Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP

06/05/2008 13:30

28

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 49/2008/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 04 NĂM 2008

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 209/2004/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ

CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

 

NGHỊ ĐỊNH :

 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng như sau:

1. Gộp Điều 5 vào Điều 4 và được sửa đổi như sau:

"Điều 4. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng

1. Công trình xây dựng được phân thành các loại như sau:

a) Công trình dân dụng;

b) Công trình công nghiệp;

c) Công trình giao thông;

d) Công trình thủy lợi;

đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật.

2. Cấp công trình xây dựng được xác định theo từng loại công trình, căn cứ vào tầm quan trọng và quy mô của công trình.

3. Bộ Xây dựng quy định cụ thể loại và cấp công trình xây dựng trong Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng."

2. Sửa đổi khoản 3 Điều 12 như sau:

"3. Việc nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau:

a) Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên công việc khảo sát, bước thiết kế xây dựng công trình);

b) Thành phần trực tiếp nghiệm thu (chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu giám sát, khảo sát xây dựng);

c) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

d) Căn cứ nghiệm thu;

đ) Đánh giá kết quả khảo sát xây dựng đối chiếu với nhiệm vụ khảo sát và phương án khảo sát đã được phê duyệt;

e) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu công tác khảo sát xây dựng; yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh và các kiến nghị khác nếu có)."

3. Sửa đổi khoản 1 Điều 16 như sau:

"1. Hồ sơ thiết kế phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu sau khi phê duyệt. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung:

a) Đối tượng nghiệm thu (tên công trình, bộ phận công trình được thiết kế; bước thiết kế);

b) Thành phần trực tiếp nghiệm thu (chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế);

c) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

d) Căn cứ nghiệm thu;

đ) Đánh giá chất lượng và số lượng hồ sơ thiết kế đối chiếu với các yêu cầu đặt ra;

e) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ thiết kế; yêu cầu sửa đổi, bổ sung và các kiến nghị khác nếu có)."

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 17 như sau:

"2. Trường hợp thay đổi thiết kế kỹ thuật nhưng không làm thay đổi thiết kế cơ sở hoặc thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế bước trước thì chủ đầu tư được quyết định phê duyệt thay đổi thiết kế. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được ký điều chỉnh vào thiết kế bản vẽ thi công những nội dung đã được chủ đầu tư chấp thuận và phải chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh của mình."

5. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 24 như sau:

"d) Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau:

- Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên công việc được nghiệm thu);

- Thành phần trực tiếp nghiệm thu;

- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

- Căn cứ nghiệm thu;

- Đánh giá về chất lượng của công việc xây dựng đã thực hiện;

- Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác nếu có)."

6. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 25 như sau:

"d) Nghiệm thu cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau:

- Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng được nghiệm thu);

- Thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu;

- Căn cứ nghiệm thu;

- Đánh giá về chất lượng của bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng đã thực hiện;

- Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình đã hoàn thành và các yêu cầu khác nếu có)."

7. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điểu 26 như sau:

"e) Nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau:

- Đối tượng nghiệm thu (tên hạng mục công trình hoặc công trình nghiệm thu);

- Địa điểm xây dựng;

- Thành phần tham gia nghiệm thu;

- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

- Căn cứ nghiệm thu;

- Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng;

- Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có)."

8. Sửa đổi Điều 28 như sau:

"Điều 28. Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng

1. Bắt buộc thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực trước khi đưa vào sử dụng đối với các hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa.

2. Thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư trên cơ sở yêu cầu của tổ chức bảo hiểm công trình, của tổ chức và cá nhân mua, quản lý hoặc sử dụng công trình. Khuyến khích áp dụng hình thức chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

3. Bộ Xây dựng hướng dẫn việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng.

4. Việc kiểm tra, chứng nhận các điều kiện an toàn khác được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan."

Điều 2. Hủy bỏ các Phụ lục số 2, 3, 4a, 4b, 5a, 5b, 6, 7 về mẫu biên bản nghiệm thu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Điều 3. Xử lý chuyển tiếp