Trả lời thư bạn đọc về PIM. [03/6/09]

02/06/2009 21:59

24

 

   Tôi mới trở lại Hà nội sau một chuyến đi dài ngày, được đọc thư bạn do BBT chuyển đến. Tôi rất vui vì có thêm một người “bạn đồng hành” cùng một mục tiêu. Mặc dầu rất bận, nhưng tôi vẩn phải giành thời gian để tâm sự với bạn để không phụ lòng bạn

  

 Tuy nhiên tôi cũng muốn nói với bạn rằng tôi không thể nào chia sẻ với bạn hết tất cả những điều bạn muốn, vì hiểu biết và trình độ có hạn, nên tôi chỉ có thể giới hạn trong nội dung mà bạn trao đổi , đó là Lộ trình thực hiện PIM và PIM đã thành công ở Việt nam hay chưa ?

 

Bạn đã “ bật mí ” là bạn đã được đọc bản Lộ trình thực hiện PIM trên trang Web của VNCOLD 

 Và tôi cũng muốn “ bật mí “ với bạn : Tôi là một trong số thành viên khởi xướng, sáng lập VNPIM ( 1998 ), CPIM (2005 ). Từ năm 1999 tôi cũng đã trực tiếp chỉ đạo và biên soạn Chiến lược phát triển PIM ở VN và thiết lập nội dung bản Lộ trình thực hiện PIM, Thông tư hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức HTDN. Sau gần 5 năm ( 2004 ) Ba văn bản này được thông qua và ban  hành mà bạn đã được đọc đấy

 

+   Về Lộ trình :

 

 

 

 Trong bản Lộ trình có một số nội dung phân giao một số đơn vị chủ chốt thực hiện ( kể cả đơn vị chức năng thuộc Bộ NN và PTNT ) nhưng một số đơn vị chưa thực hiện đầy đủ    

 Tuy nhiên nhiều địa phương đã triển khai thực hiện PIM ngay từ khi chưa có lộ trình và sau khi có Lộ trình, có địa phương đã thực hiện tốt và cũng có nhiều địa phương thực hiện chưa tốt..và không phải vì thế mà PIM ở VN đã bị “đình trệ”, mà thực tế PIM vẩn phát triển, nhưng ở mức chậm hơn ( so với yêu cầu của Lộ trình ) và cũng không phải vì thế để nói là PIM đã không thể “thành công” ở Việt nam

 

+   Về Thành công :

 

Nói đến thành công, tôi rất đồng tình với ý kiến của bạn đã khẳng định là: “…trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần xem xét 2 khía cạnh: 1) Mục đích của hành động (Targets) và 2) Kết quả đạt được của hành động (Achievements) Vậy thì Mục đích của PIM là gì ? và Hiệu quả của PIM ? . Theo cách nghĩ và cách làm thi các chuyên gia về PIM được coi là “tầm cở” quốc gia chưa hẳn đã có một sự thống nhất hoàn toàn để trả lời đúng câu hỏi này

 

Theo nhiều tài liệu đã tổng kết, ở Việt nam PIM đã có” bề dày” và đã thành công trên phạm vi 1 xã ( toàn xã ), phạm vi 1 huyện ( toàn huyện ) phạm vi 1 tỉnh ( toàn tỉnh ), chưa thành công trên phạm vi  nhiều tỉnh và cả nước ( có tài liệu đấy )

 

 

Vì thế ! Tôi đã trao đổi với Bạn Mạnh Tuyến ( trên trang Web cảu VNCLD) rằng “..Tuy nhiên chưa thể nói PIM ở nước ta đã phát triển đến mức “ bền vững “ như mọi người mong muốn và cũng không thể nói PIM đã không thành công ( vì nó phát triển đa dạng, nhiều phương thức hoạt động, phạm vi giới hạn và hiệu quả đạt được ở mức độ khác nhau )   …Vì thế PIM không phải “ vẩn chỉ là ý tưởng “ như bạn ( Mạnh Tuyến )   đã nói trong thư  của bạn ấy.

 

Tôi có may mắn đã đến nhiều địa phương ( có cả miền núi, ven biển, đồng bằng, vùng nghèo, vùng khó khăn ) có công trình thủy lợi đã xây dựng đang khai thác và đến cả vị trí sẽ xây dựng công trình đang chuẩn bị xây dựng thuộc các dự án đầu tư. Đặc biệt thời gian gần đây tôi đã được tiếp xúc với rất nhiều tổ chức dùng nước ( có cả mô hình tập thể và tư nhân với các tên gọi khác nhau, thậm chí có những tên gọi tôi chưa bao giờ được nghe nói đến, ví dụ : không gọi là tổ hợp tác mà lại gọi là “ Tập đoàn” ), đang hoạt động, mà không có bất cứ sự hỗ trợ nào từ các tổ chức “tài trợ”, các “dự án”. Tôi đã thật sự ngạc nhiên về hiệu quả đạt được thông qua hoạt động của tổ chức này theo đúng tiêu chí của PIM mà chúng ta mong muốn

 

 

 

Như vậy có thể nói rằng PIM ở Việt nam mới thành công trong phạm vi một mô hình, một xã, một huyện, một tỉnh và nó chưa thể nói “thành công” trong phạm vi cả nước.  

Đặc biệt ở Viêt nam đã hình thành một phương pháp luận về PIM Và như tôi đã trao đổi :

PIM ở nước ta phát triển đa dạng, nhiều phương thức, phạm vi kết quả hoạt động ( cả về phương pháp luận ) đạt được ở mức độ khác nhau ..có thể coi những kết quả đó cũng là một thành công hay không ? Riêng tôi luôn coi đó là một “thành công “ ( vì mô hình  thành lập, hoạt động đã đạt được mục tiêu và hiệu quả ) nhưng không phải trên phạm vi cả nước. Vì vậy vẩn còn nhiều vấn đề phải được tiếp tục giải quyết, nhằm đảm bảo được tính bền vững ( ngay cả những Tỉnh Huyện, Xã đã có PIM )

   

 Tôi đã đến nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước giàu, nước nghèo..cũng như bạn và nhiều người khác vẩn còn có hoài nghi về tính bền vững của các mô hình PIM vì nhiều nguyên nhân trong đó do các bên liên quan chưa quan tâm đúng mức, do các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội , các cơ chế, chính sách..trình độ dân trí ..của mỗi nước... Đặc biệt là vai trò của chính quyền các câp, cơ quan chuyên ngành, vai trò của cán bộ nhận thức chưa đầy đủ, chưa quan tâm và chưa sẵn sàng cho sự phát triển PIM bền vững. Ở nước ta cũng có không ít cán bộ ( kể cả cán bộ chủ chốt ) vẩn cho rằng PIM không thể thành công ở VN và PIM chỉ có thể thành công khi có “nhiều tiền” , có “dự án “, nên đã ít quan tâm, tham mưu, đề xuât, giải quyết, ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp, kịp thời, tạo điều kiện để phát triển PIM  Và cũng vì thế nhiếu trường hợp dự án kết thúc thì PIM trở về “điểm xuất phát”  . Quả thật “hết chỗ nói” rồi có phải không bạn Sơn

 

 

 

+   Trở ngại :

Và thông qua thực tế, kinh nghiệm thu được qua nhiều năm, tôi vẩn thấy có hai trở ngại do : Cán bộ (1) và Nhà nước (2) hay nói đúng hơ là sự “can thiệp” của Nhà nước

 

+   Kích cầu :

Trong khủng khoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay cho thấy “ Nhà nước có nhiều quyền lực, nhưng có quyền lực, chưa hẳn đã làm được gì , Nhà nước chỉ có thể làm được nhiều khi có khả năng điều chỉnh nhanh hơn, tác động kịp thời hưn, có nghĩa là cần có sự can thiệp của Nhà nước, nhưng sự can thiệp của Nhà nước như thế nào ? can thiệp đó để đi đến đâu ? mới là vấn đề khó và chỉ có Nhà nước mới làm được ( Lâu nay chúng ta hay nói Nhà nước can thiệp ( điều tiết ) thị trường..? ). Một bài toán Nhà nước đang sử dụng là “kích cầu” trong khủng khoảng kinh tế, nhưng kích cầu vào đâu ? “ vào cơ sở hạ tầng vì sau đó còn để lại cái cống, cái cầu giao thông “ ( GS.TS Pual Krugman – Noben 2008 ) ..kích cầu vào lãi suất ? “ cấp tiền “ ? hiệu quả hay không ? là câu hỏi đáng quan tâm

 Ở đây tôi muốn nói đến Nghị định 115 của Chính phủ cũng có thể coi là hình thức “kích cầu “ cho phát triển PIM, nhưng nếu “kích” vào cơ sở hạ tầng thủy lợi, đảm bảo hệ thống thủy lợi có chất lượng cao, xây dựng đồng bộ, khép kín dẫn nước thông suât sẽ đảm bảo cho cơ cấu tổ chức và hoạt động của IMC, WUG / WUA tốt hơn, người nông dân sẽ nhận được lợi ích nhiều hơn, theo tôi “kích cầu” đúng chỗ, sẽ thuận lợi cho PIM phát triển bền vững, nhanh hơn .

 Như vậy PIM thành công, phát triển bền vững, không thể thiếu vai trò của Nhà nước “can thiệp”, nhưng phải là “can thiệp” đúng chỗ, kịp thời -“can thiệp tích cực”. Nhưng hiện nay nhiều trường hợp chính quyền đã “can thiệp” gây tác động ngược lại - “can thiệp tiêu cực”, một số mô hình PIM ( nhất là mô hình tư nhân ) không phát triển bền vững, thậm chí đã không tồn tại được   

 

Nhưng nói đến “ can thiệp “ của Nhà nước không thể thiếu vai trò của cán bộ. Đây là vấn

đề lớn, tồn tại nhiều thập kỷ qua mà bạn cũng đã thấy rồi, trong đó tôi muốn nhấn mạnh đến năng lực cán bộ còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo đủ cả ba đức tính : Tâm – Trí – Dũng , trong đó Tâm ( đa mê ) phải là đầu tiên

 

Và nói đến cán bộ tôi lại muốn nói đến đào tạo. Đây là một đề tài được nhiều người bàn đến, nhất là trong lĩnh vực PIM, đào tạo chỉ mới được “quan tâm” trong các dự án đầu tư, nhưng sự quan tâm ấy đã đem lại kết quả đạt được chưa cao và chỉ đáp ứng được yêu cầu “ giải ngân “ của dự án, chưa thật sự quan tâm đến yêu cầu và lợi ích của đào tạo đem đến cho người được đào tạo ( người dân )..  

 

+   Đào tạo :

Về đào tạo, hướng dẫn thuộc lĩnh vực PIM, nhiều người đã phàn nàn rằng : mỗi chuyên gia ( được gọi là chuyên gia PIM ..) được chỉ định đảm nhận hướng dẫn ( đào tạo ) thực hiện PIM theo phong cách riêng của mình đã được “học ở đâu đó”, không cần quan tâm đến đối tượng đào tạo là “ai” ? và họ đang cần cái gì ?, chỉ cần tiến hành đào tạo theo yêu cầu của dự án ( phải giải ngân được )…trong nội dung đào tạo đã “ phức tạp hóa “ khái niệm về PIM “theo sách”, nhưng lại “ đơn giản hóa “ nội dung, yêu cầu về tổ chức, hoạt động, hiệu quả của PIM, thậm chí có ý kiến đã mô tả các khóa đào tạo, hướng dẫn nông dân, các chuyên gia đào tạo đã “Tây hóa “ quá nhiều cả về ngôn từ, nội dung, cách tiếp cận, và có lẽ đó là “Mốt” mà nhiều người ( giảng viên ) rất thích, không biết có phải vì họ đã không “ Việt hóa “ được do thiếu kiến thức thực tế, thiếu kinh nghiệm ?...

 

 Một số chuyên gia cho rằng khi tổ chức dùng nước được thành lập có tên gọi là “Hội, Hiệp hội” mới là mô hình của PIM. Gần đây tôi đi cùng một chuyên gia quốc tế “ đánh giá về PIM “ của một dự án, ông ấy đã cho rằng Viêt nam chưa thành lập” hội, hiệp hội người sử dụng nước”, chưa quản lý theo “biên giới thủy lực” vẩn theo địa giơi hành chính, chưa “chuyển giao quyền sở hữu tài sản”, chưa có “tư cách pháp nhân”, chưa “ tự chủ tài chính “..  nên chưa đáp ứng tiêu chí của PIM theo yêu cầu của Hiệp định Nhưng sau khi đi thực tế ở các địa phương để xem xét đánh giá, chuyên gia ấy mới rõ ra là : những khái niệm ấy đã có ở Việt nam ( rất Việt nam ) và đã phù hợp với khái niệm ghi trong Hiệp định. Việt hóa ?

 

Một tổ chức NGOs hiện đang tiến hành đánh giá về quản lý ở nhiều tỉnh có dự án thủy lợi đã có một bảng hỏi dựa trên các nội dung hướng dẫn của các tổ chức quốc tế . Tôi đã được đọc và trao đổi. Có rất nhiều nội dung, tôi xin trích một phần của nội  dung về “ Độ tin cậy đối với IMC ? “ phải theo các thang điểm :

4, Cung cấp đúng tiến độ cả về lưu lượng, thời gian và số lần

3, Cung cấp đúng tiến độ cả về lưu lượng, thời gian và số lần, nhưng đôi khi bị chậm

2, Cung cấp đúng tiến độ cả về lưu lượng, thời gian và số lần nhưng không đảm bảo   

về lưu lượng

1,  nhưng không đảm bảo về lưu lượng và số lần tin cậy < 50%

0, Lưu lượng, thời gian, số lần tưới không đảm bảo, hơn > 50% thời gian lưu lượng không đảm bảo

 Qua bảng hỏi này, cán bộ của IMC chưa hẳn đã trả lời được chỉ số về lưu lượng ( m3/sec ) , lượng nước ?

 Một nông dân ở một tỉnh miền trung khi được hỏi “ Vừa qua bác được hướng dẫn những điều gì ? “  “ Tôi nghe không rõ, tôi đoán chắc là thầy giáo đang nói đến PIN ( đèn ), PIN loại lớn, PIN loại bé mà nông dân chúng tôi thường dùng..mãi sau này tôi mới biết mình nghe nhầm ..và cũng chỉ biêt là trong đó chúng tôi phải bầu ông chủ nhiệm ” bác trả lời đơn giản. Đặc biệt là có bác nông dân khoe là “ tài liệu được học nhiều lắm, đang cất trong tủ “ đến nỗi người “giỏi chữ “ cũng không đọc hết được và dùng nhiều ngôn từ mà họ ít nghe, học xong họ được phát một phiếu hỏi ( đánh giá ) Tốt, Trung bình, Kém ..? và họ cũng không biết rõ là mình sẽ làm được gì ?

 

 Bạn Sơn ạ ! Thành công về PIM ? là thế đó, các yếu tố quyết định thành công có lẽ phải qua một cuộc hội thảo và tôi và bạn mới có thể chia sẻ với nhau hết được. Tôi nhận đước rất nhiều thông tin..hy vọng gặp được bạn ( trực tiếp hoặc qua các phương tiên thông tin khác ) và sẵn sàng giành nhiều thời gian chia sẻ cùng bàn bạc với bạn, điều đó cũng thể hiện “ cái Tâm”( nhiệt tình, tâm huyết ) của mình    

 

Nói thì dễ, nhưng làm mới là khó,chẳng khác gì “Tăng giá thì dễ, giảm giá thì không dễ”

Nhưng ngược lại giảm ( miễn ) thủy lợi phí thì dễ, thu sẽ khó hơn nhiều . Tuy nhiên trong lĩnh vực PIM nói ( để thông suốt ) cũng khó và làm thì còn khó hơn ? có phải không bạn Tuấn Sơn   
   Tôi chờ bạn nhé

 Chúc bạn khỏe

 

Nguyễn Xuân Tiệp, CCWR

(Địa chỉ, điện thoại, Email.. của tôi có trên trang Web của VNCOLD, Tôi cũng là thành viên của VNCOLD, CCWR..)