Thủy lợi phục vụ thủy sản ở Bạc Liêu.[05/5/08]

04/05/2008 20:12

14

CÔNG TÁC THỦY LỢI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Ở TỈNH BẠC LIÊU

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu.

 

I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 258.246 ha; đất sản xuất 184.117 ha, trong đó đất trồng lúa 56.786 ha, đất nuôi trồng thủy sản (NTTS) 120.068 ha, đất làm muối 1.795 ha và đất rừng 5.468 ha, chiếm 71,30 % quỹ đất tự nhiên.

Hiện nay địa bàn tỉnh đã hình thành nên 03 tiểu vùng sinh thái:

1- Tiểu vùng phía Nam Quốc lộ 1A.

Là vùng sinh thái mặn, có diện tích tự nhiên 102.046 ha, trong đó đất NTTS 62.529 ha, đất chuyên lúa 2.890 ha, đất rừng 4.552 ha, đất làm muối kết hợp NTTS 1.795 ha muối, đất bãi bồi ven biển và các loại đất khác 30.280 ha.

2- Tiểu vùng chuyển đổi sản xuất trong vùng Bắc Quốc lộ 1A.

Là vùng mặn - ngọt thay đổi theo mùa, có diện tích tự nhiên 75.600 ha, trong đó đất NTTS 57.539 ha (tôm – lúa 17.200 ha, đất chuyên NTTS 40.339 ha), các loại đất khác 18.061 ha.

3- Tiểu vùng giữ ngọt ổn định phía Bắc Quốc lộ 1A.

Là vùng sinh thái ngọt, có diện tích tự nhiên 80.600 ha, trong đó đất chuyên lúa 53.889 ha, các loại đất khác 26.711 ha.            

   Trong 03 tiểu vùng, tiểu vùng 1 và 2 chủ yếu là NTTS nước mặn, lợ, sản phẩm chính là tôm sú, với mô hình nuôi công nghiệp – bán công nghiệp, nuôi quảng canh và lúa – tôm kết hợp. Riêng tiểu vùng 3 chủ yếu là trồng lúa, tuy có một số mô hình lúa – cá nhưng là mô hình nhỏ lẻ, không mang tính đại trà nên không phải là kinh tế chủ lực của tiểu vùng.

 

II. VẤN ĐỀ THỦY LỢI PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

2.1- Tình hình nguồn nước.

   - Nguồn nước mặn: Nguồn nước mặn là triều biển Đông và triều biển Tây, tuy nhiên biển Đông chiếm ưu thế.

+ Tiểu vùng 1: việc cấp thoát nước lợi dụng thuỷ triều bằng hệ thống kinh mương hở, lấy nước vào ao đầm bằng tự chảy và bơm tát. Vùng này, ngoài công trình đê biển, kinh và cầu qua đê, chưa có công trình điều tiết hoặc kiểm soát mặn.

+ Tiểu vùng 2 (tiểu vùng chuyển đổi), hướng xâm nhập mặn từ ba phía: triều biển Đông qua các cống ngăn mặn Bắc QL 1A; từ Cà Mau qua các cống Tắc Vân, Chắc Băng, Ông Hương, Thị Phụng và Đường Xuồng và kinh Chắc Băng; triều biển Tây theo sông Cái Lớn từ hướng Kiên Giang.  

   - Nguồn nước ngọt: nước mưa tập trung vào các tháng 6 đến tháng 11. Mùa khô sử dụng nước trữ tại chỗ trên hệ thống kinh mương. Nhờ hệ thống kinh mương liên thông với phía Sóc Trăng nên có thể hút được một phần nước ngọt phía cuối nguồn sông Hậu để phục vụ sản xuất lúa Đông - Xuân. Ngoài ra còn nước ngầm song trữ lượng không đủ để tính toán cấp hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp hay NTTS.

2.2-Tình hình xâm nhập mặn và kiểm soát mặn:

a- Tình hình xâm nhập mặn:

- Từ tháng 11 mở một số cống nhỏ như Khúc Tréo, Cây Gừa, Sư Son, Nọc Nạn để huyện Giá Rai nuôi tôm. Để giữ ngọt cho lúa trên đất tôm, mặn phải được khống chế tại ngã tư Phó Sinh dưới 4%0 đến giữa tháng 01 năm sau (Tuy vậy, việc kiểm soát mặn 4%0 tại Phó Sinh là rất khó ngay cả khi không mở 4 cống nhỏ nói trên, vì cũng từ tháng 11 phía Cà Mau bỏ ngỏ các cống ngăn mặn làm cho mặn xâm nhập vào vùng lúa trên đất tôm của các huyện Phước Long và Hồng Dân của Bạc Liêu).

- Từ giữa tháng 01, bắt đầu vận hành các cống Láng Trâm, Hộ Phòng và Giá Rai. Lúc này toàn bộ hệ thống kinh trong vùng chuyển đổi làm nhiệm vụ chuyến tải nước mặn. Đặc biệt là kinh trục Quản Lộ - Phụng Hiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu lại trở thành kinh tạo nguồn cấp nước mặn. Qua tháng 02, khi nguồn ngọt bắt đầu cạn kiệt, mực nước ngọt xuống thấp cũng là lúc mặn biển Tây theo sông Cái Lớn bắt đầu xâm nhập vào tỉnh Bạc Liêu. Khi phía tỉnh Cà Mau bỏ ngỏ các cống thì mặn sẽ lên sớm hơn. Điều này có hại cho lúa trên đất tôm của hai huyện Hồng Dân và Phước Long vì sẽ bị xâm nhập mặn đe doạ từ tháng 11, nhất là thời kỳ triều cường. Xu thế chung là từ tháng 11, khi triều cường, ranh giới mặn - ngọt di chuyển dần ngược về phía tỉnh Sóc Trăng.

b- Vấn đề kiểm soát mặn: trong ba hướng mặn xâm nhập, thì tỉnh Bạc Liêu có thể kiểm soát được mặn phía biển Đông qua các cống từ Giá Rai đến Láng Trâm. Tuy nhiên, việc kiểm soát này không triệt để vì các cửa cống được thiết kế đóng mở tự động, phụ thuộc vào thuỷ triều; muốn đóng mở phải chờ hết một còn triều (khoảng 12 giờ) mới thực hiện được. Do đó điều tiết ở hướng này là theo con triều. Mặn từ hướng Cà Mau lên và Kiên Giang qua là hoàn toàn không kiểm soát được. Bắt đầu từ tháng 3, khi mực nước ngọt xuống thấp, có năm dưới cốt 0.00, lúc đó khi triếu biển Tây lên sẽ dồn nước mặn có sẵn trong vùng chuyển đổi theo trục Quản Lộ - Phụng Hiệp chảy ngược về phía Sóc Trăng. Thực tế trong 3 năm qua, từ tháng 3 đến tháng 5 khi triều biển Tây lên đã làm cho mặn xâm nhập vào vùng ngọt của hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng, có năm ranh giới mặn đã bị đẩy tới Ngã Năm tỉnh ST.

c- Ranh mặn - ngọt:

- Trường hợp các cống phía Cà Mau bỏ ngỏ: ngay sau khi kết thúc mùa mưa (tháng 11), mặn theo triều biển Đông vào kinh Tắc Thủ, xâm nhập kinh Chắc Băng sau đó vào các kinh cấp I Phong Thạnh Tây, Cạnh Đền – Phó Sinh, Ninh Thạnh Lợi … nhập vào hệ thống kinh cấp II, đe doạ vùng lúa trên đất tôm của 2 huyện Phước Long và Hồng Dân.

- Trường hợp các cống phía Cà Mau vận hành từ giữa tháng 01 giống như các cống Láng Trâm, Hộ Phòng và Giá Rai của Bạc Liêu: để khống chế mặn không vượt qua ranh hai tỉnh Sóc Trăng - Bạc Liêu thì mặn chỉ có thế vào sâu trong các kinh Cộng Hòa, Vĩnh Lộc từ 6 km đến 8 km. Trong tháng 01, 02 mặn chưa vượt qua 8 km, do đó từ kinh 8000 trở lên vẫn chưa có nước mặn. Thường từ tháng 3, khi nguồn nước ngọt cạn kiệt và mực nước ngọt xuống thấp thì mặn theo triều biển Tây mới xâm nhập được vào Bạc Liêu, lúc này vùng chuyển đổi của huyện Hồng Dân mới có nước mặn để nuôi tôm.

- Khi Cà Mau chưa bỏ ngỏ các cống thì giáp nước triều biển Đông và biển Tây nằm các xã Lộc Ninh, Vĩnh Lộc (huyện HD), vùng này sẽ có trên dưới 10.000 ha rất bấp bênh về nguồn nước. Nếu mặn biển Tây vào sớm thì NTTS mới thuận lợi, ngược lại sẽ gặp khó khăn.

- Khi Cà Mau bỏ ngỏ cống thì mặn sẽ đến sớm, tuy đe dọa lúa trên đất tôm nhưng lại thuận lợi cho NTTS của vùng giáp nước thuộc huyện Hồng Dân. Từ tháng 01, 02 mặn đã vào được khu vực này nhờ từ kinh Chắc Băng lên. Tháng 3 ranh ngọt có thể đã được mặn đẩy về kinh Ngan Dừa.

Với diễn biến phức tạp của cả hai nguồn nước mặn - ngọt và hiện trạng công trình như hiện nay, việc xác định thời gian mặn và ranh mặn - ngọt để từ đó kiểm soát không cho mặn xâm nhập vùng giữ ngọt ổn định là vô cùng khó khăn.

2.3- HT thủy lợi phục vụ NTTS.

   Từ năm 2001, khi thực hiện chuyển đổi sản xuất, quy hoạch thủy lợi phục vụ NTTS đã được đặt ra. Thực tế đến nay đã đạt được một số kết quả là:

   - Công trình phân ranh mặn - ngọt: trong vùng Bắc Quốc lộ 1A đã hình thành hệ thống đập thời vụ để phân hai vùng sinh thái riêng biệt, với vùng ngọt ổn định 80.600 ha và vùng chuyển đối 75.600 ha đưa mặn vào trong khoảng 6 – 8 tháng; 

   - Công trình phòng chống thiên tai bảo vệ vùng NTTS: đã xây dựng tuyến đê biển đa nhiệm vụ, trọng đó có nhiệm vụ bảo vệ cho vùng NTTS phía Nam Quốc lộ 1A. Trước đây, tuyến đê biển quy hoạch 11 cống ngăn mặn; sau đó để phục vụ NTTS, quy hoạch 11 cống này đã được thay thể xây dựng 24 cầu qua đê. Nhờ việc điều chỉnh này mà việc cấp thoát nước cho NTTS mới được bảo đảm và tuyến đê đã không bị cắt xẻ bừa bãi.

   - Công trình điều tiết và cấp thoát nước: cho đến nay chưa quy hoạch hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS. Khi chuyển đất trồng lúa sang nuôi tôm, hệ thống kinh - cống trước đây phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nay được chuyển chức năng phục vụ NTTS. Đặc điểm của hệ thống này là cấp – thoát kết hợp, không hoàn chỉnh và không đồng bộ, cụ thể là:

   + Tiểu vùng chuyển đổi: ở hệ thống cấp I, công trình kinh - cống tương đối đồng bộ; từ cấp II trở xuống không có công trình điều tiết đầu kinh; đến kinh cấp cuối cùng mới có cống điều tiết của từng hộ sản xuất. Các cống trước đây được xây dựng ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng cho vùng ngọt hóa thì từ năm 2001, khi một phần diện tích trong vùng ngọt hóa được chuyển đổi NTTS, có một số cống làm thêm nhiệm vụ cấp nước mặn. Tuy nhiên, do hệ thống đóng mở làm việc tự động nên công trình không có khả năng điều tiết kiểm soát mặn theo mong muốn;

   + Tiểu vùng phía Nam: trừ kinh cấp cuối cùng (nội đồng) có cống đầu kinh, toàn bộ hệ thống còn lại kinh mương đều thông với nhau và thông với nguồn cấp là biển, các kinh không có cống điều tiết. 

2.4- Đánh giá chung về hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản.

   a- Ưu điểm:

- Qua 7 năm chuyển chức năng phục vụ NTTS, hệ thống đập phân ranh mặn ngọt (thời vụ), hệ thống ngăn mặn, hệ thống kinh - cống, về cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ cấp thoát nước cho diện tích nuôi trồng thủy sản;

- Do gần nguồn nước mặn, nên việc cấp – thoát nước lợi dụng được sự lên xuống thủy triều và những ngày triều cường ở đâu có kinh thì ở đó nước dẫn vào được;

- Ở những nơi mặt ruộng cao hơn đỉnh triều thì mới phải bơm tát bằng máy, những nơi mặt ruộng thấp đều có thể lợi dụng đỉnh triều để cấp nước;

- Hệ thống kinh chìm bằng đất làm nhiệm vụ kết hợp nên việc tạo nguồn nước và cung cấp nước thời kỳ triều cường là tương đối bảo đảm.

b- Hạn chế:

- Hệ thống cấp III và nội đồng chưa đồng bộ với hệ thống cấp I, cấp II.

- Do gần biển nên tốc độ bồi lắng nhanh, hầu hết các kênh cấp II sau (2-3) năm thì bị bồi lấp trở lại.

- Môi trường nước không đảm bảo: các chất thải rắn, lỏng, các hóa chất dùng trong sản xuất và sinh hoạt đều thải vào môi trường nước làm nguồn nước bị ô nhiễm.  

- Đối với khu vực chuyển đổi sản xuất thuộc vùng Bắc Quốc lộ 1A:

+ Công tác điều tiết nước mặn vào vùng chuyển đổi sản xuất (tiểu vùng sinh thái ngọt lợ) trong mùa khô để phục vụ nuôi trồng thủy sản đã gây ảnh hưởng đến tiểu vùng giữ ngọt ổn định. Việc điều tiết nước mặn đã đẩy nguồn nước ngọt sông Hậu ra khỏi phạm vi tỉnh Bạc Liêu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất tăng vụ của khu vực này và tỉnh Sóc Trăng; vùng ngọt hóa đang tiềm ẩn nguy cơ mặn hóa - kể cả phần đất tỉnh Sóc Trăng.

   + Hệ thống công trình ngăn mặn hiện nay chưa đủ khả năng kiểm soát và điều tiết mặn.

+ Hệ thống đập thời vụ phân ranh mặn - ngọt hiện nay còn tạm bợ (chủ yếu là đập đất) nên chưa hoàn toàn chủ động ngăn mặn giữ ngọt cho khu vực này, hệ thống đập dễ gây ô nhiễm môi trường và hạn chế giao thông thuỷ trong khu vực.

+ Khi trục kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp bị mặn hoá do điều tiết nước mặn phục vụ nuôi trồng thuỷ sản thì chưa có công trình nào khác thay thế nó để cung cấp nước ngọt cho vùng giữ ngọt ổn định.

+ Khu vực điều tiết nước còn hở (Cà Mau + Kiên Giang), các tỉnh liên quan chưa có sự phối hợp trong việc đóng mở cống phục vụ sản xuất nên khó kiểm soát xâm nhập mặn.

2.5- Đề xuất giải pháp công trình.

   - Phân vùng sinh thái: trên cơ sở nguồn nước và diễn biến nguồn nước, tình hình xâm nhập mặn, quy hoạch chuyển đối sản xuất, xây dựng cho được hệ thống phân ranh mặn - ngọt để phân biệt hai vùng sinh thái.

   - Công trình phòng chống thiên tai: hình thành hệ thống đê biển và đê cửa sông để bảo vệ vùng NTTS. Để cấp thoát nước nhanh và hạn chế bồi lắng, không xây dựng cống mà xây dựng cầu qua đê.

- Hệ thống kinh trục, cấp I và cấp II bố trí cấp thoát kết hợp, chỉ bố trí cấp thoát riêng biệt từ cấp III trở xuống.

- Từ cấp II trở lên, không bố trí cống đầu kinh để giải quyết vấn đề giao thông thủy, tạo môi trường thông thoáng, tăng nhanh khả năng cấp nước, hạn chế bồi lắng. Từ cấp III trở xuống có thể bố trí cống để cấp thoát riêng biệt và quản lý môi trường.

- Đồng bộ và hoàn chỉnh từ hệ thống kinh trục đến hệ thống nội đồng để phát huy hiệu quả công trình tạo nguồn.

- Xây dựng các ô thủy lợi khép kín với mô hình từ 50 ha trở xuống để chủ động cấp thoát nước, quản lý dịch bệnh và quản lý môi trường nước. Với quy mô này, việc xây dựng mô hình, đầu tư, quản lý, kiểm soát sẽ dễ dàng thuận lợi hơn so với phạm vi rộng.

- Mật độ kinh mương: cần có khoảng cách hợp lý giữa các kinh trong cùng cấp: giữa các kinh cấp I, khoảng cách chừng 4 km - 5 km; giữa các kinh cấp II, khoảng cách chừng 1 km; giữa các kinh cấp III, khoảng cách chừng 0.3 - 0.5 km.     

   - Đối với hệ thống cống ngăn mặn vùng ngọt hóa, nay thêm nhiệm vụ cấp nước mặn cho vùng chuyển đổi, hệ thống này vẫn còn tác dụng cấp và kiểm soát mặn. Tuy nhiên do thay đổi nhiệm vụ nên quy mô không còn phù hợp; tiêu năng phòng xói cả thượng và hạ lưu không bảo đảm, nhất là thượng lưu; cửa van điều tiết không chủ động được việc đóng mở, do đó đề nghị cần có sự đánh giá lại để cải tạo mở rộng quy mô, sửa chữa thay thế những hư hỏng đáp ứng yều cầu chuyển đổi sản xuất. 

 

III- MÔ HÌNH THỦY LỢI PHỤC VỤ NTTS ĐEM LẠI HIỆU QUẢ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI.

Hiện nay Bạc Liêu có nhiều mô hình nuôi tôm, nhưng phổ biến có 03 mô hình như sau :

   - Mô hình nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến;

   - Mô hình tôm – lúa;

   - Mô hình nuôi công nghiệp, bán công nghiệp.

1- Mô hình nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến.

   Đây là mô hình chiếm phần lớn diện tích nuôi tôm của tỉnh Bạc Liêu nhưng chưa có mô hình thủy lợi cụ thế để phục vụ, các hộ dân lấy nước vào và thải nước ra trên cùng một kinh.

2- Mô hình tôm – lúa.

   Vụ lúa được bố trí từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau, vụ tôm bố trí từ tháng 02 đến tháng 7. Sau khi kết thúc vụ tôm, tháng 8 tiến hành vệ sinh đồng ruộng để chuẩn bị làm vụ lúa. Tháng 9 cấy hoặc gieo sạ,