Tài liệu về lưu vực và hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình. [20/5/09]
19/05/2009 11:24
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG LƯU VỰC
SÔNG HỒNG – SÔNG THÁI BÌNH
1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình là một lưu vực sông liên quốc gia chảy qua 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 169.000km2 và diện tích lưu vực của hai sông này trong lãnh thổ Việt Nam vào khoảng 87.840km2. Châu thổ sông nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt
Đây là con sông lớn thứ hai (sau sông Mêkông) chảy qua Việt
Lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình được giới hạn từ 20023’ đến 25030’ vĩ độ Bắc và từ 1000 đến 107010’ kinh độ Đông.
+ Phía Bắc giáp lưu vực sông Trường Giang và sông Châu Giang của Trung Quốc.
+ Phía Tây giáp lưu vực sông Mêkông.
+ Phía Nam giáp lưu vực sông Mã.
+ Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.
Phần lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình trên lãnh thổ Việt Nam có vị trí địa lý từ: 20023’ đến 23022’ vĩ độ Bắc và từ 102010’ đến 107010’ kinh độ Tây.
Hình 1.1: Bản đồ lưu vực sông Hồng - Thái Bình |
1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH
Địa hình lưu vực sông Hồng có hướng dốc chung từ tây bắc xuống đông nam, địa hình phần lớn là đồi núi, chia cắt mạnh, khoảng 70% diện tích ở độ cao trên 500m và khoảng 47% diện tích lưu vực ở độ cao trên 1000m. Độ cao bình quân lưu vực khoảng 1090m.
Phía tây có các dãy núi ở biên giới Việt Lào, có nhiều đỉnh cao trêm 1800m như đỉnh Pu - Si - Lung (3076m), Pu - Den - Dinh (1886m), Pu - San - Sao (1877m). Những đỉnh núi này là đường phân nước giữa hệ thống sông Hồng với hệ thống sông Mê Kông. Trong lưu vực có dãy Hoàng Liên Sơn phân chia sông đà và sông Thao, có đỉnh Phan Xi Pan cao 3143m, là đỉnh núi cao nhất ở nước ta. Độ cao trung bình lưu vực của sông ngòi lớn, độ chia cắt sâu dẫn tới độ dốc bình quân lưu vực lớn, phổ biến độ dốc bình quân lưu vực đạt từ 10% đến 15%. Một số sông rất dốc như Ngòi Thia đạt tới 42%, Suối Sập 46,6%.
Địa hình lưu vực sông Thái Bình là địa hình dạng đồi, với độ cao phổ biến từ 50m đến 150m, chiếm 60% diện tích. Rất ít đỉnh cao vượt quá 1000m. Chỉ có một số đỉnh như Tam đảo có độ cao 1591m, Phia Đeng cao 1527m. Núi đồi trong hệ thống sông Thái Bình có hướng Tây bắc - Đông nam tồn tại song song với những vòng cung mở rộng về phía Bắc. Đồng bằng sông Hồng Thái bình được tính từ Việt Trì đến cửa sông chiếm hơn 70% diện tích toán lưu vực. Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 25m. Dọc theo các sông ở đồng bằng đều có đê chia cắt đồng bằng thành những ô tương đối độc lập. Vùng cửa sông giáp biển có nhiều cồn cát và bãi phù sa....
Về mặt hình thái, có thể chia vùng lưu vực sông Hồng – Thái Bình thành những khu vực chính như sau:
Về mặt hình thái, có thể chia vùng lưu vực sông Hồng – Thái Bình thành những khu vực chính như sau:
a) Vùng thượng lưu
Trên lưu vực sông Hồng có nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam hoặc Bắc Nam phân cách giữa các lưu vực:
- Dãy Vô Lương và Ai Lao có đỉnh cao trên 3000m, ngăn cách lưu vực sông Đà với sông Mê Công.
- Dãy Hoàng Liên Sơn có ngọn núi Phan Xi Phăng cao 3142m ngăn cách giữa sông Thao và sông Đà.
- Dãy Tây Côn Lĩnh có đỉnh cao 2419m ngăn cách giữa sông Lô và sông Thao.
- Các dãy Ngân Sơn, Tam Đảp có đỉnh cao từ 1000-2000m ngăn cách giữa Thái Bình với sông Lô. [1]
Các dãy núi đều có độ cao thấp dần từ Bắc xuống
Bảng 1.1: Bảng phân phối độ cao của lưu vực sông Hồng
Cao ®é |
Ph©n Trung Quèc |
PhÇn ViÖt |
Tæng céng | |||
(Km2) |
(%) |
(Km2) |
(%) |
(Km2) |
(%) | |
>3000 3000-2500 2500-2000 2000-1500 1500-1000 1000-500 <500 |
90 990 30860 30860 30860 15180 4910 |
0,1 1,2 38,0 38,0 38,0 18,7 6,0 |
25 155 11990 11990 20570 23550 |
0,04 0,25 9,70 9,70 9,70 3,70 8,60 |
115 1145 42850 42850 42850 35750 28460 |
|