Hệ thống đê biển và cơ sở khoa học lựa chọn khẩu độ cống ở đồng bằng sông Cửu Long. [15/7/08]
14/07/2008 15:57
HỆ THỐNG ĐÊ BIỂN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
LỰA CHỌN KHẨU ĐỘ CỐNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TS.Tô Văn Trường
Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
Ngay từ trước năm 1945 để khai thác ruộng đất phục vụ cho sản xuất người Pháp đó cho đắp 3 tuyến đê (1) Ven biển từ thị xã Bạc Liêu đến Gành Hào (2) Từ Long Phú đến cửa sông Mỹ Thanh (3) Vùng An Biên, An Minh. Dân số nước ta ngày càng tăng, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng hướng ra biển, trong khi sóng gió, triều cường tác động ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân. Để bảo vệ hạ tầng cơ sở, tài sản và tính mạng của người dân, kết hợp đê với đường giao thông phục vụ an ninh quốc phòng các tuyến đê biển, đê cửa sông, đặc biệt sau giải phóng tiếp tục được hình thành, nâng cấp cho đến ngày nay.
Thời gian gần đây, cơ cấu phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng đa dạng với các mô hình sản xuất trong cả 3 vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Một số mâu thuẫn đó xảy ra trong quá trình phát triển như nhu cầu nguồn nước cho con tôm sú với lúa và cây ăn trái vv… Hệ thống đê biển, đê cửa sông ngày càng trở nên quan trọng nhất là trong bối cảnh các nhà khoa học trên thể giới đó cảnh báo thời tiết ngày càng khốc liệt, mực nước biển dâng cao (dự tính năm 2100 khả năng tăng 0,7 m sẽ nhấn chìm hầu hết diện tích ĐBSCL) bắt buộc chúng ta phải có tầm nhìn xa, hướng tiếp cận khoa học xây dựng chiến lược phát triển thủy lợi. Chiến lược là con đường chỉ dẫn rõ ràng và minh bạch nhất, làm cơ sở xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống đê biển, đê cửa sông. Đầu con đường là bảng chỉ dẫn lối đi và quãng đường chúng ta phải vượt qua. Dọc con đường phải cần có cột mốc cho ta biết đó đi đến đâu, cảnh báo ta phải làm gỡ, và làm như thế nào để tránh những rủi ro. Những bảng chỉ dẫn ấy càng rừ ràng minh bạch bao nhiêu thì cơ hội giúp chúng ta đến đích càng nhanh và chắc chắn bấy nhiêu.
Công trình rất quan trọng trong hệ thống đê biển, đê cửa sông ở ĐBSCL là cống có vai trò tổng hợp kiểm soát mặn, giữ ngọt, tiêu thoát xổ phèn, cấp nước, kết hợp giao thông. Trong suốt thời gian vừa qua, việc lựa chọn khẩu độ cống kết hợp với đê luôn xảy ra mâu thuẫn về cách xác định chiều rộng cống phục vụ đa dạng cho nhu cầu phát triển sản xuất. Trong phạm vi bài viết này, tôi tập trung phân tích “Cơ sở khoa học xác định chiều rộng cống ở Đồng bằng sông Cửu Long”
Bầm vào đây để xem chi tiết (PDF; 758KB)
(www.vncold.vn)