Sơ bộ đánh giá hiệu quả của công trình thủy lợi Dầu Tiếng đến kinh tế - xã hội các vùng hưởng lợi. [03/12/08]

03/12/2008 09:01

9

SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI DẦU TIẾNG

ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC VÙNG HƯỞNG LỢI

 

PGS.TS. Lương Văn Thanh

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam


(Preliminary impacts evaluation of Dau Tieng hydraulic system for socio-economic of affected areas) (Summary)

   Dau Tieng reservoir is, the largest hydraulic system in the country, built in 1980 and operated in 1984 with it’s storage of 1,58 billion m3 and water surface area of 27,000 ha. This system have well contributed for socio-economic development of Tay Ninh, Long An, Binh Duong provinces and Ho Chi Minh City. Based on the collected data from the provinces and agencies authors evaluate the efficiency of the hydraulic system after 20 years of operation and exploitation for the purposes of agriculture, industry, water supply, flood control, saline intrusion restriction in the river mouth and environmental improvement to be scientific basic for management, operation and exploitation of water resources of the reservoirs.

I.       ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong suốt 20 năm vận hành và khai thác, công trình thủy lợi Dầu Tiếng đã có những đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế-xã hội và cải thiện điều kiện môi trường cho những vùng hưởng lợi: (i) Tưới trực tiếp cho 63.000 ha, trong đó Tây Ninh 48.500 ha, Củ Chi  14.300 ha và hiện đang mở rộng thêm hệ thống tưới Tân Hưng để đạt được diện tích 10.700 ha, (ii) tạo nguồn nước cho 41.000 ha ven sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, (iii) tạo nguồn nước cấp cho các nhà máy nước Thủ Dầu Một, TP. Hồ Chí Minh vaø (iv) đẩy ranh giới mặn 4ä xuống dưới rạch Tra trên sông Sài Gòn và dưới Xuân Khánh trên sông Vàm Cỏ Đông, góp phần làm giảm mức độ ô nhiễm trên sông Sài Gòn và hệ thống kênh rạch trong vùng vào thời đoạn mùa khô.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát cho thấy từ năm 1995 – 2004 đã có 5 năm (năm 1995, 1998, 2000, 2002 và 2004) mực nước trong lòng hồ vào giai đoạn cuối mùa khô xuống dưới mực nước chết gây thiếu nguồn nước tưới và không đủ lượng nước xả xuống hạ du phục vụ cho yêu cầu đẩy mặn cũng như cấp nước sinh hoạt. Để nâng cao hiệu quả sử dụng của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng trong lĩnh vực tưới trong nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và đẩy mặn trên 2 sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định phê chuẩn dự án chuyển nước (50m3/s) từ hồ Phước Hoà trên sông Bé vào hồ Dầu Tiếng.  

Hệ thống kênh tưới, tiêu của công trình hiện nay có thể nói là khá hoàn chỉnh so với các hệ thống thủy lợi khác đã được xây dựng ở khu vực phía Nam, ngoài kênh chính Đông và Tây, các hệ thống kênh cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cũng được xây dựng khá đồng bộ và quản lý có hiệu quả. Tuy nhiên một số đoạn kênh cũng còn bị sạt lở, bồi lắng và cỏ mọc dày làm cản trở dòng chảy cần thiết phải được tu bổ, nạo vét kịp thời. Sau khi nhận nước từ hồ Phước Hoà thì khả năng khai thác của hồ Dầu Tiếng sẽ được tăng cao rất nhiều. Vấn đề tổng kết, đánh giá hiệu quả của công trình thủy lợi Dầu Tiếng nhằm phát huy những thành quả đã đạt được và khắc phục những mặt hạn chế trong công tác quản lý, vận hành là việc làm cần thiết, mang tính khoa học và thực tiễn.

II.      KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2.1    Hoạt động khai thác thủy sản trong lòng hồ

    Với diện tích mặt nước rộng là 27.000 ha, ứng với mực nước dâng bình thường là 24,4m, hồ Dầu Tiếng không những là nguồn cung cấp nước ngọt dồi dào phục vụ sản xuất nông nghiệp, cho sinh hoạt mà còn là môi trường lý tưởng để nuôi và khai thác thuỷ sản nước ngọt. Ngoài ra, còn có thể khai thác lòng hồ và các đảo trong lòng hồ cho mục đích du lịch sinh thái hồ là một loại hình du lịch đang có hướng phát triển và có hiệu quả kinh tế cao trong những năm gần đây.

    Thành phần loài cá ở hồ Dầu Tiếng qua kết quả nghiên cứu năm 2004 cho thấy số lượng loài là không nhiều, chúng tôi ghi nhận có 54 loài thuộc 20 họ và 10 bộ. Nhìn chung, bộ Cypriniformes (bộ cá chép) có số loài chiếm ưu thế nhất với 21 loài chiếm 38,89%, kế đến là bộ Perciformes có 10, bộ Siluriformes (bộ các nheo) có 10 loài chiếm 18,52%, các bộ còn lại với số lượng loài thấp từ 1 đến 2 loài chiếm 21,1%. Kết quả so sánh của hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An cho thấy số lượng loài cá ở hồ Dầu Tiếng chỉ bằng 50% so với hồ Trị An (Bảng 1). Số lượng và thành phần loài các hồ Trị An phong phú là do lượng cá thả trên hồ Trị An được bổ sung thêm hàng năm, ngoài ra còn do lưu vực của hồ Trị An (14.800 km2) với lượng thủy sản từ 2 sông lớn là La Ngà và Đồng Nai đổ về đây, trong khi đó hồ Dầu Tiếng có lưu vực nhỏ (2.700 km2) nên số lượng loài cá ở hồ Dầu Tiếng kém phong phú.

Download (PDF; 427KB)

(www.vncold.vn )