Tác động của trận động đất ở Sichuan (Tứ Xuyên) vào ngày 12/5/2008 đối với các đập - đánh giá ban đầu.[23/5/08]
21/05/2008 23:27
Tác động của trận động đất ở
đối với các đập - đánh giá ban đầu
Tiến sỹ Martin Wieland
Chủ tịch, Uỷ ban của ICOLD về Động đất trong Thiết kế Đập
Ngày 16/5/2008
Trận động đất vào ngày 12/5/2008 có cường độ 7,9 độ và do tâm chấn ở gần mặt đất (cách mặt đất 10 km) nên động đất ở vùng tâm chấn cực kỳ khốc liệt.
Đánh giá sau đây được dựa trên thông tin thu được từ các kỹ sư về đập và động đất ở Trung Quốc và các nước khác, và các bản tin của các phương tiện truyền thông. Tác giả đã đến vùng tâm chấn ở Dujiangyan vào tháng 1/2007 nơi có các phần chính của một hệ thống thuỷ lợi có tuổi thọ trên 2000 năm hiện vẫn đang hoạt động. Tác giả cũng đã tới thăm đập Tam Hiệp vào cuối tháng 4/2008 trong dịp Hội thảo Đánh giá Quốc tế về đập đá đổ bê tông bản mặt Shuibuya (Thuỷ Bộ Á) cao 233 m ở Yichang, đập đá đổ bê tông bản mặt cao nhất thế giới.
Tỉnh Sichuan (Tứ Xuyên) là tỉnh có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất ở Trung Quốc và một số dự án lớn như đập vòm Ertan (Nhị Than) cao 240m đã được hoàn thành trên sông Yalong (Ô Long) và nhiều dự án khác đang được xây dựng hoặc đang trong giai đoạn quy hoạch dọc theo sông Yangtze và các nhánh của nó.
Ngay sau trận động đất tàn phá đã có các báo cáo về các vết nứt được phát hiện trên mặt bê tông của đập đá đổ bê tông bản mặt Zipingpu (Tử Bình Bạc) cao 150m nằm ở thượng lưu thành phố Dujiangyan (Đô Giang Yển). Con đập này được hoàn thành vào năm 2006 và có dung tích thiết kế của hồ chứa là 1,1 tỷ m3. Vào thời điểm động đất dung tích của hồ là 0,32 tỷ m3, tức là mức nước hồ khá thấp. Do đó, có thể phát hiện ra các vết nứt đó mà trong trường hợp hồ đầy nước thì không thể nhìn thấy. Do các đập đá đổ bê tông bản mặt hiện đại như đập Zipingu được thiết kế chịu được sự rò rỉ lớn ở bản mặt bê tông và với mực nước hồ thấp như vậy nên đập được coi là ổn định theo báo cáo của các chuyên gia đập của Trung Quốc, những người đã đi kiểm tra con đập này sau trận động đất. Người ta cho rằng lượng rò rỉ sẽ tăng lên sau trận động đất. Theo các quy định thiết kế đập của Trung Quốc, tất cả các đập đá đổ bê tông bản mặt phải có cống xả sâu để xả nước hồ trong trường hợp động đất mạnh hoặc các sự việc nghiêm trọng khác. Việc xả lượng nước 0,32 tỷ m3 còn lại trong hồ có thể mất vài tuần. Do có sự hư hại khá lớn nên cần thiết phải tiến hành một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng con đập trước khi bắt đầu mùa mưa. Do có nhiều các dư chấn và sự hư hại đập đã được phát hiện ra nên cần phải giám sát chặt chẽ trạng thái của con đập. Vì đập Zipingpu là đập đá đổ bê tông bản mặt lớn và hiện đại đầu tiên chịu động đất mạnh nên các kỹ sư tham gia vào việc thiết kế và thi công đập đá đổ bê tông bản mặt rất quan tâm tới việc có được bức tranh đầy đủ về trạng thái động đất của loại đập này.
Một dự án khác được các phương tiện truyền thông đưa tin là đập Tam Hiệp nằm trên sông Yangtze (Dương Tử) ở tỉnh
Theo các nguồn tin khác thì có khoảng 400 đập bị ảnh hưởng bởi trận động đất
Bên cạnh các đập Zipingpu và đập Tam Hiệp, những quan tâm về sự hư hại và an toàn của nhà máy thuỷ điện Taipingyi nằm ở thượng lưu đập Zipingpu cũng được đề cập đến trên các phương tiện thông tin. Tuy nhiên, hiện tại không có thông tin đáng tin cậy về công trình này. Do hầu hết các đập nằm ở các vùng núi, nơi xuất hiện nhiều sự dịch chuyển lớn, việc tiếp cận các đập bị hư hại có thể gặp khó khăn. Do đó, những tin tức tiếp theo về các đập bị hư hại và sự an toàn của chúng sẽ xuất hiện trong các ngày tới.
Do có sự trượt đất lớn nên người ta cho rằng một số con sông nhỏ có thể bị chặn lại. Sự cố bất ngờ của các đập “động đất” này có thể có hậu quả tương tự như sự cố của một trong các đập hư hại nhỏ hơn.
Chính quyền Trung Quốc rất quan tâm đến sự an toàn của các đập và do có rất nhiều các dự án đang được chuẩn bị nên sự an toàn là điều kiện tiên quyết để những người dân trong vùng chấp thuận. Điều này cũng đúng ở bất cứ đâu./.
Dr. Martin Wieland
Poyry Energy Ltd.
Hardturmstrasse 161
CH-8037 Zurich/Switzerland
Tel. +41 76 356 28 62
Fax +41 44 355 55 61
E-mail: martin.wieland@poyry.com
Web: www.poyry.com
(N.T.Huyền - www.vncold.vn - dịch)