Sổ tay kỹ thuật Thủy Lợi: Phần 2 - Tập 4 – Chương 1/5: Khái niệm chung về cửa van trong công trình thủy lợi. [24/11/08]
24/11/2008 10:10
Sổ tay kỹ thuật Thủy Lợi- Phần 2
Tập 4 – Cửa van và thiết bị đóng mở
Biên soạn: GS.TS. Trương Đình Dụ
PGS. TS. Nguyễn Đăng Cường
Lời giới thiệu
Hàng ngày, hàng giờ, nước không thể thiếu trong cuộc sống, cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, quá nhiều nước lại có thể gây nhiều tai họa, Việt Nam có nguồn nước tương đối dồi dào nhưng lượng nước phân bố theo thời gian hết sức chênh lệch do mưa hầu như chỉ tập trung trong chừng 3 tháng mỗi năm. Thủy lợi góp nhần quyết định vào việc điều hòa nguồn nước, đưa nước đến những nơi cần thiết và giảm nhẹ mức ngập lụt khi xảy ra mưa lũ. Vì vậy, thủy lợi là kết cấu hạ tầng rất quan trọng của toàn xã hội.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm phát triển thủy lợi. Nhân dân ta đã dành nhiều công sức xây dựng những hệ thống thủy lợi, góp phần không nhỏ và thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc đổi mới gần 20 năm qua. Đội ngũ các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật viên đã trưởng thành nhanh chóng. Hàng loạt các quy trình, quy phạm, tiểu chuẩn kỹ thuật đã được ban hành cùng với rất nhiều tài liệu tra cứu, tham khảo, sách giáo khoa… đã được xuất bản.
Trong thời kỳ mới, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa và hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những yêu cầu cao cho nhiệm vụ phát triển thủy lợi. Nhu cầu nước cho dân sinh, cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cho các hoạt động dịch vụ, giao thông, cho giữ gìn và cải thiện môi sinh… đang không ngừng tăng lên. Mước an toàn phải cao khi đối phó với lũ lụt. Nhiều hệ thống thủy lợi và các công trình thủy điện với quy mô khác nhau sẽ được xây dựng trên cả nước. Công tác quản lý thủy lợi cũng phải được tăng cường nhằm phát huy hiệu quả cáo các hệ thống đã được xây dựng.
Để góp phần thực hiện nhiệm vụ ấy, được sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học và Công nghiệp, Viện khoa học Thủy lợi đã tổ chức mời các Giáo sư, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia có kinh nghiệm trong từng lĩnh vự tham gia biên soạn tập tài liệu tra cứu và tham khảo “Sổ tay Kỹ thuật Thủy lợi” gồm 3 phần:
- Cơ sở kỹ thuật thủy lợi
- Công trình Thủy lợi
- Quản lý khai thác công trình Thủy lợi
Mỗi phần gồm một số tập
Sổ tay này phục vụ công việc tra cứu và thao khảo của kỹ sư, kỹ thuật viên các ngành có liên quan đến thủy lợi khi lập quy hoạch, tiến hành khảo sát, xây dựng (thiết kế, thi công) công trình, quản lý hệ thống. Sổ tay cũng rất hữu ích cho cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
Các tác giả đã cố gắng theo sát những quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, những thành tựu mới ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do khả năng và điều kiện có hạn nên cuốn sổ tay không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đọc để sổ tay sẽ được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Xin chân thành cám ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan và đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện cho việc biên soạn và xuất bản
Thay mặt tập thể tác giả
GS.TSHK. Phạm Hồng Giang
Download;
Mục lục của Chương 1:
Chương 1. Khái niệm chung về Cửa van trong công trình thủy lợi
1.1. Vai trò nhiệm vụ của cửa van
1.2. Cấu tạo cửa van
1.3. Phân loại cửa van
1.4. Chọn loại cửa van cho công trình
1.4.1. Vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long
1.4.2. Vùng ven biển Trung Bộ
1.4.3. Vùng đồng bằng Bắc Bộ
1.4.4. Cửa trên đập tràn ở hồ chứa và đập dâng vùng Trung du và miền núi
1.5. Bố trí cửa van trong công trình
1.5.1. Đối với cống hở
1.5.2. Đối với cống kín
1.6. Lực và tổ hợp lực tác dụng lên cửa van
1.6.1. Lực tác dụng
1.6.2. Tổ hợp lực
1.7. Vật liệu làm của van
1.7.1. Thép
1.7.2. Gang
1.7.3. Đồng
1.7.4. Cao su
1.7.5. Vật liệu tổng hợp Composite
1.7.6. Bê tông cốt thép
1.8. Những vấn đề cần lưu ý trong thiết kế cửa van
1.9. Phương pháp tính toán
1.9.1. Phương pháp phân tích hệ kết cấu phẳng
1.9.2. Phương pháp phân tích hệ kết cấu không gian
1.9.3. Một số quy định trong thiết kế kết cấu cửa van
1.10. Một số cửa van đã nghiên cứu và ứng dụng
1.10.1. Cửa van phẳng
1.10.2. Cửa van cung
1.10.3. Cửa van Clape trục dưới (cửa sập)
1.10.4. Cửa van Clape trục trên
1.10.5. Cửa van hình quạt
1.10.6. Cửa van mái nhà
1.10.7. Cửa van trụ lăn
1.10.8. Các kiểu cửa quay trục đứng
1.10.9. Các kiểu cửa quay trục ngang
1.10.10. Các kiểu cửa van tự động thủy lực điều tiết trên kênh
1.10.11. Các kiểu cửa van âu tàu