- Về vấn đề DA ĐT phải tuân theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội , quy hoạch ngành là rất đúng và cần thiết, nhưng hiện nay quy hoạch vùng được duyệt thế nào, để các quy hoạch ngành làm căn cứ là một điều chưa được thực thi một cách có hiệu quả.Chính vì vậy mà quy hoạch của ngành nào chỉ biết xây dựng theo yêu cầu của ngành đó mà không theo quy hoạch chung của từng vùng. Các quy hoạch ngành không có liên hệ mật thiết với nhau dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho xã hội nói chung, và nhân dân của từng vùng nói riêng .Ví dụ như quy hoạch phát triển đô thị ở hà nội chẳng hạn .Trong hồ sơ quy hoạch  phát triển đô thị không có một mục nào nói về quy hoạch tiêu nước cho thành phố, cho nên trận mưa lũ vừa qua chúng ta đã có câu trả lời.

Trước đây vào những năm cuối của thập kỷ 60, tuy đang còn trong thời kỳ chiến tranh, nhưng Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc xây dựng quy hoạch phát triển tổng hợp về phát triển kinh tế xã hội cho từng vùng lãnh thổ từng tỉnh, thành phố, thậm chí đến quận huyện .Trên cơ sở quy hoạch tổng hợp đó và tham khảo quy hoạch phát triển quy hoạch của ngành khác có lien quan để xây dựng quy hoạch phát triển của ngành mình. Giá như chúng ta vẫn nghiêm túc thực hiện các chỉ thỉ của Đảng và nhà nước trong vấn đề này thì việc phát triển xây dựng KCHT đã cho những thành tựu to lớn và không xẩy ra  mất mát nhiều về của cải vật chất của xã hội mà chúng ta chưa tổng kết được

 

Nghị định 52/CP đã ghi: Nhà nước quản lý đầu tư và xây dựng thông qua việc quyết định đầu tư sau khi dư án đã được thẩm định về quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn.

Năm 2006 chính phủ đã ra nghị định số 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng từ đó đến nay việc thực thi vấn đề này vẫn còn khó khăn mà không biết vì lý do gì, nên đã xẩy ra những hậu quả đáng tiếc như trên đã trình bầy.

Thế mà trong nội dung của nghị định 16/CP tác giả soạn thảo lại còn quy định quá dễ dãi : Đối với các DA nhóm B nếu nằm trong “trường hợp chưa có các quy hoạch trên thì phải có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó”. Điều này tạo ra một tiền lệ cho ông chủ đầu tư các DA KCHT không cần phải có quy hoạch được duyệt.Vì người duyệt quy hoạch và ngưòi duyệt DAĐT đối với DA KCHT là một theo phân cấp của chính phủ .

Kiến nghị của chúng tôi về vấn đề này là các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành nhất thiết phải được phê duyệt trước khi lập DA ĐT như NĐ 92/CP của chính phủ ban hành và thông tư hướng dẫn số 01/2007/TT-BKH của Bộ KHĐT

 

 

VỀ BẢN DỰ THẢO

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHO TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

1-       Bản dự thảo đã đề cập hầu hết các chi phí cơ bản. Những vấn đề chưa có tỷ lệ thì được lập dự toán chi phí theo hướng dẫn .

2-       Vấn đề sau đây còn bất hợp lý:

1/- Coi nhẹ công tác lập, thẩm tra và xét duyệt DA ĐT,cụ thể là:

   + Trong DA ĐT phải lập cả thiết kế cơ sở cho PA chọn nhưng tỷ lệ phần trăm cho công tác này chỉ bằng 13.5% công tác lập TKKT đối với công trình thiết kế 3 bước và bằng 10% lập TKKT đối với công trình thiết kế 2 bước

+Theo chúng tôi thì các phương án trong DA ĐT sẽ giúp cho chủ đầu tư chọn được PA có hiệu quả đầu tư cao nhất. Đặc biệt các DA chỉ có thiết kế 2 bước, nghĩa là sau bước DA ĐT đã có thiết kế cơ sở được duyệt rồi, thì khi thiết kế bản vẽ thi công chỉ căn cứ vào TKCS mà lập BVTC không còn có lựa chọn các PA nữa.

+ Các nước trên thế giới thì giai đoạn lập DA ĐT (mà họ gọi là DA khả thi ) họ làm rất kỹ, vì đó là hồ sơ giúp cho chủ đầu tư lựa chọn có quyết định đầu tư hay không . DA ĐT làm không kỹ sẽ dẫn đến đầu tư không có hiệu qủa và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên lạm phát .

2/-TMĐT trong DA ĐT thì có định mức tỷ lệ chi phí thẩm tra trong khi DA ĐT lại không có tỷ lệ chi phí thẩm tra

3/-Tư Vấn lập DA ĐT thì sang giai đoạn TKKT phải đấu thầu không được tiếp tục lập TKKT vì vậy không đơn vị tư vấn nào muốn lập DA ĐT ,hoặc có làm thì với chất lượng không đạt yêu cầu .trong khi chủ đầu tư yêu cầu TMĐT lại phải chính xác đến mức các giai đoạn sau, giá thành công trình không được phép vượt TMĐT trong giai đoạn lập DA

 

+ Kiến nghị cần phải sửa lại tỷ lệ này Theo chúng tôi thì lập DA ĐT có thiết kế cơ sở thì chỉ khồng phải tối ưu hoá về kết cấu ,còn tính ổn định và khả thi của DA về các mặt kỹ thuật, kinh tế, và nguồn vốn đầu tư phải được đảm bảo. Còn TKKT chi mất công là lập các bản vẽ về kết cấu còn các phương án so chọn về mặt kỹ thuật thì giai đoạn lập DA đã làm kỹ.Vì các lý do trên đề nghị tỷ lệ lập DA ĐT có TKCS ít nhất phải bằng hoặc cao hơn  lập TKKT và tỷ lệ thẩm định cũng tương ứng như vậy.

 

3- Tại sao có sự phân biệt giưa công trình đầu mối thuỷ điện và đầu mối thuỷ   lợi, thể hiện ở chỗ công trình thuỷ điện thì công việc mô tả địa chất trong quá trình xây dựng được tính dự toán riêng, còn công trình thuỷ lợi thì không được lập mà nằm trong giá thiết kế . Điều này là bất hợp lý đề nghị sửa lại.

(www.vncold.vn)

Mới hơn bài này
Các bài đã đăng
Đóng góp ý kiến về bài viết này!
Tên bạn đọc
Địa chỉ email phản hồi
Tiêu đề

Ý kiến bạn đọc 
Tập tin đính kèm
Tiêu điểm
Biến đổi khí hậu và An ninh nguồn nước ở Việt Nam.[08/07/21]
Đại hội lần thứ IV, sự kiện lớn của Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.[27/04/19]
Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước.[18/04/19]
Danh sách Hội viên tập thể đã đóng niên liễm 2018.[11/01/19]
Chùm ảnh Đại hội lần thứ 2 Hội Đập lớn Việt Nam.[13/08/09]
Nhìn lại 5 năm hoạt động của VNCOLD trong nhiệm kỳ đầu tiên.[10/08/09]
Thông báo về Hội nghị Đập lớn Thế giới.[17/07/09]
Thư chào mừng của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
VNCOLD đã thành công tại cuộc họp Chấp hành ICOLD Sofia (Bulgaria), 6/6/2008
Phó Thủ tướng khai mạc Hội thảo “ASIA 2008.
Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn
Website nào về Thủy lợi ở VN được nhiều người đọc nhất?
Giới thiệu tóm tắt về Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam.
Download miễn phí toàn văn các Tiêu chuẩn qui phạm.
Đập tràn ngưỡng răng cưa kiểu “phím piano".
Đập Cửa Đạt
Lời chào mừng
Quảng cáo










Liên kết
▪ Hội đập lớn thế giới
▪ Các Hội đập lớn trên Thế giới
▪ Một số trang web của hội viên tập thể