Hồ Tả Trạch tỉnh Thừa Thiên Huế. [17/4/09]

16/04/2009 22:46

15

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CÔNG TRÌNH HỒ TẢ TRẠCH

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

            Công trình Hồ chứa nước Tả Trạch đã được www.vncold.vn giới thiệu qua một số tin và ảnh trong quá trình thi công. (/Web/Content.aspx?distid=1722; và /Web/Content.aspx?distid=702  )

            BBT tiếp tục giới thiệu các thông tin về công trình này qua tư liệu được cộng tác viên Nguyễn Hồng Sơn cung cấp.

Bản đồ vị trí công trình Tả Trạch

 

1. Nhiệm vụ của công trình: 
      - Chống lũ tiểu mãn, lũ sớm; giảm lũ chính vụ cho hệ thống sông Hương.
      - Cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp với lưu lượng Q = 2,0 m3/s.

- Tạo nguồn nước tưới ổn định cho 34.782 ha đất canh tác thuộc vùng đồng bằng sông Hương.

- Bổ sung nguồn nước ngọt cho hạ lưu sông Hương để đẩy mặn, cải thiện môi trường vùng đầm phá, phục vụ nuôi trồng thủy sản với lưu lượng Q=25,0 m3/s.

- Phát điện với công suất lắp máy N = 19,5 MW.

2. Các thông số cơ bản của hồ chứa:

     - Diện tích lưu vực:                                       717 km2.

     - Mực nước lũ thiết kế (PTK = 0,5%):              + 50,00m.

     - Mực nước lũ kiểm tra (PKT = 0,1%):            + 53,07m.

     - Mực nước dâng bình thường:                      + 45,0m.

     - Mực nước trước lũ:                                     + 25,0m

     - Mực nước chết:                                           + 23,0m

     - Dung tích toàn bộ:                                      646 x 106m3

     - Dung tích cắt lũ ứng với P = 0,1%:            556,2 x 106m3

     - Dung tích cắt lũ ứng với P = 0,5%:            435,9 x 106m3

     - Dung tích chết:                                             73,4 x 106m3

 

Ảnh phối cảnh 3 chiều cụm công trình đầu mối

 

3. Quy mô, kết cấu các hạng mục công trình chính:

3.1. Đập không tràn: Gồm 01 đập chính và 04 đập phụ

a) Đập chính:

     - Tuyến đập: Tuyến IIb

     - Cao trình đỉnh đập :                       + 55,00

     - Cao trình đỉnh tường chắn sóng:  +56,0m

     - Chiều cao lớn nhất của đập :           60 m

     - Chiều dài đỉnh đập :                                  1.187 m

     - Chiều rộng mặt đập :                                 10 m

     - Hình thức, kết cấu: Đập đất đá hỗn hợp, gồm 3 khối:

     + Khối gia tải thượng lưu: Dùng các lớp đá phong hoá hoàn toàn và phong hoá mạnh (ký hiệu lớp 5, lớp 6), đất đá đào móng tràn 

     + Khối chống thấm giữa đập: Dùng đất á sét lớp 2b, đắp đến cao trình +53,30m. Nối tiếp giữa khối chống thấm thân đập với khối gia tải hạ lưu là lớp cát lọc.

     + Khối gia tải hạ lưu: Sử dụng đất đá đào móng tràn.

     + Tường chắn sóng cao 1,0m bằng BTCT. Đỉnh đập trải bê tông át phan dày 7cm trên các lớp đá dăm cấp phối.

     + Độ dốc mái: Tính từ đỉnh đập xuống, thượng lưu: 1:3,0; 1:3,50; 1: 4,0, hạ lưu: 1:2,75; 1:3,50; 1:4,0.

     + Tiêu nước thân đập kiểu dải lọc ống khói kết hợp đống đá tiêu nước hạ lưu.  

     + Gia cố mái thượng lưu: Bằng BTCT đổ tại chỗ, dày (15-25)cm, dưới là các lớp dăm và cát lọc…

                        + Gia cố mái hạ lưu: Trồng cỏ bảo vệ, trong các ô vuông (3,0x3,0)m.

- Xử lý nền đập: Khoan phụt xi măng tạo màng chống thấm trên toàn tuyến đập trong phạm vi chiều sâu nền có hệ số thấm lớn hơn giới hạn cho phép. Xử lý các đứt gãy bằng trám mặt BTCT và khoan phụt sâu.

- Hệ thống quan trắc: Bố trí các tuyến quan trắc chính gồm mặt cắt đại diện cho khu vực lòng sông, khu vực thềm sông và hai vai đập.

Hình vẽ: Mặt cắt ngang điển hình của đập chính

 

b) Các đập phụ:

Thông số

Đ. vị

ĐP1

ĐP2

ĐP3

ĐP4

- Cao trình đỉnh đập

m

56,0

56,0

56,0

56,0

- Chiều rộng mặt đập

m

8,0

8,0

8,0

8,0

- Chiều dài đỉnh đập

m

117,5

<