Lời Mở Đầu “ASIA 2008”.[23/3/08]

22/03/2008 23:18

9


Lời Mở Đầu “ASIA 2008”

 

....Chúng tôi rất vui mừng được gặp các vị tại đây - nhiều vị đã có mặt ở  Bangkok năm 2006 và rất nhiều vị đại biểu mới tới lần này. Tôi phải nói rằng mặc dầu Ban Tổ chức chúng tôi đến từ hòn đảo nhỏ được gọi là Anh quốc cách đây rất xa nhưng chúng tôi đêu cảm thấy như ở nhà mình bên châu Á trong các hội thảo vùng, mà lần này là lần thứ hai, với bầu không khí gia đình!

Năm nay chúng ta có hơn 420 đại biểu, theo con số mới nhất, từ khoảng 49 quốc gia.

Rõ ràng là chúng ta có sự hội tụ rất tuyệt vời về chuyên môn tại đây, TP Đà Nẵng, bao gồm rộng rãi nhiều lĩnh vực liên quan đến nước và các sơ đồ năng lượng - từ qui hoạch và cung cấp tài chính đến thiết kế, thi công và vận hành chúng. 

 

Vì sao chúng ta lại gặp nhau ở đây?

 

Ngoài vẻ duyên dáng hiển nhiên của Đà Nẵng và Khu nghỉ dưỡng Furama, Việt Nam là một trong những nước tích cực nhất về thuỷ

lợi và phát triển thuỷ điện trong vùng Đông Nam Á. Khoảng 20 đập lớn đang xây dựng với tổng công suất chừng 5500 MW  và một lượng công suất như thế đang hoạt động.

....

Vì vậy chúng ta có thể thấy Việt Nam đang cam kết mạnh mẽ phát triển thuỷ lợi và năng lượng tái tạo, và trong vòng 20 năm tới, thuỷ điện sẽ giứ vai trò rất quan trọng trong tổng điện năng...  

Chúng tôi cũng biết rằng Việt Nam đang tích cực cộng tác với các quốc gia láng giềng như CHDCND Lào và Campuchia để giúp họ phát triển thuỷ điện. Không thể nhấn mạnh được hết giá trị của sự hợp tác song phương và quốc tế trong phát triển nguồn nước.   

 

Chúng ta tới Furama còn vì tin tưởng rằng khi đông người đến họp và làm việc khẩn trương trong 2 ngày thì mọi thứ chung quanh luôn thoải mái, rất thích hợp cho những giây phút thư giãn, thưởng ngoạn. Bất cứ lúc nào có thể, chúng tôi đều tổ chức những cuộc họp về nước ở nơi gần hồ, sông, biển,.. để tạo nguồn cảm hứng làm cho phần thảo luận thêm kết quả. Năm nay, chúng ta không bỏ lỡ dịp đến bên bờ biển Đông. Các vị đã thấy chút mưa rơi, yếu tố chủ yếu trong chương trình phát triển thuỷ lợi của Việt Nam.  

...

Nhân dịp này tôi xin cảm ơn tất cả các tổ chức Việt Nam và quốc tế đã cùng chúng tôi chuẩn bị và tổ chức Hội thảo.

 

Đồng chủ trì là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hội Đập lớn Việt Nam - đặc biệt là GS. Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội đã giành cho chúng tôi sự ủng hộ to lớn và nhiều mặt trong quá trình chuẩn bị, và Uỷ ban sông Mêkông Việt Nam.

 

Điều gì đã xẩy ra kể từ ASIA 2006?

 

Trước hết, chúng ta đã thấy được sự cộng tác liên vùng trong lĩnh vực tài nguyên nước - được khuyến khích bởi các hội chuyên ngành như ICOLD, ICID, IWRA và Hội đồng Nước Thế giới cũng như các tổ chức cho vay của Liên hợp quốc - Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới.

 

Việc quản lý tài nguyên nước thống nhất, phát triển bền vững và quản lý nước ngày nay được chú trọng hơn, sự phát triển bền vững và quản lý nước đảm bảo đầu vào cho sự tranh luận toàn cầu về nước từ tất cả các tổ chức hành chính, kinh tế, chính trị và xã hội, đảm bảo rằng các quyết định được đưa ra trên cơ sở những nền tảng vững chắc hơn và với tất cả các lựa chọn được đánh giá kỹ lưỡng.

 

Những thảo luận và các quá trình quy hoạch bao hàm hơn là, có ít vấn đề hơn sẽ nảy sinh dưới hình thức những xung đột giữa các vùng, hoặc giữa những người sử dụng nước khác nhau.

 

Nhiều dự án lớn đã được tiến hành trên thế giới như:

Rampur ở Ấn Độ, Ilisu ở Thổ Nhĩ Kỳ, Bujagali ở Uganda, và tổ hợp Rio Madeira ở Brazil.

Tôi đ cập đến những dự án này trước bởi chúng có ý nghĩa đặc biệt đối với một “kỷ nguyên thế giới mới về phát triển thuỷ điện”. Cả 4 dự án trên đã bị trì hoãn nhiều năm trong khi diễn ra những cuộc tranh luận về những tác động có thể có đối với xã hội và môi trường. Dĩ nhiên những nghiên cứu rộng rãi đã được tiến hành về những khía cạnh này, và cuối cùng, sự tranh luận công bằng và cởi mở đã thuyết phục cả những nhà xây dựng và các tổ chức cho vay rằng những lợi ích thu được lớn hơn rất nhiều so với những chi phí về mặt môi trường và xã hội, và rằng những biện pháp phù hợp sẽ được thực hiện trong bất cứ trường hợp nào nhằm giảm thiểu hoặc đền bù cho các tác động có hại. 

 

Hãy nhìn lướt nhanh về một số hoạt động ở Châu Á:

Ở Việt Nam hâù như tháng nào mọi người cũng có thể nghe về các dự án mới đang được tiến hành hoặc ở trong nước hoặc liên doanh với các quốc gia láng giềng. Khoảng 15.000 MW thuỷ điện sẽ được phát triển trong 10 năm tới. Có một số dự án lớn mà chúng ta sẽ đến thăm trong các chuyến nghiên cứu sắp tới:

 

Ở Trung Quốc, dự án Tam Hiệp đã ghi lại nhiều sự kiện quan trọng trong hai năm qua (hoàn thành đập chính, và nhà máy điện bên bờ trái và khởi động các tổ máy của nhà máy bên bờ phải). Các tổ máy đầu tiên cũng được đưa vào vận hành ở dự án Longtan, và nhiều các dự án lớn khác đang tiến triển như Xiluodo (12.600 MW) và Xiangjiaba. Công suất thuỷ điện sẽ đạt 300 GW vào năm 2020, chiếm 25% công suất toàn bộ hiện nay của Trung Quốc, và nhiều dự án sẽ cung cấp những lợi ích đa mục tiêu.

 

Ấn Độ đang tiếp tục kế hoạch 50.000 MW của mình, với mục đích cung cấp điện cho toàn bộ dân của đất nước vào năm 2012.

Dự án Sardar Sarovar đang vận hành. Dự án Indira Sagar vừa mới hoàn thành và  dự án Rampur đang được triển khai.

 

Ở Lào, khoảng 5.000 MW thuỷ điện đang được xây dựng, chủ yếu để xuất khẩu sang các quốc gia láng giềng. Có một số tranh luận về dự án Nam Theun 2. Mặc dầu vậy, những dự án đáng chú ý khác như Theun Hinboun mở rộng cũng được thảo luận đến.

 

Liên bang Nga đang phát triển nhanh với chương trình về phát triển thuỷ điện lớn, đặc biệt khong chỉ ở vùng viễn đông của Nga (Bureya, Boguchany…) mà Nga còn hợp tác với các quốc gia láng giềng như Tadjikistan, nơi có dự án Sangtuda công suất 670 MW với tổ máy đầu tiên vừa mới được đưa vào vận hành.

 

Sự phát triển thuỷ điện trên thế giới và sự đóng góp của Châu Á được cập nhật như sau:

 

                                                                        THẾ GIỚI                          CHÂU Á

 

Công suất thuỷ điện đang vận hành                             807.000 MW                  319.219 MW

Sản lượng thuỷ điện hàng năm                  3030 TWh/năm               1061 TWh/năm

Tiềm năng khả thi về kỹ thuật                  14.388 TWh/năm               6800 TWh/năm

Công suất thuỷ điện đang thi công           150.600 MW       126.044 MW

                                          (ở 106 nước)                   (ở 30 nước)

Công suất thuỷ điện dự kiến                > 340.000 MW     >220.000 MW

                                                                              (ở 152 nước)                (ở ~ 37 nước)

 

 

84% công suất thuỷ điện đang thi công nằm ở Châu Á.

 

Những thách thức cấp bách nhất đối với thế giới và đối với khu vực là gi?

 

Trên thế giới, người ta biết rằng có 1,4 tỷ người sống ở các vùng khan hiếm nước tự nhiên, và 1,6 tỷ người sống ở những khu vực có sự căng thẳng về nước do lượng dùng quá lớn.

...

Trong khi dân số thế giới tăng gấp ba lần trong thế kỷ 20, việc sử dụng nguồn nước tái tạo tăng 6 lần. Đến năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng từ 6,65 tỷ hiện tại lên khoảng 9 tỷ mà vào thời điểm đó có 70% sẽ ở các quốc gia đang phát triển ngày nay.

 

Tuy nhiên người ta thường chỉ ra rằng các vấn đề về quản lý nước quan trọng hơn sự khan hiếm nước – bao gồm sự lãng phí ở một số vùng trên thế giới.

 

Trong Hội thảo về nước Stockholm năm ngoái người ta chỉ ra rằng một ½ lượng nước của thế giới được xử lý để sử dụng hiện đang bị lãng phí.  Rõ ràng thủ phạm chủ yếu là các quốc gia phát triển và các nước công nghiệp. Ví dụ, có một quãng đường dài về phía tây bắc của Stockholm đồ uống không được coi là lạnh trừ khi có ít nhất 20 viên đá, trong khi ở các nơi khác, mỗi giọt nước đều quý giá.

 

Trung bình mỗi người Châu Âu sử dụng 200 lít nước mỗi ngày. Người Bắc Mỹ sử dụng 400 lít. Nhưng ở các quốc gia đang phát triển thuộc Châu Á và Châu Phi, con số đó là 10 lít/ngày - dùng cho uống, rửa và nấu nướng. Đó là một điều đáng suy nghĩ cho các tổ chức phi chính phủ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, khi họ phản đối sự cần thiết có thêm cơ sở hạ tầng về nước ở những quốc gia kém phát triển hơn.

 

Tổ chức Water Aid ước tính có 443 triệu ngày học bị mất mỗi năm ldo các bệnh liên quan đến nước ở các khu vực không được cung cấp nước sạch. Ở một số vùng nông thôn không có nước sinh hoạt, trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, không thể đến trường, bởi vì chúng cần phải dành thời gian đi bộ đến những nơi rất xa để lấy nước.

Tất cả các vấn đề này có thể được giảm nhẹ bằng những dự án trữ nước được quy hoạch kỹ lưỡng và được triển khai phù hợp.

 

Những thách thức to lớn khác liên quan đến những nguy cơ bị thiệt hại bởi thiên nhiên.

 

Trong khi nhiều quốc gia Châu Á đang lập những kỷ lục thế giới dưới danh nghĩa  những chương trình hành động về nguồn nước và phát triển thuỷ điện. Kết quả là có một số nền kinh kế phát triển nhanh nhất thế giới, song đó cũng là vùng dễ bị tổn thương nhất của thế giới với những thiên tai liên quan đến nước. Điều này đang gây cản trở sự phát triển bền vững. Lũ lụt, hạn hán, sóng thần, bão và bệnh liên quan đến nước đã leo thang kể từ khi bắt đầu thế kỷ 21.   Khoảng thời gian giữa năm 1960 và 2006, có hơn 600 ngàn thương vong, chiếm khoảng 80% thiên tai liên quan đến nước của thế giới, và gây thiệt hại kinh tế khoảng 8 tỷ USD.

 

Do dó, chương trình của ASIA 2008, cũng sẽ xem xét các cách thức giảm thiểu nguy cơ, và thiết kế cơ sở hạ tầng về nước để đương đầu với những thách thức quan trọng do thiên nhiên đặt ra: bồi lắng, địa chất phức tạp, các vị trí xa xôi, khí hậu khắc nghiệt, lũ lụt và động đất.

 

Nhiều báo cáo năm nay tập trung vào vấn đề tưới – chúng ta biết rằng nông nghiệp là lĩnh vực sử dụng nước nhiều nhất - chiếm khoảng 70% tổng lượng nước.

 

Theo FAO - một người cần khoảng 4 lít/ngày để uống, trong khi đó họ dùng 2000-5000 lít nước để sản xuất thực phẩm hàng ngày. Chúng ta may mắn có những báo cáo viên xuất sắc đến từ Bộ NN&PTNT của Việt Nam và của ICID để dẫn dắt những thảo luận về những thách thức về đảm bảo dự trữ đủ nước cho nhu cầu tưới và làm cho nước tưới hiệu quả hơn.

 

Chúng ta muốn đạt được điều gì tuần này?

 

Tôi nghĩ rằng, khía cạnh được hiểu ngầm nhất của Hội thảo này sẽ là sự trao đổi kinh nghiệm và sự tác động lẫn nhau giữa đại biểu các quốc gia Châu Á đang dẫn đầu với các chương trình phát triển nguồn nước, các đại biểu khác từ những quốc gia có các kế hoạch đã được xác định rõ ràng song những hoạt động phát triển thực tế vẫn còn ở phía trước. Lẽ dĩ nhiên các đại biểu từ tất cả các nơi trên thế giới có nhiều kinh nghiệm trong các khu vực của họ, những người có thể giúp một số quốc gia khác đạt được mục tiêu của  mình.

 

Các chủ đề chúng ta thảo luận có thể được chia thành 3 dòng –

Công nghệ, Tài chính và những rủi ro có liên quan, Quy hoạch nhằm tránh hoặc giảm thiểu những vấn đề xã hội và môi trường. Có nhiều chủ đề nhỏ, và nhiều chủ đề ngang – bao gồm, các tác động có thể xảy ra của sự thay đổi khí h