Thiên tai đang trở nên nghiêm trọng hơn trước. [07/9/08]

07/09/2008 21:55

29

Thiên tai đang trở nên nghiêm trọng hơn trước.

Vùng đồng bằng sông Irrawaddi (Myanmar)

sau  khi bão Nargys đi qua

Vùng tâm chấn động đất ở

Tứ Xuyên (Trung Quốc) ngày 12/5/2008

Vài tuần nay, bão Gustav gây ra thiệt hại lớn trong vùng biển Caribbe ( xem /Web/Content.aspx?distid=1552 ) và khi đi vào nước Mỹ đã gây thiệt hại ước 3 tỷ USD.Bão Gustav chưa dứt thì bão Hanna lại hoành hành trong vùng Caribbe làm cho các nước Dominicana, Haiti,.. càng thêm khó khăn vì phải chịu bão “kép” và vùng bờ biển phía Đông Nam nước Mỹ tại các bang Carolina Nam, Georgia, Florida,.. thiệt hại lớn.

Trong lúc bão Hanna vẫn đang tiếp tục di chuyển lên phía Bắc thì 2 cơn bão lớn Ike & Josephine hình thành từ phía Tây Đại Tây Dương đang tiến vào biển Caribbe. 

Lụt lớn ở Bắc Ấn Độ làm cho hàng triệu người mất chỗ ở và trận động đất cấp 6,2 độ Richter ở vùng Tứ Xuyên – Vân Nam (Trung Quốc) đã phá hủy hơn 40 vạn ngôi nhà.

Trong tháng 5/2008, cả thế giới đã phải bàng hoàng khi bão Nargys ở Myanmar và động đất ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) (xem /Web/Content.aspx?distid=1420)   cướp đi sinh mạng hàng chục vạn người. Tháng 6/2008, lũ lớn tại lưu vực sông Mississipi (Hoa Kỳ) (xem /Web/Content.aspx?distid=1447 ). Tháng 7/2008, lại có lũ lớn nữa tại các sông vùng Đông Nam Trung Quốc.

Thiên tai đã xảy ra dồn dập hơn và gây tác hại lớn hơn. Theo Viện Nghiên cứu “Dịch tễ học các tai họa (Centre for Research on the Epidemiology of Disasters)” tại Hoa Kỳ, trong vài thập kỷ gần đây, số lượng các trận thiên tai bão lũ đã tăng 7,4% hàng năm, trong những năm 2000 – 2007, mức tăng này là 8,4%. Năm 2007, 197 triệu người chịu ảnh hưởng của thiên tai, trong đó 80% chịu ảnh hưởng của lũ bão.

Nguyên nhân của sự việc là gì vậy? Có nhiều quan điểm khác nhau khi trả lời câu hỏi này. Các chuyên gia của Trung tâm “Nghiên cứu Rủi ro tự nhiên (Natural Hazards Center)” của Đại học Colorado  (Hoa Kỳ) cho rằng thiên tai tự nó xảy ra không có gì khác trước. Thiệt hại nặng nề mà bão gây ra là do những biến đổi trên đường đi của bão. Có 2 điểm đáng chú ý:

-          Vùng bờ biển phát triển, đô thị hóa, dân cư tăng quá nhanh. Điều này nổi lên rất rõ ở các nước đang phát triển, nhất là tại châu Á. Tuy nhiên, quá trình này cũng vẫn tiếp tục tăng ở cả các nước phát triển. Thành phố Miami, thủ phủ bang Florida (Hoa Kỳ), vào những năm 30 thế kỷ trước chỉ có 15 vạn dân, nay đã có 2,4 triệu dân, tăng 1600%. 

-          Những yếu tố tự nhiên vốn có tác dụng giảm nhẹ thiên tai đã bị xâm hại. Rừng bị tàn phá đã gia tăng đáng kể cường độ lũ và gây lở đất trên diện rộng. Rừng ngập mặn ven biển có tác dụng giảm sóng lớn, kể cả sóng thần, từ ngoài khơi nhưng đã bị biến mất ở nhiều nơi.

Chắc chắn là đã và sẽ có rất nhiều phân tích chung quanh chủ đề này. Nhưng thực thi những giải pháp cần thiết từ những cảnh báo của một số nhà khoa học nói trên là hoàn toàn cần thiết và cấp bách. 

4 cơn bão lớn xuất hiện hầu như đồng thời trong vùng biển Caribbe vào đầu tháng 9/2008

Vùng bão Gustav đi qua bị phủ cát dày đặc, đang phải nạo vét kênh mương và đường xá ở bang Louisiana (Hoa Kỳ) (trái). Bão Hanna, tiếp theo bão Gustav, gây lụt lớn ở Haiti

   (www.vncold.vn lược dịch theo AP, TIME)