Ứng dụng công nghệ đập trụ đỡ trong thiết kế công trình Thảo Long. [23/12/08]

25/12/2008 08:46

22

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐẬP TRỤ ĐỠ TRONG THIẾT KẾ
 CÔNG TRÌNH THẢO LONG

GS. Trương Đình Dụ và các cộng sự

Trung tâm công trình Đồng bằng ven biển và Đê điều

- Viện Thuỷ công- Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam

 

I. Đặc điểm về dân sinh kinh tế và điều kiện tự nhiên

I.1 Vị trí địa lý.

Sông Hương là con sông lớn ở miền trung nước ta chảy qua thành phố Huế có nhiều ý nghĩa quan trọng về kinh tế xã hội và văn hóa của tỉnh thừa thiên – Huế, tạo nên vẽ thơ mộng cho cố đô Huế. Sông Hương được hình thành từ 3 nhánh sông chính là Tả Trạch, Hữu Trạch và sông Bồ, bắt nguồn từ những dãy núi cao thuộc dãy Trường Sơn, có nơi độ cao xấp xỉ 1000m.

Đập Thảo Long ngăn sông Hương tại thôn Quy Lai, xã Tân Phú, huyện Phú Vang nằm ở tọa độ 107035, 106023 vĩ độ bắc cách cửa Thuận An 3km, cách Huế 14km. Lưu vực sông Hương tính đến vị trí đập Thảo Long khoảng 2500km2.

Hình: Bản đồ vị trí công trình

 

 

 

I.2 Đặc điểm địa hình.

 Sông Hương chảy qua một địa hình phức tạp bắt nguồn từ núi cao, chảy qua vùng đồi trọc, đổ vào đồng bằng trũng rồi chảy vào đầm phá trước khi đổ ra biển đông. Độ dài sông chính 94km, độ dốc sông chính 11,7%, độ dốc bình quân lưu vực 28%. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 520km2, khoảng 17% diện tích toàn lựu vực.

Theo địa hình có thể chia đồng bằng sông Hương thành 3 vùng, vùng bắc sông Bồ có cao độ +1,2m ÷ +1,5m.

- Vùng trũng nằm gần cửa sông Hương có cao trình -0,4m ÷ +0,5m

- Vùng giữa giới hạn bởi sông Hương và sông Bồ là vùn đồng bằng có cao độ trung bình +2,0m ÷ +2,5m. Nơi trũng nhất là đuôi kênh 5 xã, 7 xã với cao trình + 0,8 ÷ +01m.

- Vùng Nam sông Hương là đồng bằng rộng nhất với địa hình lòng máng theo trục sông Đại Giang từ sông Hường đến Đầm cầu hai, cao trình bình quân +0,8m ÷ +1m. Nơi trũng nhất là -1,2m ÷ -1,5m.

Bảng 1.1. Phân bố diện tích đất đai hạ du sông Hương theo cao trình  (ha)

 

Cao độ (m)

Nam sông Hương

Vùng giữa

Bắc sông Hương

Toàn vùng

Dưới 0

8145

1528

0

9.673

0 ÷ 0,5

2800

974

150

3.924

0,5 ÷ +1

1897

340

200

2.437

Trên 1

5926

8458

9330

23.714

Cộng

18.768

11.300

9.680

39.748

 

Hạ du sông Hương, tại khu vực công trình thuộc vùng đồng bằng ven biển , địa hình tương đối bằng phẳng có xu hướng thấp dần về phía đông nam, cao độ trung bình -0,2m ÷ -1m về phía bờ hữu. Còn bờ tả thấp dần về phí đông, cao độ mặt đất trung bình +0,3m là bãi bồi lớn có mật độ dân cư tập trung. Lòng sông tại khu vực công trình có cao độ trung bình từ -2m ÷ -2,5m, chỗ sâu nhất từ -4,5m ÷ -5m, chiều rộng giữa 2 đê là 500m. Cao độ đê bờ phải +0,8m ÷ +1m, đê bờ trái +1m ÷ +1,2m

I.3 Địa chất công trình.

Công trình Thảo Long nằm ở vị trí thuộc phân vùng địa chất bắc trung bộ có cấu trúc đồng bằng châu thổ ven biển bao gồm các bồi tích sông và trầm tích cửa sông ven biển, biển có thời gian thành tạo tuổi đệ tứ. Tại khu vực đập Thảo Long, địa chất nền ngay dưới thân công trình cơ bản gồm hai lớp chủ yếu là bùn sét, sét pha rất mềm yếu, ø 20–40; C =0,023 ÷0,037 kg/cm2. Tính nén lún cao a0-0,25=0,5÷0,8cm2/kg, đất chứa nhiều tạp chất hữu cơ chưa phân hủy, kết cấu kém chặt, độ sệt lớn B=0,9÷>1 dẫn tới đất có tính xói mòn cao. Lớp này phân bố đều khắp khu vực lòng sông có chiều dày từ 7÷10m. Nền móng công trình không thể đặt trực tiếp lên lớp này. Dưới lớp đất yếu này là lớp cát pha, hạt nhỏ có nguồn gốc trầm tích biển. Lớp này có chiều dày lớn hơn 14 m phân bố đều trên diện rộng, hầu hết nằm ở chiều sâu từ 10m÷12m kể từ đấy sông. Chỉ tiêu cơ lý là ø 18057, C= 0,04kg/cm2, a0-1=0,021cm2/kg, độ chặt tương đối B =0,51. Dưới lớp cát này là cuội sỏi.

 

Download (PDF; 1,22MB)

www.vncold.vn