Phát triển nuôi cá tra ở ĐBSCL và các vấn đề môi trường cần giải quyết.[24/07/09]
23/07/2009 08:27
PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở ĐBSCL
VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẦN GIẢI QUYẾT
Dương Công Chinh, Đồng An Thụy
TT. Nghiên cứu Môi trường & XLN
Viện Khoa học Thủy lợi miền
1. Mở đầu
Nuôi thủy sản thâm canh chứa đựng nhiều tiềm năng không ổn định và đầy rủi ro. Trong khi nuôi cần phải bổ xung một lượng lớn thức ăn và năng lượng trên 1 đơn vị thể tích nước. Việc nuôi thâm canh chính là việc điều chỉnh sản xuất từ một diện tích lớn sang diện tích khá nhỏ, ao nuôi trở lên như là phần cuối của đường ống.
Thực tế đã cho thấy nuôi cá theo hình thức thâm canh đã có tác động rất lớn đến môi trường do thức ăn dưa thừa, chất thải dạng phân và chất bài tiết bị tích góp lại trong nước và nền đáy. Dưới hoạt động của vi sinh vật và các quá trình phân huỷ, chất thải chuyển thành Amoni, Nitorat, Photphat…các chất khoáng đã kích thích sự phát triển của tảo dẫn đến hiện tượng nở hoa trong ao. Thêm vào đó các độc tố phát sinh từ quá trình phân huỷ chất thải trong khi nuôi và sự tàn lụi của tảo làm cho môi trường nuôi nhanh chóng bị suy thóa, các đối tượng nuôi dễ bị Stress và chết do mắc bệnh, thiếu oxi hay tăng độc tính của các chất chuyển hoá.
Giải pháp cho vấn đề trên là biện pháp thay nước như vậy, chất dinh dưỡng, tảo cùng các chất ô nhiễm đã được cho ra khỏi ao và thay thế bởi nguồn nước có chất lượng tốt hơn có tác dụng cải tạo môi trường trong ao nuôi. Nhưng giải pháp thay nước cũng không loại bỏ được hiểm hoạ của chính nó. Với việc thải bỏ chất thải không được quản lý và kiểm soát trong điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển cấp thoát cho khu nuôi không được đảm bảo thì chất thải từ khu nuôi này sẽ theo nguồn nước cấp vào các khu nuôi khác. Trên cơ sở đó để bảo vệ môi trường, hạn chế tác động từ bên ngoài biện pháp duy nhất là chất thải từ các khu nuôi thâm canh đều phải được xử lý. Trong bài tham luận này chúng tôi nêu lên một số vấn đề về hiện trạng phát triển nuôi cá tra ở ĐBSCL, vấn đề ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp để hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường.
2. Hiện trạng nuôi cá tra vùng ĐBSCL và định hướng phát triển
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kỹ thuật không quá khó nghề nuôi cá tra đã phát triển khá mạnh tại vùng ĐBSCL. Năm 2003 diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL là 2.792 ha đến 2007 lên tới 5.429 ha; tốc độ tăng trưởng bình quân là 18,1%/năm. Cần Thơ là địa phương có diện tích nuôi cá tra cao nhất trong vùng (1.569 ha, chiếm 29%); kế đến là An Giang (1.393 ha, chiếm 25,7%); Đồng Tháp (1.272 ha, chiếm 23,4%). Chỉ riêng 3 tỉnh trên đã chiếm khoảng 78% diện tích nuôi cá tra toàn vùng.
Hình 1: Diễn biến diện tích và sản lượng cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-7T/2008 và quy hoạch đến năm 2020 |
Theo quy hoạch phát triển vừa được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn phê duyệt thì tốc độ tăng trưởng diện tích trong vùng trong các năm tới trung bình khoảng 4,2%/năm. Cụ thể đến năm 2010 diện tích nuôi cá tra của vùng đạt 8.600 ha tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp là 2.300 ha, An Giang với 2.100ha. Đến năm 2015 diện tích nuôi cá tra của vùng đạt 11.000ha và đến năm 2020 là 13.000ha.
Như vậy, từ quy hoạch trên cho thấy diện tích nuôi cá tra sẽ tăng dần trong thời gian tới và sản lượng nuôi đến năm 2020 sẽ có thể đạt 1,8 triệu tấn. Với sản lượng như trên áp lực đối với môi trường ngày càng cao đặc biệt trong điều kiện diện tích tăng trong thời gian tới chủ yếu sẽ nằm trong khu vực khó khăn hơn về chất lượng nguồn nước cấp và khả năng tiêu thoát kém.
3.Vấn đề ô nhiễm môi trường trong nuôi cá tra.
Các công nghệ về sản xuất con giống, thức ăn, quy trình nuôi thủy sản thâm canh ngày càng hoàn thiện, quy mô nuôi ngày càng tăng. Hoạt động này sẽ gây ra áp lực tác động tiêu cực đến môi trường. Nuôi thâm canh được coi như một quá trình cuối đường ống bao gồm một lượng lớn các vật liệu được đưa vào sau đó chỉ một lượng nhỏ vật nuôi được thu hoạch phần còn lại được coi như là chất thải thải ra môi trường bên ngoài. Thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao đặc biệt là giàu protein, phốt pho sẽ là nguồn tác động mạnh mẽ đến môi trường.
Theo tính toán chỉ khoảng 20% lượng thức ăn khô được chuyển vào thành trọng lượng cá còn lại là do dư thừa, bài tiết và đặc biệt được thải ra theo con đường tiêu hóa.
Các nghiên cứu của Boyd, 1985, Gross và cộng sự, 1998 cho thấy cá da trơn chỉ hấp thu được 27 -30% Nitrogen, 16 – 30% photpho và khoảng 25% chất hữu cơ đưa vào từ thức ăn. Các nghiên cứu của Yang, 2004 khi thử nghiệm nuôi cá da trơn trong 90 ngày cho thấy cá chỉ hấp thu được khoảng 37% hàm lượng N và 45% hàm lượng P trong thức ăn cho vào ao nuôi như vậy, để đạt được sản lượng trung bình khoảng 150 tấn cá/ha với hệ số chuyển đổi thức ăn FRC là 1,6 cần sử dụng lượng thức ăn tối thiểu là 240 tấn và lượng chất hữu cơ thải ra môi trường là 192 tấn.
Bảng 1: Ước lượng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra
|
Cách tính |
Khối lượng (tấn) |
Sản lượng cá |
|
150 |
Thức ăn sử dụng |
Thức ăn chứa 5%N, 1,2%P, FCR=1,6 |
240 |
Chất thải phát sinh |
Bằng 80% thức ăn khô |
192 |
Chất thải dạng N |
37% N được cá hấp thu |
7,6 |
Chất thải dạng P |
45% P được cá hấp thu |
2,88 |
Chất thải dạng BOD5 |
0,22 kg BOD5/kg thức ăn (Wimberly, 1990) |
52 |
Khả năng phú dưỡng của tảo |
Bằng 2- 3 lần lượng thức ăn sử dụng |
480-7420 |
Như vậy, theo quy hoạch phát triển đến năm 2020 sản lượng cá tra nuôi trồng tại ĐBSCL sẽ là 1.850.000 tấn thì lượng chất thải tương ứng là 2.368.000 tấn chất hữu cơ trong đó có 93.240 tấn N; 19.536 tấn P và 651.200 tấn BOD5. Con số trên là một giá trị khổng lồ đối với các vùng nuôi tập trung, với lượng thải trên nếu không có giải pháp hạn chế sẽ là hiểm họa đối với môi trường nước vùng ĐBSCL nói chung và đặc biệt nghiêm trọng đối với các vùng nuôi cá tra.
Bảng 2: Tổng hợp tính chất nước trong ao nuôi cá Tra tại Tiền Giang.
Thông số |
Điểm quan trắc | ||||
Ao 2 tháng |
Ao 4 tháng |
|