Sự kiện vỡ đập hồ nước vùng ZHUMADIAN. [10/4/09]

11/04/2009 09:59

35

SỰ KIỆN VỠ ĐẬP HỒ NƯỚC VÙNG ZHUMADIAN (TRÚ MÃ ĐIẾM) NĂM 1975

THẢM HỌA VỠ ĐẬP LỚN NHẤT TRÊN THẾ GIỚI

 

Tháng 8 năm 1975, mưa đặc biệt lớn ở thượng nguồn sông Hoài dẫn đến trận Đại hồng thủy, 2 trong tổng số 10 hồ nước lớn (hồ nước Bản Kiều và hồ nước Thạch Mạn Than) cùng với 58 hồ nước vừa và nhỏ khác vùng Zhumadian (Trú mã điếm) tỉnh Henan (Hà Nam) Trung Quốc bị vỡ đập do nước tràn đỉnh, 11 triệu mẫu đất nông nghiệp bị phá hoại, 11 triệu người bị bị ảnh hưởng, hơn 26 nghìn người chết, 5.96 triệu ngôi nhà bị phá hủy, cuốn trôi 3.743 triệu con gia súc gia cầm, 102 km tuyến đường Bắc Kinh – Quảng Châu dọc tuyến Nam Bắc Trung Quốc bị phá hoại, ách tắc giao thông 18 ngày, thiệt hại kinh tế gần 10 tỉ NDT, trở thành một trong những thảm họa vỡ đập lớn nhất trên thế giới. Sự kiện này được thế giới gọi chung là “Sự kiện vỡ đập hồ nước Bản Kiều”.

Phạm vi ngập lụt trận Đại hồng thủy “75.8” (phần mầu sáng trên hình vẽ)

 

Thông số cơ bản hồ đập Bản Kiều:

-          Loại hình đập: đập đất

-          Chiều cao đập lớn nhất: 25m

-          Dung tích hồ lớn nhất thiết kế: 492 triệu m3

-          Lưu lượng tháo lớn nhất thiết kế: 1720 m3/s

 

Quá trình vỡ đập Bản Kiều:

-          Ngày 05/08/1975: 8h sáng, mực nước hồ là 107.84m, vượt quá mực nước lũ cho phép 1.18m, vượt lượng nước phòng lũ 32 triệu m3. 17h, ở trên lưu lực bắt đầu có mưa lớn, lượng mưa rơi đo tại trạm quan quan trắc Bản Kiều là 448.1mm.

-          Ngày mùng 06: vào lúc 1h sáng, mực nước hồ đo được là 110.85m. 5h48’mực nước đạt đến 112.06m, cửa van đường tràn lũ mở được 0.5m. 6h17’ độ mở cửa là 1.0m. 22h nhận được chỉ đạo từ cấp trên, tháo nước hồ 400m3/s trong đó 300m3/s tháo qua đường tràn, 100m3/s tháo qua cống, yêu cầu độ mở cửa van nâng cao lên 2.5m và cống mở hoàn toàn.

-          Ngày mùng 07: mưa bắt đầu tạnh nhưng mực nước tiếp tục tăng lên. 10h, mực nước hồ vượt quá đường mực nước cảnh giới, tình hình rất căng thẳng. 12h mực nước hồ là 114.12m, đường tràn phụ bắt đầu được mở tự do. Để ngăn ngừa bể tiêu năng bị phá hoại, hạ cửa cống từ cao 3m xuống còn 2m. 17h30 cửa van đường tràn mở đến 2.3m. Đến 20h30, khi mực nước trong hồ là 116.05m mới có 4 cửa van được mở hoàn toàn, đồng thời quân đội bắt đầu phát tín hiệu cảnh bảo.

-          Ngày mùng 08: 1h sáng, mực nước hồ đạt đến 117.94m, tương ứng dung tích hồ là 613.1 triệu m3, mực nước vượt qua tường phòng lũ 0.3m. Lúc này nhân viên quan trắc thủy văn chỉ có cách tốt nhất là lui về dốc núi bờ Nam, đánh dấu ở trên cây để ghi lại mực nước.

Thảm cảnh đập Bản Kiều sau khi bị lũ phá vỡ

Đỉnh đập và tường chắn sóng đập Bản Kiều sau trận lũ

Tuyến đường sắt Bắc Kinh – Quảng Châu bị phá hoại

Một lượng lớn người dân Nhữ Hà (tỉnh Hà Nam) phải di dời

Ngấn nước ở trên cây cách hạ lưu đập Bản Kiều 6km

  

 

Nguyên nhân vỡ đập:

-          Mưa lớn liên tục trong nhiều ngày. Ngày 5/08 lượng mưa đo được là 672mm, ngày 6/08 cường độ mưa giảm nhưng vẫn ở mức 514mm, ngày 7/08 cường độ mưa lại tăng lên đạt đến 1005mm. Bất kể là lượng mưa trong 1 giờ hay là lượng mưa trong 3 giờ, bất kể là lượng mưa trong 6 giờ hay là lượng mưa trong 12 giờ, bất kể là lượng mưa trong 1 ngày hay là lượng mưa trong 3 ngày đều cao hơn lượng mưa đã từng ghi được ở các trạm đo.

-          Thời điểm đó hai trung tâm mưa lớn nhất chính là thượng lưu hai hồ nước Bản Kiều và Thạch Mạn Than thượng lưu sông Hoài, lượng mưa rơi 3 ngày vượt quá 1600mm. Do lượng mưa rơi lớn, hồ nước không có dự phòng, mực nước tăng lên rất nhanh vượt qua cả mực nước cảnh giới, nước tràn đỉnh đập dẫn đến vỡ đập.

-          Nguyên nhân vỡ đập có rất nhiều, điều kiện môi trường khí hậu, điều kiện địa hình vùng hồ, sai xót trong trong thiết kế… nhưng nguyên nhân trực tiếp nhất chính là gỉ cửa van đường tràn xả lũ, không có khả năng mở khẩn cấp nên gây ra sự cố, là một tai nạn do lỗi con người tạo ra.

-          Đập bị vỡ là vào lúc 1h sáng ngày 8/08 nên mọi người vẫn đang ngủ vì vậy thiệt hại về người và của tương đối lớn.

 

 

Đập Bản Kiều ngày hôm nay

Tràn xả lũ sau khi sửa chữa khôi phục

Bia kỷ niệm khôi phục xây dựng hồ chứa nước Bản Kiều

 

 

Vũ Hoàng Hưng

NCS Học viện Công trình thủy lợi thủy điện

Đại học Hà Hải, Trung Quốc
(www.vncold.vn)