Một số nhận xét và đề nghị qua tổng kết thiết kế, thi công đập bê tông đầm lăn Định Bình. [07/7/09]

06/07/2009 22:31

46

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ

QUA TỔNG KẾT THIẾT KẾ, THI CÔNG ĐẬP BÊ TÔNG ĐẦM LĂN ĐỊNH BÌNH 

 

Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp Bộ:  PGS. TS. Phạm Văn Quốc

Các chủ nhiệm chuyên đề: GS.TS Phạm Ngọc Quý, GS.TS. Nguyễn Văn Mạo, GS.TS. Nguyễn Văn Lệ, PGS.TS. Vũ Thanh Te, PGS.TS. Đỗ Văn Hứa, PGS.TS. Nguyễn Chiến, PGS. TS. Phạm Văn Quốc, PGS. Hoàng Phó Uyên, TS. Đỗ Văn Toán, TS. Lê Văn Hùng, TS. Nguyễn Cảnh Thái, TS. Nguyễn Như Oanh, ThS. Nguyễn Thị Thu Hương.

 

Công tác Tổng kết thiết kế, thi công đập bê tông đầm lăn Định Bình diễn ra trong 2 năm 2007 và 2008.  Tham gia tổng kết gồm nhiều chuyên gia khoa học công nghệ, tư vấn, nhà thầu, các cơ quan quản lý: Công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi I Việt Nam (HEC)-Đơn vị thiết kế, Công ty Cổ phần Xây dựng 47 – Nhà thầu chính thi công công trình Định Bình, Các nhà thầu phụ gồm: Công ty xây dựng 41 thuộc Tổng công ty xây dựng thủy lợi 4, Công ty TNHH An Bình-Bình Định, Các công ty: Công ty xây dựng thuỷ lợi 25, Công ty xây dựng thuỷ lợi 26, Công ty cơ khí thuỷ lợi thuộc Tổng công ty Cơ điện Nông nghiệp và Thuỷ lợi; Viện Khoa học Thuỷ lợi; Viện Khoa học công nghệ xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, Công ty Tư vấn xây dựng điện 1; Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thuỷ lợi 6, và Trường đại học Thuỷ lợi là đơn vị chủ trì. 

Công tác Tổng kết thiết kế, thi công đập bê tông đầm lăn Định Bình có giá trị  rất lớn, ảnh hưởng rộng trong phạm vi cả nước; đã kịp thời để đánh giá các quả tốt đã đạt được, cả những tồn tại, thiếu sót; kịp thời rút kinh nghiệm để phục vụ cho công tác thiết kế, thi công, giám sát và kiểm định chất lượng xây dựng đập bê tông đầm lăn Nước Trong và các đập bê tông đầm lăn của nước ta trong thời gian tới tốt hơn.                    

I- VỀ THIẾT KẾ

1. Khẳng định ưu, nhược điểm của BTĐL để xây dựng đập

a- Ưu điểm

- Ưu điểm nổi bật là giảm được đáng kể số lượng xi măng trong 1 m3 bê tông , do vậy giảm được nhiệt phát sinh trong khối bê tông là nguyên nhân chính gây nứt nẻ bê tông.

- Thi công nhanh, giảm được thời gian xây dựng so với bê tông thường (so sánh trong cùng điều kiện công trình xây dựng và hoàn tất công tác chuẩn bị) .

- Có thể thi công liên tục nếu thiết kế khoảnh đổ và tổ chức thi công hợp lý

- Sử dụng ván khuôn ít hơn so với bê tông thường

- Giảm giá thành công trình so với bê tông thường, có thể từ 15%-20%

b- Nhược điểm

- Do bê tông khô, it xi măng, dễ bị phân ly vật liệu vữa BTĐL khi vận chuyển, đổ, san, ủi, đầm nén, dẫn đến làm chất lượng bê tông không đều, thậm chí suy giảm không đạt cường độ thiết kế.

- Phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nền nhiệt độ nơi đổ bê tông

- Thời gian ninh kết đạt cường độ thiết kế khá lâu thông thường từ 90-120 ngày thậm chí 180 ngày sau đổ bê tông

- Phụ thuộc vào trạm trộn và nguồn cung cấp phụ gia tro bay.

2. Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa công nghệ xây dựng đập bê tông thường và đập BTĐL

Trong thiết kế, thi công đập BTĐL cần phải tỡm hiểu sự giống nhau và khỏc nhau đối với công nghệ thiết kế, thi công đập BTĐL và đập bê tông thường (Độc giả có thể tham khảo trong hồ sơ đề tài Tổng kết thiết kế thi công đập BTĐL Định Bỡnh).

3. Sự bất cập của tiêu chuẩn Việt Nam để thiết kế, thi công đập BTĐL

             - Trong 32 tiêu chuẩn của Việt Nam, thì 31 tiêu chuẩn sử dụng chung để thiết kế đập bê tông trọng lực (cả đập bê tông thường và bê tông đầm lăn).

             - Riêng chỉ có 01 tiêu chuẩn - tiêu chuẩn Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của tro bay theo TCVN 6016-1995; TCVN 6017-1995; TCVN 4030-1985; 14TCN (105-109)-1999 được vận dụng để thiết kế riêng cho bê tông đầm lăn.

4. Các chuyên đề chính cần thực hiện trong thiết kế đập BTĐL

                        a) Lựa chọn Tiêu chuẩn thiết kế và công nghệ thi công để áp dụng

                        b) Tính toán ổn định và ứng suất đập theo Tiêu chuẩn thiết kế lựa chọn

c) Phũng chống thấm và tỏc hại của nú đối với thân và nền đập

                        d) Lập điều kiện kỹ thuật thi công cho đập BTĐL được thiết kế

                        e) Lập quy trình thí nghiệm bê tông đầm lăn

5. Cần sớm xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam cho riêng đập BTĐL

Hiện nay chưa có tiêu chuẩn ban hành chính thức, phải vận dụng tiêu chuẩn thiết kế, qui trình thi công đập BTĐL của một số nước. Mỗi nước, ở mỗi thời kỳ lại có nhiều vấn đề khác nhau, không thống nhất. Khi nghiên cứu, vận dụng vào điều kiện nước ta cũng đã nảy sinh nhiều bất cập.

Cần bổ sung gấp qui chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế, qui trình thi công, thí nghiệm và nghiệm thu, quản lý và vận hành đập BTĐL của Việt Nam. Cần rà soát lại các tiêu chuẩn ngành có liên quan về khảo sát, vật liệu xây dựng, qui trình, phương pháp, thiết bị thí nghiệm vật liệu BTĐL.

6. Lựa chọn sử dụng các tiêu chuẩn BTĐL của nước ngoài

Các đập bê tông đầm lăn đó và đang thiết kế đều phải sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài. Các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước có rất nhiều, theo các trường phái khác nhau, theo thời gian lịch sử có khác nhau... Vỡ thế, cần cú sự lựa chọn.

7. Nghiên cứu áp dụng thành tựu công nghệ BTĐL của nước ngoài

Trên thực tế, chúng ta đã và đang sử dụng tiêu chuẩn của Trung Quốc và của Mỹ là chủ yếu.

Từng công trình cụ thể, các đơn vị tư vấn biên tập hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn thiết kế, điều kiện kỹ thuật thi công đập bê tông đầm lăn riêng, mà thực chất là tập hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật ở trong và ngoài nước để vận dụng vào một công trình đang đầu tư xây dựng. Các tài liệu biên tập như vậy không tránh khỏi tính không thống nhất và còn nhiều khiếm khuyết.

Ban đầu, do chưa có Tiêu chuẩn Việt Nam cho lĩnh vực này nên các cơ quan thẩm tra và tham mưu ra quyết định phê duyệt gặp không ít khó khăn để tác nghiệp theo chức năng của mình.

8. Đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước về xây dựng đập BTĐL

Cần tiếp tục và mở rộng hợp tác, chuyển giao công nghệ thiết kế, chế tạo phụ gia, vật liệu xây dựng và thi công BTĐL giữa các đơn vị KHCN, các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà thầu xây dựng trong nước, với các cơ quan KHCN, chuyên gia Trung Quốc và các nước khác để nhanh chóng đạt được thành tựu cao hơn về công nghệ xây dựng đập BTĐL.

9- Thiết kế mặt cắt đập BTĐL Định Bình phù hợp năng lực và điều kiện xây dựng

Hình thức mặt cắt và chống thấm thân đập của đập BTĐL Định Bình được thiết kế theo hình thức Kim Bao Ngân là phù hợp với năng lực thiết kế của HEC ở thời kỳ mới tiếp cận công nghệ đập BTĐL và cũng phù hợp với điều kiện xây dựng của đập Định Bình. Việc chống thấm cho đập chủ yếu nhờ vào tường bê tông chống thấm truyền thống dày 2m nằm về phía thượng lưu. Do tường chống thấm là bê tông truyền thống nên tiêu chuẩn chống thấm tường có thể sử dụng Tiêu chuẩn thiết kế 14TCN 56-88 - Thiết kế đập bê tông và BTCT của Việt Nam.

10. Thiết kế bê tông biến thái ở bề mặt thượng lưu và BTĐL trên toàn mặt cắt đập

Để thiết kế biện pháp chống thấm thân đập BTĐL Nước Trong, cơ quan tư vấn HEC đã áp dụng giải pháp chống thấm mới của các nước cho đập bê tông đầm lăn, đó là hình thức mặt cắt là bê tông đầm lăn toàn mặt cắt.

Chọn hình thức mặt cắt là bê tông đầm lăn toàn mặt cắt còn có nhiều ý kiến khác nhau giữa các chuyên gia Việt Nam vì chưa có tiêu chuẩn Việt Nam để thiết kế chống thấm thân đập bằng chính bê tông đầm lăn. Tuy nhiên, cuối cùng đã hội tụ được các ý kiến thông qua các hội thảo trong quá trình Thiết kế và đã được Bộ NN&PTNT đồng ý phê duyệt tiêu chuẩn.

 

Download (PDF; 315KB)
(www.vncold.vn)