Thông tư số: 22/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng.[26/08/09]

25/08/2009 14:47

26

BỘ XÂY DỰNG

 

Số:  22/2009/TT-BXD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

          Hà Nội, ngày 06 tháng  7 năm 2009

                                                                         

 

 

THÔNG TƯ

Quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng

 

 

 

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

            Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;

            Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,

            Bộ Xây dựng quy định chi tiết về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng như sau:

                                                                                                                                                                       

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này quy định chi tiết về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây viết tắt là Nghị định 12/CP); Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 08/CP); Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng; (sau đây viết tắt là Nghị định 209/CP); Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 49/CP) .

2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam.

Điều 2. Điều kiện năng lực của tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng

1. Các tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc do tổ chức đảm nhận thực hiện.

2. Năng lực của tổ chức khi trực tiếp tham gia hoạt động xây dựng được phân thành hạng 1 và hạng 2 dựa trên cơ sở các tiêu chí sau:

a) Năng lực hành nghề của các cá nhân trong tổ chức;

b) Kinh nghiệm hoạt động xây dựng thể hiện qua năng lực quản lý và kết quả các công việc đã thực hiện của tổ chức;

c) Khả năng tài chính, lực lượng lao động, thiết bị thi công thực có của tổ chức hoặc do tổ chức thuê để thực hiện theo yêu cầu của công việc hoặc gói thầu.

Việc phân hạng tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng là để tổ chức đó tự xác định hạng năng lực phù hợp với yêu cầu của gói thầu hoặc loại công việc khi tham gia thực hiện; là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra sự tuân thủ các quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các chủ thể có liên quan mà không phải là căn cứ để xếp hạng doanh nghiệp hoạt động xây dựng.

3. Chủ đầu tư căn cứ vào quy mô, tính chất gói thầu hoặc loại công việc cụ thể để lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực phù hợp với gói thầu hoặc công việc đó.

 Điều 3. Điều kiện năng lực của cá nhân khi hành nghề hoạt động xây dựng

1. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp. 

2. Cá nhân khi đảm nhận các chức danh quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 12/CP phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Chương IV của Nghị định 12/CP. Riêng cá nhân đảm nhận các chức danh chủ nhiệm thiết kế đồ án quy hoạch, chủ trì thiết kế chuyên ngành đồ án quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 48, 49 của Nghị định 08/CP.

Các chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế đồ án quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng do người đứng đầu tổ chức tư vấn bổ nhiệm căn cứ vào các điều kiện và tiêu chuẩn được quy định tại Nghị định 12/CP, Nghị định 08/CP, năng lực quản lý của cá nhân đó và quy mô, tính chất của công việc.

3. Những cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định, trừ những người làm công tác hành chính và công tác phục vụ.

Chương II

ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC,

CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

 

Điều 4. Các lĩnh vực yêu cầu về điều kiện năng lực

            1. Các lĩnh vực yêu cầu về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 12/CP.

2. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia thực hiện các lĩnh vực: kiểm định chất lượng công trình xây dựng; chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; thi công các công việc, hạng mục công trình hoặc công trình có yêu cầu đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định 12/CP và quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9 của Thông tư này.

            3. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực dưới đây phải đáp ứng điều kiện năng lực theo các quy định sau:

a) Thiết kế đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định tại Nghị định 08/CP.

b)  Lập dự án đầu tư xây dựng công trình; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; thiết kế xây dựng công trình; khảo sát xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng công trình; thi công xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định 12/CP.

            c) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo quy định tại Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng ban hành theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

            d) Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng theo quy định tại Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

Điều 5. Điều kiện năng lực của tổ chức khi thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng

1. Năng lực của tổ chức khi thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng được phân thành 2 hạng như sau:

a) Hạng 1:

- Có ít nhất 10 người là kỹ sư có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc được kiểm định chất lượng xây dựng, trong đó những người chủ trì các bộ môn phải có đủ điều kiện năng lực như chủ trì thiết kế hạng 1 phù hợp với công việc đảm nhận;

- Có phòng thí nghiệm xây dựng chuyên ngành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và có đủ thiết bị phù hợp với từng loại công tác kiểm định chất lượng xây dựng;

- Đã thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

b) Hạng 2:

- Có ít nhất 5 người là kỹ sư có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc được kiểm định chất lượng xây dựng, trong đó những người chủ trì các bộ môn phải có đủ điều kiện năng lực như chủ trì thiết kế hạng 2 phù hợp với công việc đảm nhận;

- Có phòng thí nghiệm xây dựng chuyên ngành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và có đủ thiết bị phù hợp với từng loại công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng;

- Đã thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III hoặc 5 công trình cấp IV cùng loại.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: Đư­ợc thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;

b) Hạng 2: Đư­ợc thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;

c) Đối với tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp IV.

            Điều 6. Điều kiện năng lực của tổ chức khi thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

            1. Năng lực của tổ chức thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đư­­ợc phân thành 2 hạng như sau:

a) Hạng 1:

- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các quy định hiện hành đối với tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng.

- Có ít nhất 10 người là kỹ sư có chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận, có kinh nghiệm ít nhất 5 năm thiết kế, thi công hoặc giám sát công việc phù hợp với nội dung chứng nhận.

- Đã thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.

b) Hạng 2:

 - Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các quy định hiện hành đối với tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng.

- Có ít nhất 5 người là kỹ sư có chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận, có kinh nghiệm ít nhất 3 năm thiết kế, thi công hoặc giám sát công việc phù hợp với nội dung chứng nhận.

- Đã thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III hoặc 5 công trình cấp IV cùng loại.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: Đư­ợc thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;

b) Hạng 2: Đư­ợc thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;

c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng đối với công trình cấp IV cùng loại.

Điều 7.  Công việc, hạng mục công trình hoặc công trình có yêu cầu đặc biệt

  Công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt quy định trong Thông tư này là: công việc, hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng có kỹ thuật phức tạp dễ gây sự cố mất an toàn trong thi công, đòi hỏi việc thi công phải do tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng; an toàn cho người, cho công trình và các công trình lân cận.