Mô hình sử dụng tổng hợp nguồn nước phục vụ phát triển sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp bền vững cho các tiểu vùng sinh thái duyên hải miền Trung

15/01/2009 08:46

8

MÔ HÌNH SỬ DỤNG TỔNG HỢP NGUỒN NƯỚC

PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT

NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP BỀN VỮNG CHO

CÁC TIỂU VÙNG SINH THÁI DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

 

Thượng nguồn sông Kôn (Bình Định), nơi xây dựng đập Định Bình

 

GS.TS. Lê Sâm

ThS. Nguyễn Văn Lân

ThS. Nguyễn Đình Vượng

 

TÓM TẮT

Duyên hải miền Trung là vùng đang được đẩy mạnh trong công cuộc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, qui hoạch phát triển các cụm dân cư cùng với các cơ sở chế biến, phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ...vv sẽ cần một lượng nước ngọt rất lớn cho việc phát triển sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp bền vững. Với mục tiêu này, việc cấp nước đang là nhiệm vụ hàng đầu của các địa phương vùng duyên hải. Vấn đề đặt ra là cần đánh giá lại hiện trạng khai thác sử dụng nước, năng lực các nguồn cấp, nhu cầu nước phục vụ cho các ngành kinh tế, cân bằng cung - cầu để có các mô hình/giải pháp sử dụng hiệu quả bền vững nguồn nước cho các mục tiêu khác nhau.

Từ khóa : duyên hải miền Trung, nguồn nước, tiểu vùng sinh thái, 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Duyên Hải Miền Trung (DHMT) là vùng đất nằm kẹp giữa một bên là biển, một bên là núi, địa hình phức tạp, bị chia cắt, sa mạc hóa, có ưu thế về nông nghiệp, rừng, thủy sản, diêm nghiệp, du lịch và cảng biển. Nghịch lý của vùng là mùa mưa thì bị lũ quét, xói mòn do sông suối dốc, ngắn, mùa khô thì khô hạn nặng nề, có nhiều nới bị cát bay uy hiếp cả làng xóm và đồng ruộng , nguồn nước khô kiệt. Các sông suối bị cạn kiệt, nhiễm mặn, ô nhiễm chất thải từ công nghiệp, chăn nuôi, chế biến... dẫn đến nhiều xáo trộn lớn cho đời sống và phát triển sản xuất.

Để phát triển kinh tế, xã hội vùng DHMT theo hướng hiện đại, bền vững, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện, bài bản theo quan điểm hệ thống. Một trong những nghiên cứu quan trọng đặt nền móng cho phát triển vùng DHMT là nghiên cứu xây dựng các mô hình sử dụng nước kinh tế, kỹ thuật, phục vụ phát triển nông, lâm, ngư  nghiệp bền vững ở các tiểu vùng sinh thái. Từ đó bổ sung, hoàn thiện lại các kịch bản phát triển và mô hình khai thác thích hợp các nguồn nước trong mối quan hệ tổng thể cả vùng DHMT theo tiêu chí hiệu qủa và bền vững.

 

2. TIỀM NĂNG NGUỒN NƯỚC DHMT.

-Lượng mưa phân bố không đều trong năm, do phụ thuộc địa hình, địa lý, mùa mưa tập trung tới 70- 90% lượng mưa năm. Lượng mưa cũng phân bố không đều theo vùng, tại Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế) là 8340mm/năm, trong khi đó vùng Phan Rang chỉ có khoảng trên 700mm/năm.

- Mưa tăng dần theo cao độ địa hình.

- Lượng mưa ngày và mưa trận lớn nhất cũng biến đổi mạnh theo không gian và thời gian. Lượng mưa trận cũng có trị số cao vào loại nhất nhì nước, trận mưa 4 ngày ở Bạch Mã đạt tới 2008mm, vùng Bầu nước (Hà Tĩnh) trận mưa trên 2000mm.

- Thời gian không mưa tăng dần từ bắc vào nam, đặc biệt vùng Ninh Thuận, Bình Thuận đã xuất hiện những thời gian không mưa kéo dài từ 7-8 tháng.

 

Download (PDF; 584KB)
(/modules/cms/upload/10/PhatTrienNuoc/BC1-TH_MienTrung_15_01_09/BC1-TH_MienTrung.pdf)