Sổ tay kỹ thuật Thủy Lợi: Phần 2 - Tập 4 - Chương 3: Cửa van phẳng. [22/12/08]

21/12/2008 09:37

25

Chương 3: Cửa van phẳng

Biên soạn: GS.TS Trương Đình Dụ

 

3.1 Cửa van phẳng

 

Cửa van phẳng là hình thức cửa ra đời sớm nhất trong các loại cửa van sử dụng trong công trình Thủy lợi và đến nay còn áp dụng rộng rĩa do cửa van phẳng có kết cấu đơn giản, dễ gia công chế tạo, vận hành thuận lợi. Cửa phẳng được sử dụng nhiều trong các công trình lấy nước, tiêu nước, trên đập tràn cần điều tiết lưu lượng, trên các công trình điều tiết trên kênh. Cửa đã áp dụng có chiều rộng từ 0,6m đến 80m, thông dụng nhỏ hơn 20m. Cửa có thể là bằng gỗ, vật liệu tổng hợp, bê tông cốt thép và thép. Hiện nay phần lớn làm bằng thép.

 

3.1.1 Ưu nhược điểm của cửa van phẳng

 

a. Ưu điểm

-       Có thể làm cửa với kích thước lớn

-       Kích thước không gian nó chiếm theo hướng dòng chảy tương đối nhỏ

-       Tấm cửa có thể di dời khỏi miệng lỗ, tiện cho việc kiểm tra duy tu.

-       Dễ sử dụng máy đóng mở kiểu di động.

-        

 

b. Nhược điểm

 

-       Yêu cầu đặt máy tương đối cao và trụ pin cống tương đối dày

-       Rãnh cửa có ảnh hưởng tới dòng chảy, đối với cửa cống có cột nước cao đặc biệt bất lợi, dễ xảy ra hiện tượng khí thực.

-       Số lượng cấu kiện chôn vào bên tông tương đối nhiều.

-       Lực đóng mở tương đối lớn, chịu ảnh hưởng nhiều của lực ma sát, do đó cần phải dùng nhiều thiết bị đóng mở cửa có công suất lớn.

-       Khi kéo lên cửa van treo trên cao, chịu tác dụng của gió bão

 

Download! (PDF; 1,95MB)

Chương 3. Cửa van phẳng

3.1. Cửa van phẳng

3.1.1. Ưu nhược điểm của cửa van phẳng

3.1.2. Các bộ phận chính của cửa van phẳng

3.1.3. Cấu tạo của các bộ phận chính

3.1.4. Tải trọng và lực tác dụng lên cửa van phẳng

3.1.5. Các kiểu cửa van phẳng

3.1.6. Kết cấu phần ốp ở ngưỡng khe van và gioăng kín nước

3.2. Cửa van cung

3.2.1. Ưu nhược điểm của cửa van cung

3.2.2. Những kết cấu chính

3.2.3. Xác định vị trí của dầm chính

3.2.4. Các kiểu cửa van cung

3.2.5. Xác định áp lực nước tĩnh tác dụng lên cửa van cung

3.2.6. Tính trọng lượng bản thân cửa cung

3.2.7. Tính lực nâng hạ

3.3. Cửa sập (cửa Clape trục dưới)

3.3.1. Đặc tính cơ bản

3.3.2. Cửa sập điều khiển bằng cơ khí

3.3.3. Cửa sập tự động bằng đối trọng

3.3.4. Cửa Clape phao (gọi tắt là cửa sập phao)

3.4. Cửa Clape trục trên

3.4.1. Cấu tạo

3.4.2. Nguyên lý làm việc

3.4.3. Phạm vi áp dụng

3.5. Cửa quạt

3.5.1. Phạm vi ứng dụng

3.5.2. Các loại cửa quạt

3.5.3. Điều kiện nâng và hạ cửa quạt

3.5.4. Kết cấu cửa quạt

3.5.5. Điều khiển cửa quạt

3.6. Cửa van mái nhà

3.6.1. Phạm vi ứng dụng

3.6.2. Các kiểu cửa van mái nhà

3.6.3. Lực nâng và hạ cửa mái nhà

3.6.4. Kết cấu cửa van mái nhà

3.6.5. Thiết kế và điều khiển cửa van mái nhà

3.7. Cửa van trụ lăn

3.7.1. Phạm vi sử dụng

3.7.2. Các kiểu cửa van trụ lăn

3.7.3. Kết cấu của cửa van trụ lăn

3.7.4. Xác định trọng lượng bản thân và lực nâng cửa van trụ lăn

3.7.5. Máy nâng cửa van trụ lăn

3.8. Cửa van giàn quay

3.9. Cửa van cánh cửa tự động

3.9.1. Xuất xứ cửa van cánh cửa tự động

3.9.2. Cấu tạo

3.9.3. Sơ đồ bố trí cửa van cánh cửa tự động

3.9.4. Nguyên lý hoạt động và tính lực đóng mở

3.9.5. Chế độ vận hành của cửa van cánh cửa tự động

3.9.6. Các bộ phận chính của cửa van và khung chứa van

3.10. Các kiểu cửa bản lệch trục đứng tự động và bán tự động

3.10.1. Cấu tạo

3.10.2. Nguyên lý làm việc tự động

3.10.3. Phạm vi áp dụng

3.11. Các kiểu cửa van trục ngang

3.11.1. Cửa phân viên (một phần tư hình tròn)

3.11.2. Cửa van Amil

3.11.3. Cửa van cung đối trọng tự động điều tiết mực nước

3.11.4. Cửa van bản quay trục ngang

3.12. Cửa âu tàu

3.12.1. Các loại cửa âu

3.12.2. Cửa chữ nhân
(www.vncold.vn)