Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước hồ Trị An phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng miền Đông Nam Bộ. [02/10/08]

02/10/2008 09:05

20

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ TRỊ AN PHỤC VỤ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÙNG MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

  Nhà máy thủy điện Trị An

THE STUDY ON THE WATER QUALITY OF THE  TRI AN RESERVIORS

FOR SOIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN THE SOUTH – EAST REGION

 

PGS.TS. Lương Văn Thanh

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam

Summary

Study on the reasons those impact to water quality of the Tri An reservoirs in the South-East part for integrated economic development is one of the impotant duties. The Author analyses the variation of reservoirs water quality under the impact factors, in order to propose the solution for protection of sustainable water environment.

I.          Đặt vấn đề:

Đông Nam Bộ (ĐNB) là một vùng đồi, núi và trung du với địa hình cao lượn sóng, độ dốc giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Vùng này chịu sự chi phối của hệ thống các sông lớn như: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông. Rất nhiều hồ chứa lớn, vừa và nhỏ được xây dựng trong vùng để tăng cường khả năng khai thác tiềm năng nguồn nước của các sông này phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng miền ĐNB. Có thể nói hệ thống bậc thang sử dụng và điều tiết nước vùng miền ĐNB được thực hiện triệt để nhất, nhiều nhất và hiệu quả nhất trong cả nước, đặc biệt trong đó phải kể đến bậc thang sử dụng nước trên hệ thống sông Đồng Nai (hình 1). 

Trong những năm gần đây do sự phát triển kinh tế rất nhanh của vùng miền ĐNB, trong đó đặc biệt phải kể đến hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, đã có nhiều ảnh hưởng tới chất lượng nước của các hồ chứa do các tác nhân khai thác đất rừng đầu nguồn, nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ và các nhánh sông, suối, chất thải công nghiệp và các làng nghề,… tác động trực tiếp và gián tiếp đến môi trường nước các hồ chứa. Nghiên cứu các nguyên nhân gây tác động xấu đến môi trường nước và diễn biến chất lượng nước của các hồ chứa từ đó đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm cải thiện chất lượng nước phục vụ phát triển kinh tế bền vững cho các vùng hưởng lợi cũng như các vùng hạ du các hồ chứa nước vùng miền ĐNB là một công việc hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

 

II.         Kết qủa và thảo luận

Để có thể tiến hành nghiên cứu một cách khá toàn diện về những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước hồ của vùng miền ĐNB chúng tôi lựa chọn hồ thủy điện Trị An, một hồ chứa lớn có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế tổng hợp của cả vùng miền ĐNB và TP. Hồ Chí Minh. Hồ chứa nước Trị An nằm ở bậc thang điều tiết nước cuối cùng trên sông Đồng Nai và La Ngà (hình 1), với diện tích lưu vực vào khoảng 1.480 km2 bao gồm lưu vực sông Đồng Nai và sông La Ngà.

2.1        Chất lượng nước hồ

a) Thời kỳ mùa kiệt:

Vào thời đoạn mùa kiệt, dòng chảy trong hồ Trị An rất nhỏ hình thành các vùng nước lặng cục bộ và nếu những nơi này có nhiều nguồn chất thải vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm cục bộ nguồn nước trong mặt hồ. Giá trị pH dao động trong khoảng 7,17 ¸ 7,59 và có xu hướng giảm nhẹ theo chiều sâu của các tầng nước, mức độ giảm trung bình khoảng 0,1 đơn vị giữa các tầng nước. Hàm lượng sắt tổng số đo được của các mẫu cho thấy có xu hướng tăng dần theo chiều sâu các tầng nước, mức độ tăng dao động trong khoảng 0,01 ¸ 0,28mg/l. Giá trị COD đo được trong các tầng nước có xu thế tăng dần theo chiều sâu, mức độ tăng giữa các tầng dao động trong khoảng 0,2 ¸ 0,85mg/l. Hàm lượng BOD5 cũng có xu hướng tăng theo chiều sâu của các tầng nước, mức độ tăng dao động trung bình giữa các tầng trong khoảng 0,24 ¸ 0,6mg/l. Trong giai đoạn này chất lượng nước hồ chỉ bị ảnh hưởng bởi các nguồn chất thải của khu dân cư, nhà máy xung quanh thải xuống hồ và của các bè cá nuôi trong hồ cũng như trên các sông, suối phía thượng nguồn.

b) Thời kỳ mùa mưa:

Trong thời kỳ đầu mùa mưa do nước mưa cuốn trôi các chất bề mặt từ thượng nguồn đổ về làm cho giá trị pH của nước giảm từ 1,28 ¸ 0,91 đơn vị so với mùa khô, hàm lượng sắt tăng cao vượt giá trị cho phép của cột A trong TCVN 5942-1995 và chất rắn lơ lửng độ đục trong nước tăng cao, tổng Coliform dao động trong khoảng 1.900 ¸ 6.800MNP/100ml và E-coli dao động trong khoảng 10 ¸ 50 TB/100ml. Thời kỳ cuối mùa mưa (tháng 11) giá trị pH nước hồ dao động trong khoảng 6,13 ¸ 6,86, hầu hết các thông số khác đều nằm trong khoảng giới hạn cột A theo TCVN 5942-1995. Chất lượng nước hồ trong thời kỳ cuối mùa mưa tốt có thể sử dụng để tưới cho nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt.

c) Nhận xét chung:

Từ kết qủa nghiên cứu, đo đạc về các thông số hoá-lý mẫu nước hồ Trị An cho thấy nói chung, chất lượng nước hồ trong giai đoạn mùa khô có chất lượng khá tốt, có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, tưới nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hàm lượng chất hữu cơ trong nước vẫn ở mức cho phép, chưa gây ô nhiễm nặng cho môi trường nước. Hàm lượng vi sinh trong nước tại hầu hết các điểm vẫn ở mức đạt tiêu chuẩn nước loại A ca tiêu chun nước mt TCVN 5942-1995.

Tuy nhiên, tại các điểm cục bộ như cống xả nhà máy đường, xung quanh các khu nuôi cá bè thì chất lượng nước bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng vào thời kỳ mùa kiệt, đặc trưng bằng các giá trị như: hàm lượng sắt trong nước cao, hàm lượng chất hữu cơ và tổng các loại vi sinh vật trong nước cao và giá trị oxy hoà tan trong nước thấp làm ô nhiễm môi trường nước cục bộ tại những vùng này. Nguyên nhân của tình trạng gây ô nhiễm này là do lượng thức ăn thừa của các làng cá bè tồn lưu trong nước, phân cá thải ra trong quá trình sinh trưởng, chất thải của nhà máy chưa được xử lý ra nguồn nước.

Hiện nay do quá trình bồi lắng lòng hồ cũng như vấn đề khai thác vùng bán ngập của lòng hồ vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản một cách ồ ạt không có kiểm soát nên các chất thải nông nghiệp, tình hình xói mòn đất và làm thu hẹp diện tích lòng hồ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước của hồ Trị An.

Trong thời kỳ đầu và cuối mùa mưa do quá trình rửa trôi và xói mòn đất từ thượng nguồn làm cho hàm lượng phù sa trong nước và tổng hàm lượng vi sinh vật trong nước  tăng cao gây ô nhiễm môi trường nước. Hàm lượng sắt tổng số trong nước tăng cao vượt quá trị số cho phép theo tiêu chun nước mt TCVN 5942-1995. Tuy nhiên phần lớn là sắt ở dạng Fe3+ lơ lửng trong nước hoặc lắng đọng xuống nền đáy, bám vào cây cỏ, thực vật ven bờ nên nếu chỉ cần lọc là có thể khử được hàm lượng sắt này ra khỏi nước.

Trong giai đoạn mùa mưa mực nước tăng lên gây ngập vùng bán ngập sẽ gây thối rữa các loài cây thân mềm, cây bụi phát triển rất mạnh tại vùng này gây ô nhiễm hữu cơ và giảm lượng ôxy trong nước. Theo kết qủa nghiên cứu, khảo sát cho thấy loại cây mắt mèo (Mimosa pigra)/cây Trinh nữ phát triển rất mạnh tạo thành quần thụ rộng lớn, đặc khít tại những vùng bán ngập chiếm lĩnh nơi cư ngụ của các loài thủy sinh vật, cá, thối rữa vào thời kỳ ngập gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho môi trường nước. Theo kết qủa điều tra diện tích vùng ven hồ Trị An đang bị cây Mimosa pigra che phủ lên tới 10.000 ha, chiếm gần 30,83% tổng diện tích hồ (34.600ha) và có thể thải vào hồ một lượng chất hữu cơ vào khoảng 120.000 ¸ 150.000 tấn/năm, thực vật thân cỏ 60.000 ¸ 80.000 tấn/năm và chất thải do sản xuất nông nghiệp sau thu hoạch 17.000 ¸ 20.000 tấn/năm gây ô nhiễm nguồn nước hồ. Vào thời kỳ mùa mưa lượng ô nhiễm chất hữu cơ gây ra do quá trình phân hủy các loại thực vật vùng bán ngập là nguồn chính yếu so với các nguồn thứ yếu như nuôi cá bè, chất thải từ nhà máy đường và rác thải từ các nguồn dân cư, chơ xung quanh hồ.

Download! (PDF; 400KB)
www.vncold.vn