Trả lời bạn đọc về PIM. [01/10/08]

30/09/2008 22:38

36

Ban biên tập tập hợp nội dung các câu hỏi chủ yếu và đã chuyển đến ông Nguyễn Xuân Tiệp, tác giả của cuốn sách, một chuyên gia về PIM và là thành viên của VNCOLD, nhận được trả lời như sau :

 

Hỏi :

Bạn đọc muốn có cuốn sách do Nhà xuất bản nông nghiệp ấn hành đầu năm 2008 với tiêu đề : “ Nông dân tham gia quản lý công trình thủy lợi và những vấn đề đang đặt ra “(1)  thì phải làm như thế nào ?

 

Trả lời :

Sách được xuất bản với số lượng ít (2 ngôn ngữ Việt – Anh), Nhà xuất bản Nông nghiệp có kế hoạch tái bản phần tiếng Việt sẽ đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc . Tuy nhiên hiện nay vẫn còn số lượng rất ít, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến tác giả theo địa chỉ Email : tiepnx@gmail.com, hoặc điện thoại di động 0913087595.

Sách Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2008

Hội thảo quốc gia đầu tiên về PIM ở Việt Nam

có đại diện INPIM tham dự

 

      

Hỏi :

Trong nhiều thư của bạn đọc và trong các cuộc hội nghị, hội thảo, các buổi tiếp xúc..nhiều người (nhất là các chuyên gia nước ngoài) đã giới thiệu và gọi thân mật là Mr PIM, tại sao vậy?

 

Trả lời :

   Tôi có may mắn là một trong số 2 thành viên chủ chốt sáng lập VNPIM (Vietnam Network on Participatory Irrigation Managemant) từ năm 1998 và cả sau này (2005) cũng là một trong số thành viên sáng lập CPIM (Centre For Participatory Irrigation Managemant) đầu tiên làm tư vấn về PIM ở Việt nam và đã chủ trì soạn thảo và trình các văn bản về PIM ở Việt nam, biên tập nhiều tài liệu về PIM phục vụ cho đào tạo, hướng dẫn thành lập các tổ chức dùng nước, đã tham gia và chủ trì các hội thảo quốc gia, tham dự nhiều hội thảo quốc tế về PIM, tham gia thực hiện hợp phần PIM thuộc các dự án khác nhau. Tôi đã được tiếp xúc, làm việc với nhiều tổ chức quốc tế, NGOs về lĩnh vực PIM và liên quan. Gần 15 năm tôi đã tập trung thời gian cho mọi công việc thuộc về PIM

  Có lần, trong một hội thảo quốc tế vùng (Regionnal Workshop) tổ chức tại Hạ long từ 30/3 đến 2/4 năm 2004, nhiều đại biểu của các tổ chức quốc tế, NGOs, đại biểu của 5 nước trong vùng và đặc biêt có rất nhiều đại biểu trong nước đã tham dự, ông Pieter Smidt Chuyên gia cao cấp, đại diện Văn phòng ADB tại Hà Nội đồng chủ tịch hội thảo, đã giới thiệu với các đại biểu về tôi là “chuyên gia PIM” của Việt nam và đã gọi tôi bằng một cái tên thân mật : “Mr PIM”, từ đó..cho đến bây giờ mọi người khi gặp tôi, hoặc khi giới thiệu về tôi đều xưng hô bằng một cái tên thân mật ấy - “ Mr PIM” . Hiện nay tôi thường nhận được các bức thư của nhiều bạn bè với lời đầu thư là Dear Mr PIM. Xin cảm ơn mọi người đã gắn tên tôi vào nội dung công việc mà mọi người quan tâm.

Ông Pieter Smidt (ADB)

Hội thảo khu vực về PIM - 2004

 
Hỏi : Việt nam đã có khung pháp lý về PIM chưa ?

 

Trả lời :

Như nhiều tài liệu đã khẳng định : PIM ở Việt nam đã hình thành từ các thế kỷ trước (thế kỷ 18,19), phương pháp luận về PIM đã được phát triển, các văn bản về PIM và liên quan được ban hành , cụm từ PIM được sử dụng rộng rãi, nhất là sau hội thảo quốc gia đầu tiên về PIM tại Cửa lò (nghệ An) từ ngay 7 đến ngày 11 tháng 4 năm 1997. Tuy nhiên cũng có số ít người chưa được tiếp cận, nghiên cứu PIM ở Việt nam cho rằng chưa đủ khung pháp lý để phát triển PIM ở Việt nam

Để giúp giải đáp rõ thêm về câu hỏi này, bạn có thể tìm đọc trên www.vncold.vn (từ khóa tìm kiếm là PIM) hoặc tìm đọc trong sách (1) từ trang 24 – 44 và từ trang 128 – 146 (Tiếng Việt) hoặc từ trang 239 – 261 và từ trang  342 – 363 (Tiếng Anh)

 

Hỏi : Thực trạng về PIM ở Việt nam như thế nào ? Khó khăn, thuận lợi, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó, có những bài học kinh nghiệm gì ?   

 

Trả lời :

     Như nhiều người đã biết PIM Việt nam đã có “ bề dày” đang phát triển, nhiều loại hình đã được thành lập ở nhiều địa phương, được người dân đồng tình, được pháp luật bảo vệ, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, hoạt động hiệu quả ..Đặc biệt là đã có các văn bản hướng dẫn về PIM, trong đó có văn bản số 3213/BNN-TL ngày 30 tháng 4 năm 2004 (Khung chiến lược phát triển PIM ở Việt nam) đã khẳng định “ Đầu tư xây dựng công trình phải tiến hành đồng thời với việc thành lập tổ chức quản lý trong đó có PIM, các dự án đầu tư kể cả các dự án đầu tư từ nguồn vốn vay của nước ngoài chỉ được giải ngân khi đã hình thành tổ chức quản lý phù hợp có vai trò của PIM. Chính sách này tạo sự ràng buộc chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân, giữa chủ đầu tư với chủ quản lý đầu tư và người hưởng lợi, coi đó là một nội dung quan trọng để quyết định chủ chương đầu tư và ưu tiên đầu tư. Chú trọng đầu tư trang thiết bị quản lý nhằm phục vụ cho người quản lý có điều kiện quản lý tốt công trình thuỷ lợi theo hướng hiện đại hoá. Có chính sách  khuyến khích người dân tham gia đầu tư, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, và các chính sách về vận hành và bảo dưỡng công trình an toàn, kéo dài tuổi thọ..”

   Và thông tư số 75 /2004/TT-BNN ngày 20 tháng 12 năm 2004 “ Hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước “ đã nếu ra các nguyên tắc tổ chức, tài chính, tài sản..về việc thành lập tổ chức hợp tác dùng nước theo hướng PIM . Tuy nhiên, PIM phát triển còn găp nhiều trở ngại, nhất là nhận thức của cán bộ kể cả cán bộ chủ chôt, chuyên ngành, có cách tiếp cận về PIM chưa phù hợp, đặc biệt vai trò của chính quyền các bên liên quan chưa được xác định, kể cả vai trò tư vấn để xây dựng mô hinh và hoạt động của các tổ chức dùng nước còn nhiều hạn chế do trình độ hiểu biết, tinh thần trách nhiệm… của chuyên gia tư vấn còn có những “khoảng cách”chưa phù hợp, nhất là trong việc hướng dẫn thành lập, đào tạo với những nội dung “ máy móc”, hình thức, nặng về “ hàn lâm “,  chưa phù hợp với thực tế của Việt nam  ..Để hiểu rõ thêm về những khó khăn thuận lợi, tồn tại và những bài học kinh nghiệm được rút ra ở Việt nam, bạn tìm đọc sách (1) trang 82 – 119 (Tiếng Việt) hoặc trang 297 – 335 (Tiếng Anh)   

Triển khai PIM trong dự án VWRAP (2007)

         Triển khai PIM trong dự án ADB4 (2008)

 

Hỏi :

Mối quan hệ giữa PIM và Hiện đại hóa hệ thống tưới như thế nào ?

 

Trả lời :

    Nhiều đề tài nghiên cứu về Hiện đại hóa (HĐH) và các dự án Hiện đại hóa hệ thống tưới, hầu như không đề cập đến PIM. Đó là một sai lầm đã được thực tế khẳng định.

    Có thể coi PIM là một công cụ thật sự hỗ trợ cho việc thực hiện hiện đại hóa hệ thống, trên cơ sở phát huy được vai trò của người dùng nước trong cùng một hệ thống thông qua tổ chức của họ (WUA). Và ngược lại HĐH lại là yếu tố quan trọng đảm bảo cho PIM ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, bền vững hơn, người nông dân sẽ nhận được dịch vụ tưới tốt hơn

    Vì vậy phải coi PIM là một điều kiện để thực hiện HĐH, và HĐH là điều kiện tốt nhất để phát huy hiệu quả của PIM, bền vững. Nếu vì một lý do nào đó cố tình không tính đến lợi ích của cả 2 phía thì sẽ sai lầm nghiêm trọng và như ai đó đã phàn nàn “đó là tiêu tiền vào sự lựa chọn vô ích”. 

 

Xin cám ơn Mr. PIM 
(phóng viên www.vncold.vn thực hiện)