Thủy lợi phục vụ thủy sản ở tỉnh Tiền Giang. [17/02/08]
16/02/2008 14:31
BÁO CÁO CÔNG TÁC THỦY LỢI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI THỦY SẢN Ở TỈNH TIỀN GIANG
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang.
Với
điều kiện địa lý rất thuận lợi, Tiền Giang là một trong một số ít tỉnh
thuộc đồng bằng sông Cữu Long vừa có điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển nuôi trồng thủy sản vùng nước ngọt, vừa có điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn và nước lợ.
Trong
các năm qua, ngành thủy sản Tiền Giang luôn hoàn thành và vượt mức kế
hoạch thủy sản hàng năm với kết quả năm sau đều cao hơn năm trước,
trong đó các chỉ tiêu cơ bản đều có mức tăng khá như tổng sản lượng
thủy sản tăng hàng năm từ 4% đến 7%, giá trị sản
lượng thủy sản tăng từ 8% đến 17%, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu thủy
sản đã vượt qua ngưỡng 100 triệu USD vào cuối năm 2006.
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC THỦY LỢI PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN.
Trong
các năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học thủy lợi, lĩnh vực
đầu tư cơ sở hạ tầng về thủy lợi của ngành thủy sản cũng được ứng dụng
rộng rãi.
Việc
bố trí hệ thống các cửa cống bằng vật liệu sắt, thép…mau hư hỏng do bị
phèn, mặn .. trước kia đã được thay thế dần bằng vật liệu composit,
tráng kẽm ...gần đây hơn nửa là đã được thay thế bằng vật liệu inox góp
phần nâng cao tuổi thọ công trình, giãm kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng
cấp cơ sở hạ tầng hàng năm. Kết cấu cánh cửa cống cũng được thay thế
bằng loại cửa phẳng tự động giúp cho việc cấp nước hoặc tiêu nước được dể dàng và chủ động hơn.
Hệ
thống cấp và tiêu nước được bố trí riêng biệt, khoa học hơn trước tạo
điều kiện cho việc nuôi trồng thủy sản giãm thiểu được rủi ro do bị ô
nhiễm nguồn nước, góp phần tăng sản lượng và nâng cao hiệu quả nuôi
trồng thủy sản.
Mặt
khác, công tác dự đoán dự báo về tình hình lũ, bão… có độ chính xác
ngày càng cao cũng làm cho việc nuôi trồng thủy sản được chủ động hơn
nhất là việc phòng tránh thiên tai, góp phần làm giãm thiệt hại đến mức
thấp nhất.
Công
tác quan trắc theo dõi mực nước, chất lượng nước.. và dự đoán dự báo
cùng với việc thông tin thường xuyên hơn trước đã góp phần cho công tác
nuôi trồng thủy sản chủ động trong việc cấp hoặc tiêu nước kịp thời.
Hệ
thống đê bao triệt để cũng góp phần không nhỏ trong việc chủ động sản
xuất, nuôi trồng thủy sản vùng lũ, đảm bảo lượng giống cung cấp cho thị
trường trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận.
2.
MÔ HÌNH THỦY LỢI PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHO VÙNG NƯỚC NGỌT, NƯỚC
MẶN, NƯỚC LỢ ĐEM LẠI HIỆU QUẢ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI.
Từ
năm 2000 đến nay, ngành thủy sản đã triển khai 7 dự án tổng vốn đầu tư
được phê duyệt là 125.475 triệu đồng. Kết quả đã thực hiện được 88.306
triệu đồng trong đó vốn ngân sách là 35.606 triệu đồng.
Dự án hoàn thành:
-Dự
án nuôi thủy sản Nam Gò Công, diện tích 400 ha, tổng vốn ngân sách đầu
tư là 4.252 triệu đồng. Dự án hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2002.
-Dự
án xây dựng vùng nuôi tôm công nghiệp xã Phú Tân, diện tích 247 ha,
tổng vốn đầu tư được phê duyệt là 50.434 triệu đồng, tổng vốn ngân sách
là 15.520 triệu đồng. Dự án hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2003.
-Dự
án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản xã Phú Tân, diện
tích 2.180 ha, tổng vốn ngân sách đầu tư là 16.430 triệu đồng. Dự án
hoàn thàn và đưa vào khai thác năm 2005. Tổng vốn ngân sách là 8.696
triệu đồng.
-Công
trình xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ vùng nuôi thủy sản ấp Lý Quàn
2-ấp Gảnh xã Phú Đông, diện tích 230 ha, tổng vốn ngân sách đầu tư là
2.999 triệu đồng. Dự án hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2006.
Dự án đang thi công dở dang:
-Dự
án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản xã Phú Thạnh, diện
tích 147,87 ha, vốn đầu tư được phê duyệt là 17.745 triệu đồng, tổng
vốn ngân sách là 8.355 triệu đồng. Dự án còn gặp nhiều khó khăn trong
khâu gỉai phóng mặt bằng .Dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác năm
2008.
-Dự
án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản xã Tân Hội, diện
tích 70 ha, vốn đầu tư được phê duyệt là 4.336 triệu đồng. Dự án còn
gặp nhiều khó khăn trong khâu gỉai phóng mặt bằng. Dự kiến hoàn thành
và đưa vào khai thác năm 2007.
Ngoài
các dự án nêu trên, trên địa bàn tỉnh hiện nay còn phát triển 11 Trại
sản xuất tôm sú giống (9 trại của tư nhân), 3 cơ sở sản xuất tôm càng
xanh giống và 9 cơ sở sản xuất cá giống. Nâng cấp Trại sản xuất giống
tôm Tân Thành và Trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt Cổ Lịch. Phát
triển nuôi đăng quầng ở các cồn, bãi ven sông Tiền thuộc các huyện Cái
Bè, Cai Lậy, Châu Thành.
Các mô hình cụ thể:
1. Mô hình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản cho vùng nước ngọt đem lại hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái.
Điển hình nhất là công trình Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản xã Tân Hội, huyện Cai Lậy. (xem bảng 1)
Mục tiêu đầu tư:
chuyển đổi 70 ha đất từ trồng lúa sang nuôi trồng, sản xuất giống thủy
sản (cá giống nước ngọt), góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và mức
sống của người dân trong vùng.
Mô hình thủy lợi:
+Công trình đê bao:
Đây
là khu vực nằm trong vùng lũ, do đó để đảm bảo ổn định sản xuất không
bị ảnh hưởng bởi lũ trong 3 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12) thì đê bao
chung quanh phải ngăn lũ triệt để, do đó theo chủ trương của tỉnh thì
cao trình đỉnh đê được thiết kế bằng đỉnh lũ năm 2000 cộng thêm 0,5 m.
Đồng thời, mặt đê được trãi đá cấp phối kết hợp làm trục giao thông
xung quanh khu vực nuôi, tạo điều kiện vận chuyển giống cũng như
nguyên, vật liệu…
+Công trình kênh:
Trong
khu vực, hệ thống thủy lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh có khả năng
cung cấp nước và tiêu nước. Tuy nhiên -trong quy hoạch- để đảm bảo
không lây lan nguồn nước giữa cấp và tiêu thì hệ thống thủy lợi nội
đồng nầy được bố trí làm hệ thống tiêu và được bố trí vận hành tiêu
trong thời gian chân triều. Qua khảo sát và tính toán thì phải đầu tư
nạo vét kênh Chín Điều làm trục cung cấp nước chính cho toàn khu vực
đồng thời nâng cấp đường giao thông chính nội vùng, mặt đường được trãi
đá cấp phối nối vơi khu vực bên ngoài bằng việc đầu tư cầu dân sinh.
+Công trình cống:
Ngoài
hệ thống cống tròn có khẩu độ nhỏ từ 60-80cm ở từng diện tích nuôi, thì
toàn khu vực được bố trí 2 cống tròn có khẩu độ 150 cm, cao trình đáy
cống (-1.00) để phục vụ cho việc cấp và tiêu nước.
Việc
bố trí 2 cống ở các vị trí đầu kênh ( nối với nguồn nước ) và cuối kênh
9 nối với nơi nhận nguồn tiêu) nhằm đảm bảo cho việc ngăn ngừa ô nhiễm
mầm bệnh trong nội bộ khu vực nuôi trồng.
Tuy nhiên, trong mùa lũ, khu vực phụ thuộc vào dòng chảy 1 chiều của lũ, chênh lệch biên độ triều rất nhỏ, hầu như không có thì phải tiêu bằng động lực.
+Đánh giá mô hình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản cho vùng nước ngọt về hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái:
Đến
nay, tuy công trình còn đang đầu tư, chưa hoàn chỉnh (còn 1 đoạn đê
khoảng 20 m chưa hoàn thiện do vướng khâu đền bù giải tỏa mặt bằng)
nhưng so với mục tiêu đặt ra là chuyển đổi 70 ha từ trồng lúa sang nuôi
trồng thủy sản, cụ thể là nuôi trồng và sản xuất giống cá nước ngọt,
bước đầu đã đạt được những thành công nhất định.
Ở
đây không nêu so sánh các chỉ tiêu tài chính, kinh tế… trước và sau khi
có dự án vì thuộc lỉnh vực khác nhưng có thể kết luận rằng với mô hình
thủy lợi, cụ thể là việc bố trí các công trình đê, kênh, cống...kết hợp
với các hệ thống công trình khác như giao thông, điện, nước sinh
hoạt…việc đầu tư trong thời gian qua đã đem lại hiệu quả rõ rệt cho khu
vực, đạt được mục tiêu đầu tư là nâng cao hiệu quả sản xuất và mức sống
của người dân trong vùng.
Tuy
nhiên vấn đề bức xúc đặt ra trong quá trình thực hiện dự án là việc bảo
vệ môi trường sinh thái còn nhiều bất cập, nguồn nước cung cấp cho nuôi
trồng và sản xuất giống cá chắc chắn là bị ô nhiễm (nhất là trong thời
gian mùa lũ) nhưng chưa được kiểm định thường xuyên; các ngành chuyên
môn cũng chưa nhiều biện pháp để tác động tích cực cho cộng đồng về ý
thức bảo vệ môi trường; các mô hình xử lý nước thải chưa được phổ biến
rộng rãi; lượng nước chưa được xử lý từ trong khu vực nuôi trồng và sản
xuất thải ra ngoài chắc chắn bị ô nhiễm nhưng
vẫn cứ diển ra mà chưa có cơ quan chức năng nhắc nhở hoặc kiểm tra, xử
phạt. Đây là một yếu tố mà trong thời gian tới cần được các ngành, các
cấp xem xét, nghiên cứu và tìm biện pháp khắc phục.
2. Mô hình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản cho vùng nước mặn, nước lợ đem lại hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái.
Điển hình nhất là công trình Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ấp Lý Quàn 2-ấp Gảnh xã Phú Đông huyện Gò Công Đông. (xem bảng 1 )
Mục tiêu đầu tư:
chuyển đổi 230 ha đất sản xuất lúa năng suất thấp thuộc ấp Lý Quàn 2,
ấp Gảnh xã Phú đông, huyện Gò Công Đông sang nuôi thủy sản nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất và mức sống của người dân.
Mô hình thủy lợi:
+Công trình đê bao:
Đây
là khu vực cửa sông chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều cường, bão. Đỉnh
đê được thiết kế (+2.50) đồng thời, mặt đê rộng từ 4-6 m được trãi sỏi
đỏ kết hợp làm trục giao thông xung quanh khu vực, tạo điều kiện vận
chuyển giống cũng như nguyên, vật liệu…
+Công
trình đập: có 2 kênh thông thương với các khu vực khác nên cần thiết
phải đắp 2 đập nhằm ngăn riêng biệt giữa khu nuôi trồng thủy ản và khu
vực trồng lúa.
+Công trình kênh:
Hệ
thống thủy lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh tuy nhiên trong khu vực
cần đầu tư nạo vét 5 tuyến kênh trước cống ( từ sông cửa Đại vào đến
cống) để phục vụ cho việc cấp và tiêu.
+Công trình cống:
Sông
cửa Đại vừa là nguồn cung cấp nước duy nhất cho khu vực đồng thời cũng
duy nhất là nơi nhận nguồn nước tiêu từ trong khu vực nuôi trồng thải
ra ngoài. Qua tính toán thì cần đầu tư 5 cống tròn có khẩu độ 120 cm sẽ
đảm bảo đủ cung cấp nước và tiêu thoát cho khu vực.
Đây
là khu vực gần cửa sông giáp với biển nên biên độ triều rất lớn rất
thuận tiện cho việc tiêu nước đồng thời cũng là khu vực bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi triều biển Đông nên việc cung cấp nước phục vụ nuôi trồng
rất thuận lợi
+Đánh giá mô hình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản cho vùng nước lợ và nước mặn về hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái:
Các
hạng mục công trình chính đã được đầu tư như cống, đê, đập và hệ thống
kênh trước cống. Tuy nhiên, hệ thống kênh nội đồng (do nhân dân tự đầu
tư) chưa được đầu tư hoàn chỉnh nên tiến độ phát triển diện tích nuôi
trồng thủy sản còn rất chậm. Đây là một yếu tố cần được khắc phục trong
các dự án sau nầy, Nhà nước cần đầu tư toàn bộ cơ sở hạ tầng do người
dân trong khu vực chuyển đổi còn rất nghèo, đồng thời do kinh phí phải
bỏ ra để đầu tư cho 1 ha nuôi trồng thủy sản
vùng nước lợ và mặn (tôm) rất cao. Kinh phí từ khâu đào ao, xử lý ao,
xử lý ao trữ nước đến con giống, thức ăn, chăm sóc…cho việc nuôi tôm
cao hơn rất nhiều so với kinh phí đầu tư cho nuôi cá hoặc các loại thủy
sản khác.
Đến
nay, việc nuôi trồng thủy sản trong khu vực chỉ tập trung dọc theo đê
sông cửa Đại, diện tích nuôi trồng chỉ đạt từ 30-40% so diện tích quy
hoạch. Nguyên nhân ngoài việc do giá cả con tôm còn bấp bênh trong khi
đó giá lúa trong các năm qua luôn ở mức cao nên việc chuyển đổi từ sản
xuất lúa sang nuôi trồng thủy sản còn rất chậm; mặt khác, việc đầu tư
kinh phí nuôi trồng thủy sản rất cao, tỉ lệ rủi ro rất lớn nên người
dân chưa mạnh dạn đầu tư.
Việc
bố trí hệ thống kênh chính có đảm bảo cho việc cấp và tiêu. Tuy nhiên,
cũng như các khu vực nuôi trồng khác, nguồn nước thải từ các đầm tôm ra
bên ngoài cũng chưa được xử lý, việc gây ô nhiễm môi trường là điều
chắc chắn xãy ra mà tác động cụ thể trước mắt là làm lây nhiễm mầm bệnh
cho các khu nuôi khác do dùng chung nguồn nước là việc đã và đang xãy
ra trên khu vực.
III.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ VỀ QUY HOẠCH, ĐẦU TƯ, CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH,
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO VÙNG NƯỚC NGỌT, NƯỚC
MẶN, NƯỚC LỢ.
Từ
năm 2001 đến 2005, ngân sách Tỉnh đã đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát
triển thủy sản theo chương trình mục tiêu là 39.186 triệu đồng. Nhân
dân đầu tư khoảng 200 tỷ đồng để phát triển sản xuất thủy sản, giải
quyết thêm việc làm cho gần 10.000 lao động góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội ở nông thôn, đặc biệt là vùng nông thôn ven biển,
vùng sâu vùng xa.. đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Kết quả cho
thấy, Nhà nước đầu tư 1 đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng thì nhân dân sẽ
đầu tư 5-6 đồng để phát triển sản xuất thủy sản đặc biệt là nuôi thủy
sản.
Tuy
nhiên, còn nhiều vấn đề chưa phù hợp mà trong thời gian tới cần có
những định hướng về quy hoạch, đầu tư, chế độ chính sách, bảo vệ môi
trường… để phục vụ phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản.
1.Về quy hoạch:
Việc
quy hoạch chưa phù hợp với sự phát triển. Có những dự án đầu tư xong cơ
sở hạ tầng nhưng khi triển khai thì nhân dân không đồng tình do khu vực
không phù hợp với việc phát triển dự án đó hoặc việc đầu tư cơ sở hạ
tầng không đạt được yêu cầu chung. Quy hoạch trong thời gian qua chưa
phần lớn chưa phù hợp với thực tế. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản
một số nơi khác với quy hoạch, có thể nói tăng trưởng đi theo một đường
và quy hoạch đi theo một nẻo. Quy hoạch không phù hợp nên vấn đề đầu tư
chưa phát triển chiều sâu được. Một yêu cầu rất lớn trong nuôi trồng
thủy sản là thủy lợi. Việc chia sẻ đối với nguồn nước thủy lợi giữa
thủy sản và nông nghiệp còn nhiều bất cập. Quan trọng là chưa định hình
được quy hoạch thủy sản thì không thể định hình về thủy lợi. Do đó,
trong thời gian tới việc quy hoạch ngoài các bước cơ bản không thể
thiếu cần phải được thăm dò và được sự đồng thuận cao của người dân
trong khu vực thì mới có thể triển khai dự án được. Mặt khác, để giải
quyết các tồn tại trên cần nâng cao vai trò trách nhiệm của địa phương
và cơ sở trong công tác quy hoạch, vận động nhân dân mạnh dạn chuyển
đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản
tập trung. Công tác quản lý tổ chức sản xuất cần phải được kiện toàn,
các ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết các vấn đề phát
sinh trong quá trình thực hiện dự án.
2. Về đầu tư:
Việc
kêu gọi đối ứng từ nhân dân để đầu tư cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó
khăn chưa được sự đồng thuận cao nhất là khâu giải phóng mặt bằng. Mặt
khác, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên tiến độ thi công còn rất chậm,
các dự án triển khai không đồng bộ, hiệu quả khai thác dự án chưa cao.
Khâu tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn, việc hợp đồng tiêu thụ sản
phẩm thủy sản hàng hóa giữa doanh nghiệp và nhà sản xuất còn nhiều
vướng mắc.
3. Về chế độ chính sách,bảo vệ môi trường
Việc
xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ thủy sản cần có cơ chế thích hợp
hơn, cần phân bổ vốn hợp lý hơn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng để tăng
hiệu quả thủy lợi phục vụ thủy sản.
Hổ
trợ 100% vốn ngân sách cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng nuôi thủy
sản, không thực hiện cơ chế đối ứng vì do nhân dân các vùng nầy hầu hết
đều nghèo, không có khả năng đóng góp để đền bù cho những hộ mất đất
cũng như không khả năng đóng góp đầu tư cơ sở hạ tầng.
Có chính sách hổ trợ cho ngư dân khi gặp rủi ro trong nuôi trồng, khai thác thủy sản.
Tạo
điều kiện thuận lợi cho ngư dân vay vốn dài hạn, trung hạn, ngán hạn,
mức vay, thời gian vay tùy theo loại hình sản xuất thủy sản.
Hổ trợ tuyên truyền rộng rãi cho cộng đồng về ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khai thác mọi tiềm năng về nuôi trồng, khai thác, chế biến dể đầu tư sản xuất thủy sản, góp phần tăng thu nhập cho gia dình trên cơ sở bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái.
HỆ THỐNG THỦY LỢI PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN | ||||||||||||||||||||||
STT |
Tên công trình |
Lọai |
Qui mô |
GHI | ||||||||||||||||||
Bđáy |
sđáy |
s bể |
|