Kết quả thực hiện khôi phục, nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông đồng bằng sông Cửu Long 1999 -2007. [20/6/08]

18/06/2008 18:39

45

 

 

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHÔI PHỤC, NÂNG CẤP

HỆ THỐNG  ĐÊ BIỂN, ĐÊ CỬA SÔNG  ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

GIAI ĐOẠN 1999 -2007     

Cục Quản lý Đê điều và phòng chống lụt, bão

 

I . LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN, ĐÊ CỬA SÔNG ĐBSCL

Đê biển, đê cửa sông Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ năm 1997 trở về trước chủ yếu do nhân dân địa phương tự đắp để bảo vệ sản xuất nông nghiệp; các tuyến đê thấp bé, bao thành nhiều ô nhỏ ven theo bờ biển, cửa sông, chưa khép kín và thiếu ổn định.  Cơn bão số 5 tháng 11/1997 đã tàn phá hầu hết các tuyến đê, nước mặn tràn sâu vào nội đồng làm thiệt hại nặng nề diện tích hoa màu, vườn cây ăn trái; nhiều diện tích đất nông nghiệp không phục hồi được, phải chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Thiệt hại do bão số 5 gây ra là thiệt hại lớn nhất trong các thiên tai ở nước ta và ở khu vực Nam bộ trong những năm qua:

+ 788 người người chết, 1.142 người người bị thương, 2.541 người mất tích;  

+ 2.789 chiếc tàu, thuyền bị chìm và  mất tích; hư hỏng do va quẹt: 1.735chiếc;

+ 294.128 căn nhà,  7.597 phòng học và 93 trạm xá bị sập, tốc mái, hư hỏng;

+ 308.837 ha lúa; 77.065 ha hoa màu,cây ăn trái; 39.675 ha mía, 42.614 ha cây lâm nghiệp bị thiệt hại;

+ DT nuôi trồng thuỷ sản bị hư hại: 230.900 ha;                           

+ Đê biển bị tràn, sạt lở và hư hỏng: 216,152 km; cầu, cống hư hỏng: 366 chiếc; đường GT nông thôn bị sạt lở, hư hỏng : 862 km.         

Tổng thiệt hại do bão số 5 gây ra : ước tính trên 7.200 tỉ đồng.

            Do thiếu hệ thống đê bảo vệ và hệ thống cống ngăn mặn, hạn mặn  năm 1998 xảy ra và trên diện rộng đã gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất nông lâm nghiệp , công nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống dân cư ở  các tỉnh ĐBSCL, đặc biệt là ở các tỉnh ven biển.  Hạn - mặn đã ảnh hưởng đến 15.900 ha lúa đông xuân (mất trắng 7.770ha) .

Sau bão số 5, thực hiện  chủ trương của Chính phủ về việc khôi phục, nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông ĐBSCL tại Thông báo số 119/TB-VPCP ngày 02/7/1999, Bộ Nông nghiệp - PTNT đã khẩn trương chuẩn bị về kỹ thuật, kế hoạch và chỉ đạo các địa phương triển khai nhiệm vụ. Bộ đã giao cho Phân viện Qui hoạch Thủy lợi Nam bộ lập Qui hoạch tổng thể hệ thống đê biển, đê cửa sông ĐBSCL. Quy họach tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt quí II/2000.

 

II. HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN, ĐÊ CỬA SÔNG THEO QUY HỌACH ĐƯỢC DUYỆT

1. Quy mô của hệ thống công trình:

            Theo quy họach trình Chính Phủ phê duyệt:

- Tổng chiều dài các tuyến đê biển, đê cửa sông là 1.359km (chưa tính tuyến ngoài ven biển(lâu dài) của Cà Mau). Trong đó, tổng chiều dài các tuyến Đê biển là 618km, tổng chiều dài các tuyến đê sông là 741km. Tổng cộng có 21 tuyến đê, dài nhất là tuyến Trà Vinh II với 129 km, ngắn nhất là tuyến Gành Hào(Bạc Liêu) 20km.

 - Hệ thống công trình dưới đê gồm 280 cống các loại( 204 cống hở, chiều rộng từ 2 m đến 15m; 76 cống ngầm, gồm các lọai cống tròn có đường kính 100cm và các cống hộp có kích thước: 2 x (1,5 x 2,0m); 07 công trình ngăn triều và 7 cầu giao  thông lớn.

- Tổng khối lượng đất đào 12,2 triệu m3; đất đắp, hơn 42 triệu m3 ; khối lượng bê tông bê tông, hơn 322.100m3.

- Hệ thống đê biển, đê cửa sông ĐBSCL bảo vệ cho hơn 1.242.000ha đất sản xuất nông nghiệp và bảo vệ trực tiếp cho khoảng 4, 4 triệu dân vùng ven biển.

2. Tiêu chuẩn thiết kế:

+ Các công trình được thiết kế đảm bảo an toàn khi gặp bão trên cấp 9, tổ hợp nước dâng khoảng 0,3 - 0,5m, triều cao với tần suất đảm bảo 5% với mục tiêu chống xâm nhập mặn, giữ ngọt, tiêu úng, thoát lũ nhanh.

            + Cao trình đỉnh các tuyến đê được xác định từ 2,5 m đến 4,0m.

+ Chiều rộng mặt đê: Tối thiểu là  6m, để kết hợp nâng cấp thành đường giao thông.

+ Hệ số mái đê: Mái ngoài từ 3,0 đến 4,0.  Mái trong từ 2, 0 đến 3,0.

            + Tính toán thiết kế:  Yếu tố địa chất nền mềm yếu ở ĐBSCL được  đặc biệt quan tâm để đưa vào tính toán chiều cao gia thăng phòng lún cho thân đê, nền đê.

            3. Biện pháp, công nghệ thi công :

            - Áp dụng công nghệ xây dựng đê, kè, cống trên nền đất mềm yếu.

            - Thi công bằng cơ giới kết hợp thủ công, vật liệu tại chỗ.

            4. Về kinh phí xây dựng :

            - Tổng kinh phí đầu tư xây dựng theo quy họach ban đầu (năm 2000) là 2.310 tỉ đồng, trung bình 1,7 tỉ đồng cho mỗi km. Trong đó, Trung ương hỗ trợ khoảng 70%. Địa phương góp một phần vốn đầu tư khoảng 20%. Nhân dân đóng góp ngày công xây dựng, ước tính khỏang 10%.

            - Dự kiến kinh phí đầu tư xây dựng theo từng hạng mục: Các tuyến đê: 1.064 tỉ đồng. Công trình xây đúc: 1.246 tỉ đồng.

            - Dự kiến kinh phí theo thành phần: Đê biển1.422 tỉ đồng. Đê cửa sông: 888 tỉ đồng.

5. Trình tự xây dựng:

 - Ưu tiên xây dựng các tuyến đê trước để có thể bảo vệ sản xuất với diện tích rộng và có thể huy động mọi lực lượng tham gia. Trong đó, những điểm xung yếu và đê biển ưu tiên thi công trước.

            - Về xây dựng các công trình xây đúc : Trước hết là  xây dựng các cống ngầm, sau đó xây dựng các cống hở và công trình ngăn triều.

            - Trình tự xây dựng được thực hiện theo 2 giai đoạn :

                        +  Giai đoạn 1 ( 5 năm, từ 2000 - 2004) : Tập trung xây dựng phần đê biển và đê cửa sông. Tổng kinh phí xây dựng giai đoạn I dự kiến là 830 tỷ, với 30 triệu m3 đất đắp và 4,0 triệu m3 đất đào ; bình quân mỗi năm 166 tỉ đồng.

                        + Giai đoạn 2 (từ 2005 - 2009):  Xây dựng phần còn lại, chủ yếu là công trình xây đúc. Tổng kinh phí đầu tư cho giai đoạn này dự kiến là 1.480tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 300 tỷ đồng. Trong đó ngân sách TW hỗ trợ 1.036 tỷ đồng. Địa phương đóng góp 296 tỷ. Phần còn lại, do nhân dân tự đóng góp bằng ngày công xây dựng.

 

III . CÔNG TÁC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG

            1. Các bước triển khai xây dựng :

- Thực hiện chủ trương của Chính Phủ, ngay sau cuộc họp ngày 25/6/1999 của Chính phủ với các Bộ, Ngành và UBND các tỉnh ven biển  ĐBSCL, Bộ Nông nghiệp - PTNT khẩn trương chuẩn bị về kỹ thuật, kế hoạch và chỉ đạo các địa phương triển khai nhiệm vụ.

-  Trong khi tiến hành lập qui hoạch tổng thể đê biển, đê cửa sông ĐBSCL, Chính phủ cho phép đẩy mạnh đầu tư nâng cấp các tuyến đê biển, đê cửa sông quan trọng, đã rõ về qui hoạch và kỹ thuật không chờ phải lập xong qui hoạch mới tiến hành xây dựng.

            -  Bộ Nông nghiệp & PTNT có văn bản số 3197/BNN - PCLB ngày 03/9/1999 hướng dẫn tạm thời về tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế, thi công đê biển, đê cửa sông ĐBSCL để các địa phương thống nhất áp dụng.

            - Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án,  Bộ đã có văn bản số 3282/BNN-PCLB ngày 13/9/1999 hướng dẫn các tỉnh lập kế hoạch đầu tư và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng , nâng cấp đê biển, đê cửa sông.

            - Tháng 9/1999, Bộ đã cử 3 đoàn công tác xuống các địa phương cùng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT và các ngành liên quan đi thực địa để kiểm tra các dự án để thông nhất danh mục công trình ưu tiên xây dựng trong năm 1999 -2000.

            - Ngày 24/9/1999, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã tổ chức họp với lãnh đạo các Sở Nông nghiệp - PTNT 8 tỉnh ven biển tại TP. Hồ Chí Minh để bàn biệp pháp đẩy nhanh tiến độ của dự án năm 1999, chuẩn bị kế hoạch năm 2000 và các năm tiếp theo.

            - Hàng năm, Cục Quản lý đê điều & PCLB đã cùng các địa phưong tổ chức đi kiểm tra tiến độ xây dựng các công trình, nắm bắt  các khó khăn  vướng mắc và các kiến nghị của các địa phương để kiến nghị lên Bộ và Chính Phủ giúp các địa phương tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đồng thời tổ chức các đợt tập huấn về nghiệp vụ quản lý đê điều cho các bộ quản lý đê nhằm rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, đôn đốc công tác quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình đã được xây dựng .

- Các tỉnh có tuyến đê biển, đê cửa sông :

+ Đã tích cực chuẩn bị các dự án đầu tư, khảo sát thiết kế các công trình và xét duyệt theo hướng dẫn về chỉ tiêu kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp - PTNT.

+ Tổ chức đấu thầu thi công các hạng mục công trình theo qui định. 

+ Phối hợp chặt chẽ và tổ chức tốt công tác giải phóng, bàn giao  mặt bằng để thi công các tuyến đê. 

+ Đặc biệt, các địa phưong đã tích cực huy động sức người, sức của, ứng vốn trước để triển khai thi công sớm các công trình thuộc dự án.

+ Đồng thời rà soát, kiến nghị điều chỉnh  qui hoạch đê biển, đê cửa sông của tỉnh cho phù hợp với quy họach phát triển chung của địa phương mình.

            Bằng nguồn vốn của trung ương và địa phương, sự đóng góp công sức của nhân dân. Đến nay tuyến đê biển ,đê cửa sông của 8 tỉnh Nam bộ đã được hình thành và bước đầu phù hợp với yêu cầu sản xuất và phát triển của các địa phương.

IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC