Bài giảng về Thủy Văn Hồ và Đầm.[22/11/08]

22/11/2008 07:16

38

Thủy văn hồ đầm

 

Mở đầu

 

Việt Nam là chiếc nôi của nền văn minh lúa nước. Dân tộc ta từ xưa đã có kinh nghiệm khai phá, chinh phục vùng đất ngập nước theo mùa. Tổng kết các kinh nghiệm mà dân tộc ta tích lũy được khi khai phá vùng đất ngập nước và nhìn nhận, phân tích chúng dưới ánh sáng của thành tựu khoa học mới sẽ là những đóng góp quý cho ngành Thủy Lợi.

 

  1. Đối tượng nghiên cứu của môn học Thủy văn Hồ – Đầm

Đối tượng nghiên cứu môn học Thủy văn Hồ – Đầm là chế độ Thủy văn môi trường của vùng đất ngập nước. Theo định nghĩa của các nhà Thủy văn Nga thì Hồ và Đầm là những lòng chảo hoặc vùng trũng của bề mặt đất có chứa nước.

Như vậy ở Việt Nam có các loại Hồ và Đầm phá như sau:

-          Hồ và Đầm tự nhiên nước ngọt

-          Các lợi đầm phá nước mặn

-          Hồ và kho nước nhân tạo

 

Hồ và đầm tự nhiên, nước ngọt

 

Các hồ đầm tự nhiên ở vùng đồng bằng thường là dấu vết còn lại của các đoạn sông chết, hay vỡ đê. Các hồ này nước ít luân chuyển, các hồ đầm tự nhiên xuất hiện ở vùng núi thường là dấu vết còn lại của núi lửa, động đất hay những nguyên nhân khác. Phần lớn các hồ đầm tự nhiên nước không chảy nhưng cũng có hồ nước chảy như hồ Ba Bể.

 

Các đầm phá nước mặm

 

Các đầm phá nước mặm có rất nhiều ở vùng ven biển nước ta, và đang được khai thác triệt để. Sự can thiệt của con người đang làm thay đổi cân bằng sinh thái vùng đất ngập nước mặm này. Chúng ta đã có nhiều bài học thành công và không thành công, cần rút kinh nghiệm khi khai hoang lấn biển, đấy cũng là một thực tế đòi hỏi phải đưa vào chương trình giảng dạy cho các kỹ sư ngành Thủy Văn Môi Trường môn học này.

 

Kho nước nhân tạo

 

Tính đến năm 2003 nước ta đã xây dựng được khoảng 3500 hồ chứa có dung tích W­hồ> 0.2 triệu m3. Chỉ có 1976 hồ có dung tích > 1 triệu m3, chiếm 55,9% với tổng dung tích 24.8 tỷ m3. Trong số hồ trên có 10 hồ do ngành điện quản lý với tổng dung tích 19 tỷ m3. Có 44 tỉnh và thành phố trong 64 tỉnh thành cả nước có hồ chứa. Tỉnh có nhiều hồ nhất là Nghệ An (249 hồ), Hà Tĩnh (166 hồ), Thanh Hóa (123 hồ), Phú Thọ (118 hồ), ĐakLak (116 hồ) và Bình Định (108 hồ). Trong số 1957 hồ cấp nước tưới do Bộ NNPTNT quản lý phân theo dung tích có:

-           79 hồ có dung tích trên 10 triệu m3

-           66 hồ có dung tích  từ 5 đến 10  triệu m3

-           442 hồ có dung tích từ 1 đến 5 triệu m3

-           1370 hồ có dung tích từ 1 đến 2 triệu m3

Tổng dung tích các hồ chứa này là 5.8 tỷ m3 nước tưới cho 505.162 ha

 

Download (PDF; 721KB)