Giải pháp thủy lợi phục vụ nuôi tôm quảng canh cải tiến vùng ven biển ĐBSCL.[31/3/08]

30/03/2008 09:45

16

GIẢI PHÁP THỦY LỢI  PHỤC VỤ NUÔI TÔM 

QUẢNG CANH CẢI TIẾN VÙNG VEN BIỂN ĐBSCL

 

Nuôi tôm nước lợ ở vùng ven biển ĐBSCL có đặc thù rất riêng, rất khác so với các vùng khác trong cả nước và cũng rất ít nơi trên thế giới có được, đó là nuôi trên diện rất rộng, ở những vùng rất xa biển, với chất lượng nước mặt không được tốt, với các mô hình nuôi rất đa dạng.

Mô hình chuyên tôm QCCT, mô hình tôm lúa, mô hình tôm vườn thực chất đều là mô hình nuôi tôm QCCT do vậy việc tính toán nhu cầu nước phục vụ nuôi tôm là như nhau. Thực tế hiện nay cả ba mô hình nuôi này thường đan xen trong cùng một tiểu vùng. Việc tính toán công trình cho ba  mô hình này thực chất chỉ là tính cho mô hình tôm lúa. Khi công trình phục vụ cho mô hình tôm lúa được thỏa mãn thì hai mô hình cũng thỏa mãn.

   Trường hợp mô hình nuôi chuyên tôm QCCT, nhân dân nuôi tôm sú cả trong mùa mưa thì việc bố trí công trình cho tiểu vùng như thế này thực chất chỉ là bố trí công trình của giai đoạn I đối với mô hình nuôi tôm lúa, tức là chỉ nạo vét, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kênh mương các cấp và bờ bao, không xây dựng hệ thống công trình. Công trình được bố trí hoàn chỉnh trên ô ruộng. Bố trí công trình như vậy lại giống như bố trí công trình cho mô hình tôm rừng.

   Như vậy trong 4 mô hình nuôi tôm QCCT thường gặp ở vùng ven biển ĐBSCL nói chung thì chỉ có mô hình tôm lúa là cần có hệ thống công trình hoàn chỉnh, khép kín cần phải tính toán chi tiết.

 

 Bấm vào đây để xem chi tiết (PDF; 475KB)

       (ThS. Ngô Xuân Hải, www.vncold.vn)