Trả lời thư bạn đọc về PIM. [25/4/09]

23/04/2009 16:13

18

Trả lời thư bạn đọc về PIM

 

BBT. Sau khi đọc một số bài về lĩnh vực quản lý tưới có sự tham gia của nhà nông (Participatory Irrigation Management- PIM), độc giả Mạnh Tuyên đã gửi thư đến BBT như sau:

Tôi là người làm việc trong lĩnh vực quản lý thủy nông nên khá quan tâm đến diễn đàn PIM ở trong nước. Tôi cũng được biết là ông Nguyễn Xuân Tiệp là một trong số các chuyên gia có kinh nghiệm về PIM ở Việt Nam. Qua bài viết của ông, tôi có cảm nhận rằng khung pháp lý và những hỗ trợ kỹ thuật nhằm thúc đẩy PIM phát triển ở Việt Nam dường như đã đầy đủ. Xin ông bớt chút thời gian chia sẻ cùng đồng nghiệp những vấn đề sau:

- Lý do dẫn đến chưa thành công trong lĩnh vực quản lý tưới có sự tham gia ở nước ta (vì tôi thấy có vẻ như PIM chưa thể mở rộng được, có thể nhận xét của cá nhân tôi là không chính xác)?

- Nếu có thể mong ông giới thiệu một vài mô hình PIM thành công ở trong nước để chúng tôi có điều kiện học hỏi?

- Liệu các mô hình này có thể áp dụng ra những vùng khác được không?

- Theo ông thì bao giờ PIM ở Việt Nam sẽ được triển khai như ý tưởng trong Lộ trình PIM?

- Tại sao ý tưởng về thúc đẩy phát triển PIM vẫn chỉ là ý tưởng?

- Ông có lời khuyên nào cho các địa phương và nông dân nhằm thực hiện tốt khung chiến lược PIM?

Xin trân trọng cảm ơn ông!”

Chúng tôi đã chuyển thư của bạn đọc đến ông Nguyễn Xuân Tiệp, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm hiện nay về tổ chức PIM ở nước ta, đồng thời là tác giả của nhiều bài về chủ đề này trên www.vncold.vn  và nhận được bài trả lời dưới đây. Xin chuyển đến độc giả Mạnh Tuyên và bạn đọc xa gần.

 

Kính gửi Bạn Mạnh Tuyên :

 

BBT đã chuyển thư của Bạn cho tôi.


Tôi cảm ơn bạn đã quan tâm đến PIM và đã có những câu hỏi thú vị . Nhưng với khả năng của mình tôi xin được chia sẻ với bạn một cách chân thành về những điều bạn đang trăn trở quan tâm. 
 


-  Nếu như bạn đã làm việc trong lĩnh vực thủy nông (như bạn nói) thì chắc bạn biết rõ PIM ở nước ta đang ở vị trí nào ? Bạn có thể đọc tham khảo bài viết đăng trên Tạp chí Tài nguyên nước số tháng 5 – 2005 và tháng 6 – 2006 về “ Một số nhận xét mô hình PIM ở Việt nam “ của Tôi và Bạn Việt Thanh (Viện Khoa học thủy lợi) thì nội dung của bài viết đã trả lời phần lớn câu hỏi của bạn rồi đấy .


-  Tôi muốn được biết vị trí công tác của bạn hiện nay ? Nếu bạn làm công tác Thủy nông và quan tâm nghiên cứu về PIM thì không thể nói  rằng PIM “
chưa thành công trong lĩnh vực quản lý tưới có sự tham gia ở nước ta (như thư bạn). Bởi vì PIM (nội dung) ở nước ta đã có từ thế kỷ 18, 19. Nông dân đã khẳng định được rằng “ Thủy lợi là công việc của cộng đồng “ và từ những năm thập kỷ 60, của thế kỷ 20 Đảng, Nhà nước đã có chủ trương phát triển tổ đổi công, hợp tác xã nông nghiệp ở nông thôn. Chính đó là nội dung của PIM.


-  Nếu bạn đọc lại những lời Bác Hồ dạy ( có thể coi là về PIM ) nhiều Nghị quyết của Đảng ( Bạn có thể đọc trong sách ND tham gia QLKTCTL của nhà xuât bản NN – Đã tái bản 2009 ) thì PIM ở nước ta đã có “bề dày” đấy . Tuy nhiên chưa thể nói PIM ở nước ta đã phát triển đến mức “ bền vững “ như mọi người mong muốn và cũng không thể nói PIM đã không thành công ( vì nó phát triển đa dạng, nhiều phương thức hoạt động, hiệu quả ở mức độ khác nhau )   …Vì thế PIM không phải “ vẩn chỉ là ý tưởng “ như bạn đã nói trong thư . Mặt khác trong bài viết mà bạn ( và tôi ) đã đọc thì tác giả cũng chỉ muốn nói là : “ không nên tốn công sức dự thảo qui trình thành lập TỔ CHỨC HỢP TÁC DÙNG NƯỚC (HTDN)” vì có lẽ qui trình này đã có rồi , và sau khi đọc cả bài thì tôi lại hiểu tác giả không khẳng định như bạn đã “
cảm nhận rằng khung pháp lý và những hỗ trợ kỹ thuật nhằm thúc đẩy PIM phát triển ở Việt Nam dường như đã đầy đủ  

  Nếu bạn nghiên cứu thì thấy các văn bản pháp lý tuy chưa phải là đủ, nhưng cũng không thể nói là thiếu đến nỗi không thể xây dựng được mô hình PIM, mà cái còn thiếu ở đây chủ yếu là sự hỗ trợ kỹ thuật ( thực thi ) lại là nội dung thuộc về cán bộ, phải chịu trách nhiệm có phải không bạn Tuyến ? Chính bạn và tôi ( làm công tác thủy nông ) phần nào cũng phải gánh chịu trách nhiệm đấy  

 

-  Theo tôi được biết , hiện nay Viện Khoa học Thủy lợi đang triển khai nhiều dự án về PIM ( JICA, WB, AFD.. ) trên địa bàn nhiều tỉnh và đã nghiên cứu nhiều đề tài về PIM và liên quan, đã xây dựng nhiều mô hình về PIM Đặc biệt ở đây đã thành lập Trung tâm tư vấn về PIM ( CPIM ) duy nhất của cả nước với nhiều chuyên gia về PIM “cấp quốc gia”, “ cấp quốc tế “…Đây chính là địa chỉ tin cậy nhất để giới thiệu cho bạn tìm đến những mô hình mà họ đã thành công để bạn tham quan .

 

-  Còn phần tôi cũng có thể giới thiệu cho bạn, nhưng thấy không cần thiết và hiện nay tôi đã và đang cùng với cán bộ một số Viện nghiên cứu, sinh viên môt số trường Đại học, một sô tổ chức NGOs, quốc tế đang tiếp tục triển khai nghiên cứu về vấn đề các chính sách tác động vào PIM ? và đã phối hợp một số chuyên gia quốc tế, trong nước đang biên tập cuốn sách có nội dung tương tự , kết quả tôi sẽ công bố trên trang Web này và sẽ thông báo cho bạn biêt, chắc chắn sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về PIM mà bạn mong muốn biết

 

-  Qua câu hỏi của bạn ( câu cuối về lộ trình ) thì tôi muốn hỏi thật bạn là : Bạn đã đọc bản lộ trình chưa ? trong đó đã chỉ rõ trách nhiệm của các cấp, các tổ chức… và cả đơn vị của bạn ( nếu là bạn ở trong ngành nông nghiệp ) Câu hỏi đặt ra là các đơn vị bao gồm cả đơn vị của bạn đã thực hiện được nội dung của bản lộ trình này chưa ? Theo tôi được biết ngay cả một số đơn vị thuộc Bộ NN và PTNT cũng chưa thực hiện theo lộ trình

Bác Hồ dạy : “ Chủ trương Một – Giải pháp Mười – Quyết tâm phải Hai mươi “ Có nghĩa là PIM vẩn còn thiếu sự quyết tâm ( trong đó có sự nhiệt tình, quan tâm ) nên PIM vẩn chưa đảm bảo bền vững . Nếu nhiều người quan tâm như bạn Tuyến thì chắc chắn PIM sẽ thành công theo đúng như ý muốn có phải không bạn Tuyến

 

Cũng như mọi người, bạn có thể hẹn gặp tôi, hoặc trao đổi qua điện thoại, cho tôi biết địa chỉ tôi sẵn sàng tiếp chuyện với bạn, biết đâu chúng ta lại ý hợp tâm đầu sẽ góp phần cho PIM ở nước ta phát triển bền vững./.              


Nguyễn Xuân Tiệp


(
www.vncold.vn)