Trả lời các thư bạn đọc gần đây. [12/6/08]
12/06/2008 09:05
Qua thư bạn đọc gần đây
BTôi đang làm nghiên cứu sinh ở Thái Lan , đã được đọc nội dung “Chiến Lược Phát triển Thuỷ lợi đến năm 2020” và theo rõi Hội thảo (tin đã đưa trên /Web/Content.aspx?distid=1419 ) nội dung chiến lược "rườm rà", còn ít thực tế, Tôi đề nghị nên thông báo cho nhiều chuyên gia được tham gia ý kiến, đừng làm như khi dự thảo các văn bản thủy lợi phi.Tôi không tin chiến lược này là khả thi.
Trần Minh Tân (minhtanctn@yahoo.com)
Trả lời: Văn bản “Chiến lược hiện vẫn đang được chỉnh lý. Bạn có thể gửi ý kiến & trực tiếp liên hệ với Cục Thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp & PTNT).
Nứt trượt đất tách khỏi khối đá vôi
B Xin gửi tới BBT một bài báo mà chưa thấy website của Hội đề cập tới:
của khu vực Gò Mu - Gò Lào
“...Theo PGS.TS Đinh Văn Toàn địa chất khu vực này lớp đất phong hóa dày thuộc hệ tầng núi lửa Việt
Nghiêm trọng hơn, khu vực này có nhiều vết nứt rộng khoảng 0,5m hoặc hơn; có vết nứt dài đến 50m và máy móc đo đạc được có nơi nứt sâu từ 30-40m. Ở nơi có mật độ nứt đất càng lớn, nguy cơ sạt lở đất bề mặt càng cao. Nhiều nơi tình trạng sạt lở kèm theo cả nứt đất.
Theo nghiên cứu, những vết đất nứt này chạy theo hướng những vết nứt cổ từ trước đây để lại. Những vết nứt riêng lẻ này được xếp theo một dải và kéo dài đến vài km. Nếu nhìn trên ảnh vệ tinh có thể thấy rõ, có những gò đồi do đới đứt gãy hoạt động mạnh đã kéo các gò này tách hẳn ra khỏi khối đá vôi ở phía sau, tác động mạnh đến khu vực này gây trượt lở quy mô lớn và tạo thành những vết nứt sâu.
Như vậy, việc cư dân quanh vùng phản ảnh có nghe tiếng “rầm” rất lớn, thậm chí đất dưới chân rung lên khi xảy ra nứt đất là hoàn toàn đúng vì lúc đó những đới này đang trong quá trình hoạt động.
PGS Toàn cho biết, nguyên nhân của tình trạng đất nứt này là do địa chất khu vực này tồn tại những đới đứt gãy trẻ trong lòng đất. Các đới này luôn hoạt động và dịch chuyển theo thời gian làm phá huỷ đất đá xung quanh đới đứt gãy đó gây nứt trên bề mặt. Còn trong lòng đất, theo máy địa vật lý ghi lại, chúng cũng khiến lòng đất bị băm nát nhiều phương khác nhau theo đới đứt gãy.
Hồ Hoà Bình có bị ảnh hưởng?
Như vậy, theo ông Toàn khẳng định, nứt đất ở Hoà Bình là do quá trình vận động lâu dài trong lòng đất chứ không phải bị nứt, sạt do ảnh hưởng của động đất. Điều quan trọng là vận động này theo chu kỳ và phá huỷ trong nhiều năm, nó không phá huỷ mặt đất tức thì nhưng đến một lúc nào đó, lòng đất yếu đi không thế trụ nổi được nữa nó sẽ xảy ra. ....
(Mỹ Hà, theo “Gia đình & Xã hội”).”
Điền Tuấn (dientuannhan@yahoo.com)
C Trả lời: Rất cám ơn ông đã lưu ý bạn đọc về hiện tượng đất bị nứt tại vùng đập Hoà Bình và gửi bài báo cho BBT. Chúng tôi sẽ liên hệ với Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình để có giải đáp chính thức.
BBT