Công nghệ SCADA – Giải pháp hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành tưới tiêu ở Việt nam[24/02/08]
23/02/2008 07:45
CÔNG NGHỆ SCADA - GIẢI PHÁP HIỆN ĐẠI HOÁ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ,
ĐIỀU HÀNH TƯỚI TIÊU Ở VIỆT
KS. Nguyễn
Quốc Hiệp - PGĐ - Trung tâm Công nghệ Phần mềm TL - Viện Khoa học Thuỷ lợi cùng
các cộng sự; KS. Nguyễn Đăng Hà - PGĐ Ban Quản lý và Đầu tư xây dựng Thuỷ lợi
3.
Hệ thống SCADA gồm 2 phần chính: Phần mềm
giám sát hệ thống thuỷ nông và Các thiết bị phần cứng.
Mô hình hệ thống
SCADA phục vụ hiện đại hoá điều hành tưới, tiêu
Phần mềm giám sát hệ thống thuỷ nông
Phần
mềm giám sát hệ thống thuỷ nông được xây dựng với mục đích cung cấp thông tin
kịp thời về tình trạng phân phối nước trên hệ thống thuỷ nông để giúp cán bộ quản
lý điều hành phân phối nước hợp lý nhằm cung cấp nước đủ và đồng đều trên các
khu vực của hệ thống và phát hiện những vị trí lấy nhiều hoặc thừa nước. Như vậy,
phần mềm giám sát Hệ thống thuỷ nông là một công cụ tiện ích đối với các công ty
Khai thác công trình thuỷ lợi để từng bước hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả
khai thác các hệ thống thuỷ nông, giảm chi phí vận hành.
Khi
sử dụng, phần mềm được cài đặt tại trụ sở công ty Khai thác công trình thuỷ lợi
và tuỳ điều kiện cơ sở vật chất sẵn có, phần mềm sẽ tự động kết nối và nhận số
liệu từ ngoài hiện trường về Trung tâm (nếu có hệ thống thiết bị đầu đo tự
động) hoặc phải nhập bằng bàn phím các số liệu báo về từ hiện trường (nếu chưa
có thiết bị mà phải đo đạc bằng thủ công- bằng cọc thuỷ chí). Nếu hệ thống giám
sát bằng các thiết bị tự động thì người quản lý có thể điều khiển giám sát hệ
thống thủy nông tại bất cứ máy tính nào được cài đặt phần mềm và có khả năng
kết nối qua đường điện thoại.
Giao
diện của phần mềm được xây dựng trên nền tảng đối tượng bản đồ (Map Objects)
của hãng ESRI. Như vậy, phần mềm làm việc với một đối tượng bản đồ địa lý (đã
được số hoá) với đầy đủ các tính năng quản lý về mặt địa lý. Nó vừa giúp cho người
sử dụng dễ dàng điều hành hệ thống quan trắc, đồng thời có thể hình dung cụ thể
về hệ thống thuỷ nông đang điều hành. Trong báo cáo này xin giới thiệu chi tiết
về phần mềm trong điều kiện sử dụng đồng bộ với hệ thống thiết bị đo nước tự
đông, từ xa.
Tính
năng của phần mềm giám sát hệ thống thuỷ nông
- Thu thập dữ liệu tức thời: Phần
mềm cho phép người sử dụng có thể quan sát số liệu ở các trạm ở bất kỳ thời
điểm nào bằng cách quay số cưỡng bức tới trạm. Ví dụ tại một thời điểm nào đó
cán bộ quản lý muốn biết mực nước, độ mở cống và lưu lượng tại các điểm trên hệ
thống, có thể chuyển chế độ đo đạc và ghi vào tệp dữ liệu theo chu kỳ (hang giờ
hay hàng vài giờ..) sang chế độ giám sát tức thời.
- Thu thập theo chu kỳ: Sau khi đã
định chu kỳ thu thập dữ liệu cho phần mềm, máy tính sẽ tự động quay số xuống
các trạm, thu thập số liệu quan trắc và ghi vào cơ sở dữ liệu. Tuỳ theo mức độ
chính xác mà người quản lý muốn, có thể cài đặt quan trắc số liệu theo từng giờ
hay mỗi ngày 4 lần như chế độ quan trắc khí tượng thuỷ văn hoặc có thể theo
phút.
- Tính toán lưu lượng, lượng nước (m3)
theo ngày, theo đợt tưới hoặc cả vụ qua công trình đo nước từ các số liệu đo.
- Hiển thị dữ liệu: Các số liệu thu
thập, lưu lượng, lượng nước qua công trình đo nước được hiển thị dưới dạng
bảng, dạng đồ thị theo thời gian và theo yêu cầu của người sử dụng.
- Điều khiển từ xa: ở chế độ quay
số cưỡng bức, phần mềm cho phép vận hành đóng mở cửa cống (nếu cống vận hành
bằng động cơ) hoặc tắt mở máy bơm.
- Điều khiển giám sát tại nhiều nơi: Người
sử dụng có thể cài đặt phần mềm tại nhà, tại máy tính xách tay và kết nối tới
các trạm đo qua đường điện thoại, như vậy, có thể điều khiển giám sát hệ thống
thủy nông của họ tại bất cứ nơi nào trên thế giới miễn là ở đó có điều kiện kết
nối với mạng điện thoại công cộng.
- Quản lý thời gian lưu giữ số liệu của
các RTU tại các trạm: Đối với mỗi trạm đo người sử dụng có thể thay đổi
thời gian cập nhật số liệu của RTU tại các trạm tuỳ theo yêu cầu cụ thể.
- Tính mở của hệ thống: Phần mềm có phép người sử dụng có thể thêm, bớt hay thay đổi thông tin của các trạm đo trên phần mềm để phù hợp với điều kiện thực tế…
(Bài đã được tác giả báo cáo trong "Hội nghị khoa
học công nghệ Nông nghiệp 2006-2007 các tỉnh phía Bắc" tổ chức tại Hà Nội
cuối năm 2007")
Hãy bấm vào đây để xem tòan văn (PDF).