Thư bạn đọc 6/2009

06/06/2009 21:55

23

Thư bạn đọc 6/2009

 

le manh cuong (Góp ý cho bài viết “Giới thiệu công nghệ bê tông đá đổ trong xây dựng đập vòm”)

Việc đổ đá có kích thước đến 20cm trước đấy đến 150 cm mỗi lượt đổ, sau đó đổ vữa bê tông là không thỏa đáng, vì với chiều dày như vậy thì hỗn hợp bê tông (dù loãng đến đâu) cũng không thể lấp đầy các lỗ hổng trong khối đổ nếu không đầm. Theo tôi, tác giả nên tìm hiểu kỹ hơn công nghệ này!

BBT. Xin chuyển đến tác giả..

Trần Văn Ngọc

(Băn khoăn về xác định chiều cao đập)

Trong câu trả lời của BBT, khi xác định chiều cao đập thì xác định tại điểm thấp nhất là đúng theo TCN-285-2002. Tuy nhiên chưa rõ ở một khía cạnh là tính từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất của công trình hay tại mỗi mặt cắt xác định chiều cao từ điểm thấp nhất của mặt cắt đó đến đỉnh mặt cắt? Đây là vấn đề liên quan đến rất nhiều đến công việc của các cán bộ kỹ thuật không chỉ mới ra trường mà cả người đã công tác lâu năm vì Quy phạm đã không chỉ rõ khiến người áp dụng còn nhiều lúng túng. Rất mong ban biên tập ghóp ý. Xin trân trọng cảm ơn!

BBT. Đối với đập không tràn thì cao trình đỉnh đập ở mức như nhau tại mọi mặt cắt ngang. Khi có phần tràn thì đương nhiên ngưỡng tràn có cao trình thấp hơn, song phía trên thường có cầu giao thông ngang mức đỉnh đập và một số kết cấu khác bên trên. Có thể vận dụng tùy  từng trường hợp. Lấy cao trình đỉnh đập để có chiều cao đập. Lấy cao trình ngưỡng tràn khi tính toán cụ thể (kết cấu, vật liệu, thủy lực,..) cho mặt cắt phần đập tràn. 

Thao

(Góp ý cho bài viết “Tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng”)

Không hiểu gì, tôi không hiểu gì

BBT. Xin chuyển đến tác giả để giải thích thêm, nếu cần.

Minh Duc

(Về giáo trình Cơ học đất).

Cơ học đất là môn học rất khó, rời rạc. Nhưng khi đọc tài liệu này, tôi thấy cách giảng rành mạch, dễ hiểu, lô gich, lôi cuốn người đọc, không như một số sách khác

BBT. Xin chuyển đến tác giả..

Trương Thành Triển

(Xin download tài liệu)

Xin download tài liệu  "14TCN 20:2004 Đập đất – Yêu cầu kỹ thuật thi công đầm nén.", "14TCN 2:1985 Công trình bằng đất – Quy trình thi công bằng biện pháp đầm nén nhẹ." , "QPTL D4-84 thi công đập đất đầm nén"

BBT. Sau khi nhận được các tiêu chuẩn, qui phạm,.. chúng tôi đều đăng tải ngay trên www.vncold.vn  để các bạn có thể download. Mong bạn chú ý theo dõi.

 

Duy Hiep

(Góp ý cho bài viết “Tạo miễn phí và cách sử dụng hộp thư @vncold.vn”)

@vncold.vn rất tiện dụng và chuyên nghiệp. Tôi rất tự hào nếu được dùng hòm thư mang thương hiệu “made in Vietnam”. Thank you!

BBT. Rất mừng thấy hộp thư @vncold.vn đã giúp ích bạn! Tuy nhiên, “thank you!” thì lại không phải “made in Vietnam” rồi!

 

Pham Huu Lieu

(Góp ý cho bài viết “Phần mềm tính toán thiết kế kết cấu nhà cao tầng ‘HN-Building’ ”)

Muốn lấy phần mềm này thì làm như thế nào?

BBT. Mời bạn xem bài  /Web/Ykien.aspx?distid=469   và liên hệ với tác giả hoặc các cơ quan đang quản lý và sử dụng phần mềm đó.

 

Nguyen Tung

(Giới thiệu bài trên website khác)

Xin kính chào BBT! Gần đây tôi có đọc được trên mạng một bài báo hay, măc dù nó không thuộc về lĩnh vực tài nguyên nước, nhưng tôi thấy rất có ích cho các độc giả của www.vncold.vn  , nhất là các độc giả trẻ. Xin giới thiệu cùng các bạn.

http://www.tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/7089/index.aspx

Xin cảm ơn!

BBT. Xin chuyển đến bạn đọc www.vncold.vn .

 

Trần Đức Hùng

(Về đập đá nện phủ bản mặt bê tông)

Tôi đã làm việc trong ngành thủy điện hơn 20 năm nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy có loại “đập đá nện phủ bản mặt bê tông “. Theo tôi được biết Rockfill Dam là loại mà thân đập được lấp đầy bằng đá (Rockfill), các kỹ sư Việt Nam gọi là đá đổ. Bản thân khối đá đổ không chống thấm mà phải có lớp chống thấm phía mặt thượng lưu hoặc trong lõi, vì vậy phân ra các loại đập đá đổ khác nhau, như đập ở hồ Hòa Bình là đập đá đổ lõi sét. Concrete Face Rockfill Dam là loại đập đá đổ được chống thấm bằng tấm bê tông phía mặt thượng lưu như đập tại hồ chứa của nhà máy thủy điện Tuyên Quang. Mong rằng BBT khi dịch cho sát nghĩa, cái tên như trình bày tại trang này nghe nó ‘Tây” quá, rất khó nghe.

BBT. “Concrete Face Rockfill Dam-CFRD” có thể được dịch là “Đập đá phủ mặt bê tông”. Cấu tạo của đập thì như bạn đã nêu cũng như trong rất nhiều bài trên www.vncold.vn (còn có cả bài giới thiệu đập đá lõi nhựa đường: /Web/Content.aspx?distid=1475  mà nhiều nước trên thế giới đã và đang xây dựng). Gọi “Rockfill Dam” là “đập đá đổ” như vẫn quen như vậy thì còn có thể phù hợp khi chống thấm bằng lõi sét. Sét là vật liệu mềm, ít bị phá hoại do lún thân đập. Vì thế, sau khi “đổ” đá, yêu cầu đầm nện đá không cao. Nhưng ở CFRD thì vì bản mặt bê tông rất dễ bị nứt do lún thân đập nên đá phải được đầm nện với yêu cầu cao. Do đó nếu gọi là đập đá “đổ” thì chưa diễn tả hết yêu cầu kỹ thuật. Gọi là đá “nện” có thể phù hợp hơn. CFRD mới được xây dựng ở nước ta mấy năm nay. Tên gọi và thuật ngữ chắc còn cần có những dịp trao đổi.

 

Chú ý. BBT thường xuyên nhận được nhiều e-mail và mong muốn trả lời, trao đổi với bạn đọc. Để thuận tiện cho việc biên tập, đề nghị bạn đọc dùng font chữ unicode có dấu (dùng với các phần mềm ‘Vietkey’ hoặc ‘Unikey’ và có thể tải chúng về từ mục “Phần mềm chuyên dụng” của www.vncold.vn ). Các bạn cũng ghi cho chúng tôi địa chỉ e-mail để liên hệ, nếu thấy cần thiết.