Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy lợi giữa Hà Lan và Việt Nam.[29/9/08]
28/09/2008 10:10
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thiên nhiên và chất lượng thực phẩm Hà Lan đã đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa 2 Bộ trong thời gian qua và thống nhất với Bộ trưởng Cao Đức Phát các nội dung cần đẩy mạnh hợp tác trong giai đoạn tiếp theo là: mở rộng hợp tác về kinh nghiệm phòng tránh và thích nghi với biến đổi khí hậu toàn cầu. Trước mắt tập trung cho việc giải quyết ngập úng tại thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long; thiết lập chương trình hợp tác về chất lượng an toàn thực phẩm; đẩy mạnh chương trình Cộng tác Nhà nước – Tư nhân (PPP) thuộc lĩnh vực ca cao, cà phê, thuỷ sản; hợp tác về cấp nước cho sản xuất lương thực và hệ sinh thái; phát triển bền vững rau, hoa quả sạch; hợp tác về thú y; kiểm dịch động, thực vật; bảo vệ và phát triển rừng ngập nước; khu bảo tồn thực vật ở Việt Nam…
Thăm một số cơ sở nông nghiệp và công trình thủy lợi
Bộ trưởng Cao Đức Phát và Bộ trưởng Nông nghiệp, Thiên nhiên và chất lượng thực phẩm Hà Lan đã ký Biên bản thoả thuận hợp tác giữa 2 bên. Theo đó, các chương trình hợp tác giữa 2 Bộ đã được bàn thảo thống nhất và nâng cao thêm nữa về hiệu quả, chất lượng của từng chương trình, dự án.
Ký biên bản thỏa thuận giữa Bộ trưởng NN&PTNT Việt Nam |
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đã có các buổi làm việc với Bộ Giao thông và Thuỷ lợi, Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế Hà Lan. Trong các buổi làm việc đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đề nghị Hà Lan tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực ưu tiên như quản lý nước, lâm nghiệp, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường; tài trợ khẩn cấp để phòng chống và khắc phục hậu quả do bão, lũ, dịch bệnh gây ra. Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đề nghị tăng cường hợp tác Việt Nam – Hà Lan về khắc phục và đối phó với thiên tai; về quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long để khắc phục và thích ứng hiệu quả với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra. Bộ trưởng cho biết, trong vài chục năm nữa, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ không khác gì “vùng đất thấp” Hà Lan trong các thế kỷ trước khi nước biển dâng sẽ làm ngập lụt 50% diện tích ĐBSCL dưới mực nước biển từ 0,5 - 1m. Bởi vậy, ngay hôm nay,công tác nghiên cứu và phòng chống xâm ngập mặn, chống nước biển dâng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần được thúc đẩy nhanh, mạnh hơn nữa, bằng chính từ kinh nghiệm của Hà Lan trong hơn thế kỷ qua.
Bài liên quan:
Nghiên cứu Hà Lan: nền nông nghiệp có hiệu quả cao nhất thế giới ...