Thư bạn đọc 4 và 5/2009. [11/5/09]

12/05/2009 15:54

14

Thư bạn đọc 4 và 5 / 2009

 

Bạn Hoàng Đăng Trực

Tôi muốn download các bài đã đăng lên mạng về nhưng khi tải về thì không đọc được fông chữ. Tôi muốn xin một số tài liệu liên quan đến các công trình thuỷ lợi. Xin cảm ơn!

BBT. Các bài trên www.vncold.vn đều có thể được tải về. Phần lớn đều dùng font chữ  đọc được với Unicode (bạn có thể tải về và dùng phần mềm UniKey trong mục “Phần mềm thông dụng” từ trang chủ). Bạn cho biết cụ thể gặp khó khăn khi đọc & tải bài nào. www.vncold.vn thường xuyên chuyển đến độc giả những tài liệu liên quan đến công trình thủy lợi. Nếu cần tài liệu cụ thể nào thì bạn có thể liên hệ với BBT.  

 

Bạn Nguyen Tung    tung45c2@vncold.vn

Kính chào BBT! Mấy ngày gần đây không vào được trang web   của Hội và xuất hiện cảnh báo trang web có thể gây hại cho máy tính của tôi. Vậy mong BBT giải đáp và đưa ra biện pháp để tôi có thể vào web được.

Xin chân thành cảm ơn!

BBT. Đây là 1 dạng cảnh báo của trình duyệt firefox, tạm thời có thể bỏ nó như sau:

Trong firefox, chọn tools / options / securities -> bỏ chọn mục: Tell me if the site I'm visiting is a suspected attach site. Chúc bạn xử lý có kết quả để thường xuyên đến với www.vncold.vn

 

Bạn Dinh Van Hoang

Cho tôi gửi lời cảm ơn bạn Phạm Hồng Hải rất nhiều vì đã cung cấp tài liệu “Định mức dự toán 24 ban hành theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005” cho mọi người tham khảo.

BBT. Xin chuyển lời cảm ơn của độc giả đến  bạn Phạm Hồng Hải.

 

Bạn To Ba Thanh

Cho tôi hỏi là tính đến thời điểm năm 2009 này thì Định mức xây dựng công trình nào là mới nhất và có giá trị sử dụng. Và định mức này có phân biệt các ngành thủy lợi với các ngành khác không hay là chung cho tất cả các nghành? Rất mong nhận được tin phản hồi. Xin cảm ơn!

BBT. Chúng tôi chuyển câu hỏi của bạn tới Cục Quản lý Xây dựng công trình (Bộ Nông nghiệp & PTNT) để đề nghị giải đáp.

 

Các bạn Bùi Quốc Tuấn, Mạnh Tuyên

Về “PIM” và miễn giảm thuỷ lợi phí

BBT. Ý kiến của các bạn đã được thảo luận trong mục “Hộp thư bạn đọc”. Ngoài ra, BBT còn nhận được thư của bạn Ngô Tuấn Sơn trao đổi về các chủ đề này như sau:

Thưa các đồng nghiệp,

Tôi là một người đang học tập, làm việc ở nước ngoài. Tôi rất hay truy cập website của Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước. Phải nói rằng, website này thực sự là tốt nhất trong số các trang điển tử liên quan đến thuỷ lợi và tài nguyên nước ở trong nước. Trước đây tôi cũng đã từng quan tâm đến lĩnh vực quản lý tưới có sự tham gia (Participatory Irrigation Management). Nhân dịp có diễn đàn liên quan đến PIM ở Việt Nam trên trang thông tin điện tử của Hội, mặc dù không còn trực tiếp nghiên cứu về vấn đề này nhưng tôi cũng xin mạn phép chia sẻ với các đồng nghiệp một số điểm như dưới đây:

Trước hết, xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp Mạnh Tuyên và chuyên gia Nguyễn Xuân Tiệp về những ý kiến trao đổi vô cùng thú vị. Đây là thông tin rất quí đối với những ai quan tâm đến PIM nói chung và cá nhân tôi nói riêng.

Về Bản lộ trình PIM ở Việt Nam, xin bật mí với đồng nghiệp Mạnh Tuyên, tài liệu này được đăng tải trên mạng. Có thể download nếu như đồng nghiệp chưa có.

Về trăn trở của đồng nghiệp Mạnh Tuyên liên quan đến “chưa thành công trong lĩnh vực quản lý tưới có sự tham gia ở nước ta” theo tôi là có cơ sở. Thứ nhất, mặc dù chuyên gia Nguyễn Xuân Tiệp cho là PIM ở Việt Nam có thành công với một loạt các dẫn chứng từ thế kỷ 18, 19 đến nay nhưng tôi vẫn cho là chưa hoàn toàn thoả đáng. Bởi lẽ, nếu đó được coi là thành công thì không cần thiết phải có Lộ trình PIM và cũng không cần phải thảo luận. Có cùng suy nghĩ với bạn, tôi cho rằng cần đánh giá đúng thì mới giúp PIM Việt Nam có cơ hội tiến xa hơn được. Thứ hai, nói đến “thành công” trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần xem xét 2 khía cạnh: 1) Mục đích của hành động (Targets) và 2) Kết quả đạt được của hành động (Achievements). Như vậy, theo những gì được đề xuất trong Lộ trình PIM và những gì chuyên gia Nguyễn Xuân Tiệp đề cập (“một số đơn vị thuộc Bộ NN và PTNT cũng chưa thực hiện theo lộ trình”) thì rõ ràng là kết quả triển khai PIM (theo Lộ trình) là chưa thành công. Thứ ba, một trong số các nguyên tắc khi phát triển PIM là phải đảm bảo sự tham gia quản lý tưới của cộng đồng một cách tự nguyện, không chịu sức ép của bất cứ ai. Do vậy, quan điểm của tôi là việc “một số đơn vị thuộc Bộ NN và PTNT cũng chưa thực hiện theo lộ trình” có ảnh hưởng đến thành công của Lộ trình PIM ở Việt Nam. Nhưng ngược lại, không thể loại trừ khả năng Lộ trình PIM chưa thuyết phục được các nhà hoạch định và thực hiện chính sách cũng như người dân ở trong nước (đây chỉ là câu hỏi, không phải khẳng định)? Theo tôi biết, ở nhiều nơi trên thế giới, hiệu quả và tính bền vững của các mô hình quản lý tưới có sự tham gia vẫn là vấn đề đang bị hoài nghi (xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó có cả vấn đề nhận thức). Vì vậy, rất khó nếu nói rằng sẽ có một hình mẫu chuẩn về quản lý tưới có sự tham gia (PIM model) để nhân rộng. Cũng do đó, hết dự án này đến dự án khác quan tâm xây dựng PIM model nhưng đây vẫn là lĩnh vực tiếp tục cần nghiên cứu và dường như không dễ để trả lời những câu hỏi của đồng nghiệp.

Bên cạnh vấn đề trao đổi trên đây, để làm rõ những điểm băn khoăn của đồng nghiệp liên quan đến sự thành công của Lộ trình PIM ở Việt Nam, theo tôi, chúng ta cần phân biệt rõ hai khái niệm: PIM (quản lý tưới có sự tham gia) và IMT (Irrigation Management Transfer - chuyển giao quản lý tưới). Vì đúng như chuyên gia Nguyễn Xuân Tiệp nói, PIM đã hình thành ở Việt Nam từ rất lâu (ở các mức độ khác nhau) song cần nhận định rằng, để chuyển giao quản lý tưới (theo mong muốn của các chuyên gia quản lý và Chính phủ) và thực hiện Lộ trình PIM thành công thì còn gặp nhiều thách thức.

Xin trân trọng cảm ơn Ban biên tập và các đồng nghiệp cùng quan tâm, chia sẻ.

 

Bạn Kamikalaze     0932.218.777

Về Thuỷ điện Chiêm Hoá

BBT. Thông tin của bạn đã được đăng tải trong mục “Đập ở Việt Nam”. Rất cảm ơn đã quan tâm và cung cấp những thông tin hữu ích.

 

Ông Vĩnh Phong

Kỹ sư thủy lợi hưu trí

126 chemin de Plate Rousset, 38330 Biviers, France

Về tunen dẫn dòng thi công đập Tả Trạch

BBT. Ý kiến của ông đã được trao đổi & giải đáp trong mục “Hộp thư bạn đọc”. Rất mong ông tiếp tục liên hệ và cộng tác với www.vncold.vn

 

Ngoài ra BBT nhận được nhiều thư của độc giả bày tỏ sự quan tâm và chia xẻ với các bài viết của TS. Tô Văn Trường & GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Trân về dự án khai thác quặng bôxit tại Tây Nguyên.

 

www.vncold.vn